Danh Hiệu Giáo Chủ Đại Đạo

DANH HIỆU GIÁO CHỦ ĐẠI ĐẠO

Ngày xưa, khai Đạo Đức Chí Tôn hoặc phân tánh giáng phàm, hoặc phái một vị Tiên hay một vị Phật lập Đạo. Nay Đức Ngài không mượn phàm thể, lại dùng huyền diệu cơ bút lập Đạo và truyền giáo. Ấy vậy nên Đức Giáo Chủ Đại Đạo là Đấng Thiêng Liêng. Ngài là Đấng chủ tể Càn Khôn Thế Giới. Nhưng Đức Ngài không xưng danh " Ngọc Hoàng Thượng Đế " mà lại mượn tên " Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát ". Thánh danh ấy có ý nghĩa là qui nguyên Tam Giáo hiệp nhứt Ngũ Chi thành một Tôn Giáo Đại Đồng, cắt nghĩa như sau :

- Cao Đài chỉ về Nho Giáo, nghĩa là cái Đài cao rất mực (Thái Cực) ngôi của Đấng Chúa Tể Càn Khôn mà Nho Giáo sùng bái dưới danh hiệu " Thượng Đế ".

- Tiên Ông chỉ về một vị Đại Giác Kim Tiên trong Đạo Giáo.

- ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT chỉ về một vị Phật trong Thích Giáo.

" CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT " đủ chỉ rõ sự qui nguyên Tam Giáo thành một Giáo lý.

Vả lại, các vì Giáo Chủ Tam Giáo thời xưa, vốn là người có thân thể tu hành đắc đạo, rồi đem sở đắc của mình mà dạy đời, cho nên người đời tôn lên ngôi Giáo Chủ. Mà hễ có thân thể thì tự nhiên biết một thứ tiếng bổn xứ mà thôi. Như thế, nếu đem tư tưởng mình mà truyền thọ cho người ngoại quốc, thì trong đó có sự trở ngại về ngôn ngữ bất đồng. Có lẽ vì lý do ấy, nên Tam Giáo ngày xưa không phổ truyền rộng lớn chăng ? Còn nay Đức Giáo Chủ Đại Đạo là Đấng vô hình, dùng huyền diệu cơ bút dạy đạo thì dân tộc nào cũng có thể học trực tiếp với Ông Thầy Trời được, nếu họ biết dùng phép " Thông thần lực " ( Médiumnité ). Thế sự bất đồng ngôn ngữ chẳng còn là một vấn đề thắc mắc nữa.

Thánh Ngôn ngày 24-4-1926

" Vốn từ trước, Thầy lập Ngũ Chi Đại Đạo là :
Nhơn Đạo
Thần Đạo
Thánh Đạo
Tiên Đạo
Phật Đạo

Thầy tùy phong hóa của nhơn sanh mà gầy chánh giáo, vì trước, Thế giái chưa thông đồng Nhơn sanh chỉ hành Đạo nơi tư phương mình mà thôi, còn nay thế giới tận thức, nhơn loại hiệp đồng thì Nhơn sanh lại bị nhiều Tôn Giáo mà sanh nghịch lẫn. Vậy Thầy nhất định Qui Nguyên phục nhứt ".

Tóm lại : Đức Chí Tôn Qui nguyên Tam Giáo thành một học lý; còn hiệp nhứt Ngũ Chi là chỉ vào sự thực hành. Khi mới nhập môn thì thể hiện Nhơn Đạo, rồi tiến lên Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo rồi Phật Đạo.

(Trích trong quyển Giáo Lý của Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng)
 

NguyenVanUt

New member
Giáo chủ Thiêng Liêng là Đức Chí Tôn, Ngô Ngọc Hà đã trích dẫn trong quyển giáo lý của ngài Tiếp Pháp là đúng. Còn gốc Đạo chi chi cũng tại Tây Ninh mà thôi.
 
DANH HIỆU GIÁO CHỦ ĐẠI ĐẠO (Tiếp Theo)

Để un đúc đức tin mãnh liệt của chư Môn Đệ, Đức Chí Tôn nhấn mạnh về ngôi vị GIÁO CHỦ ĐẠI ĐẠO của Người qua các Thánh Giáo lịch sử như:

- MUÔN KIẾP CÓ TA NẮM CHỦ QUYỀN

- THẦY KHUYÊN CÁC CON NHỚ HOÀI RẰNG: THẦY CỦA CÁC CON LÀ ÔNG THẦY TRỜI, NÊN BIẾT MỘT ỔNG MÀ THÔI, THÌ ĐỦ NGHE À
 

NguyenVanUt

New member
Ngô Ngọc Hà trích dẫn không có chữ nào sai hết.

Nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng nếu như không có Đức Phạm Hộ Pháp thì sự nghiệp của Đức Chí Tôn không thể đạt thành tại thế gian nầy, đồng ý tạo tác những công trình hiện hữu là do công sức của Hội Thánh và toàn Đạo hiệp thành mà làm nên, nhưng Đức Phạm Hộ Pháp lại là người khai sáng và lập ra Đạo Cao Đài, không có Đức Phạm Hộ Pháp là không có Đạo Cao Đài tại quả địa cầu 68 nầy, mà chúng ta là người hữu duyên được hưởng, vì vậy với danh gọi Giáo Chủ hữu hình của Đạo Cao Đài dành cho Đức Phạm Hộ Pháp cũng không có gì thái quá cả.
Chi chi cũng tại Tây Ninh mà thôi!
 
ĐẶT ĐỨC TIN TUYỆT ĐỐI NƠI ĐỨC GIÁO CHỦ ĐẠI ĐẠO


Qua 2 phần tìm hiểu về ngôi vị GIÁO CHỦ ĐẠI ĐẠO của Đức Chí Tôn, hôm nay, đạo đệ xin kính trình tiếp phần ĐẶT ĐỨC TIN TUYỆT ĐỐI NƠI ĐỨC GIÁO CHỦ ĐẠI ĐẠO và hằng cầu nguyện nơi Người.

1/ Về cuộc sống phàm tục:

Đại Từ Phụ oai linh bảo hộ
Những chông gai quét ngõ ven đường
Đi an khương về an khương
Cõi Thiên cảnh tục cũng dường chung nhau
(Trích Kinh Đi Ra Đường)

2/ Về con đường tu tiến:

Ðại Từ Phụ hồng ân rưới khắp,
Trợ giúp con đặng lập nên công.
(Trích Kinh Thuyết Pháp)

3/ Tổng luận đặt trọn vẹn đức tin nơi Đức Giáo Chủ Đại Đạo:

Dầu tội chướng ở miền Ðịa giái,
Dầu oan gia ở ngoại Càn Khôn,
Dầu mang xác tục hay hồn,
Nhớ cầu Từ Phụ Chí Tôn cứu nàn.
( Trích Kinh Cầu Tổ Phụ Đã Qui Liễu)

Ở vị trí nào, hoàn cảnh nào, chỉ cần tin tưởng vào Đức Chí Tôn nhất định kỳ tích sẽ xuất hiện như lời Đức Chí Tôn đã tuyên hứa:

NẾU CON CHÍ QUYẾT THEO THẦY
DẦU CHO CÁC CHẠY ĐÁ BAY
CÓ CHƯ THẦN THÁNH ĐỘ RÀY TRẺ THƠ

Hiền Hoà kính sưu tập.
 

NguyenVanUt

New member
Hà ơi, em trích dẫn thì đúng rồi. Nhưng Đạo Pháp vốn vô biên em không hiểu đặng cũng khó trách em lắm vì em còn nhỏ nên chưa hiểu tới cũng phải thôi.
Đức Chí Tôn có dạy từ đây Thầy không giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa, nhưng mà người lập Đạo Cao Đài tại thế nầy lại chính là Đức Phạm Hộ Pháp đó em không thấy sao em, Đức Chí Tôn dạy vậy nhưng lại giao cho Đức Phạm Hộ Pháp là người phàm lập Đạo mà em, em tìm hiểu lại xem Thầy có giáng trần bằng xác phàm mà lập Đạo đâu em? Đừng lầm tưởng ai nói cũng nghe vâng vâng dạ dạ theo như thế là không tốt đâu em.
Chơn lý khó mà nói hết được lắm, chi chi cũng tại Tây Ninh nầy mà thôi em gắng nhớ điều nầy Hà nhé!
 
VẠN HẠNH KHI ĐƯỢC LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC CHÍ TÔN​

Trong Phổ Cáo Chúng Sanh có một đoạn như sau:

Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật mỗi khi giáng cơ đều xưng là Đạo hữu với các chư môn đệ Nam phái Nữ phái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, còn chính mình Ngài lại xưng là Thầy của chúng sanh và hằng dạy rằng : Sự khiêm từ nhịn nhục hạ mình là hạnh yêu dấu của Ngài.

Khi chư Thiện nam Tín nữ vừa nghe trong môn đệ gọi Ngọc Hoàng Thượng Đế là Thầy thì ái ngại điều phạm thượng, song đã có Thánh Ngôn chính mình Ngài dạy vậy, xin hãy an lòng.

Có hai Đạo hữu : Tương, Kinh, vẫn trước khi nhập môn thì đã thọ nghĩa thầy trò cùng vị Lão thành pháp danh là Đạo Quang nơi chùa Minh Đường (Hạnh Thông Tây).

Nhằm ngày 21 tháng 8 năm Bính Dần, Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng cơ tại chùa ấy dạy việc, luôn dịp Ngài có để lời rằng :

" Tương, Kinh, hai con phải lạy Đạo Quang trước mặt Thầy, rồi từ đây gọi là Anh mà thôi, còn Thầy duy có một Thầy."


Qua đây đủ làm tài liệu quý giá trên bước đường tu học và hành đạo, người Tín Đồ Cao Đài chỉ biết duy nhất Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế là Thầy của mình như lời Thánh Giáo đã có dạy:

THẦY KHUYÊN CÁC CON NHỚ HOÀI RẰNG: THẦY CỦA CÁC CON LÀ ÔNG THẦY TRỜI, NÊN BIẾT MỘT ỔNG MÀ THÔI, THÌ ĐỦ NGHE À

Tại sao chỉ nên biết một mình và duy nhất Đức Chí Tôn là Thầy của mình?

Thưa:

1/ Là cẩn tuân Thánh Huấn của Đức Chí Tôn

2/ Là làm khuôn khổ ấn định Chơn Truyền của Đạo tồn tại thất ức niên, kể từ đây (năm 1926) CHẲNG AI ĐƯỢC PHÉP NÓI THAY THẦY MÀ TRỊ PHẦN HỒN CỦA NHƠN LOẠI.

 

dong tam

New member
Hay, hay, hay!

Tam Kỳ Phổ độ chỉ có duy nhứt Đức Cao Đài Giáo Chủ là THẦY mà thôi.

:32:
 
QUYỀN HÀNH GIÁO CHỦ CỦA THẦY
ĐƯỢC
HỘI THÁNH ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ NHÂN DANH NHƯ THẾ NÀO ?

Chư Hiền Huynh Tỷ thân mến,

Tiếp tục tìm hiểu về NGÔI GIÁO CHỦ ĐẠI ĐẠO của Thầy là tuyệt đối, Hiền Hòa đệ xin sưu tập tiếp như sau:

- VỀ NGHI THỨC TANG TẾ SỰ:

Cách Thiết-Lễ Mỗi Nghi-Tiết

''Cầu-hồn khi hấp-hối và cầu-hồn khi đã chết rồi''
Dầu nhằm giờ cúng ''Tứ Thời'' hay không cũng phải thiết-lễ cúng Thầy trước. Cúng rồi thì tịnh tâm vái Thầy đặng tụng Kinh Cầu Hồn cho Đạo-hữu trong khi hấp hối hay vừa qui liễu.

Rồi vị chứng đàn đến đứng phía trước đầu bịnh nhơn, nếu có đồng nhi thì sấp hàng hai bên từ phía trên sắp xuống.

Vị chứng đàn đứng giữa tịnh thần nghiêm trang và kêu người bịnh hấp hối, dầu dứt hơi rồi cũng vậy mà nói rằng:

''Tôi vâng lịnh Đức Chí-Tôn đến tụng kinh cho linh hồn Đạo-Hữu nhẹ nhàng siêu thăng tịnh độ, vậy Đạo-Hữu phải tịnh thần mà nghe và phải cầu nguyện nơi Đức Chí-Tôn ban ơn lành cho''.


Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã kính cẩn tuân hành Thánh Lịnh uy nghiêm của Đức Chí Tôn, Hội Thánh đã tin tưởng tuyệt đối vào quyền hành Giáo Chủ Đại Đạo của Thầy qua câu dặn dò Vị Chứng Đàn phát âm rõ ràng, uy nghiêm và trịnh trọng với người sắp qui liễu rằng: TÔI VÂNG LỊNH ĐỨC CHÍ TÔN ...

Tại sao Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lại không dặn dò Vị Chứng Đàn phải nói rõ TÔI VÂNG LỊNH ĐỨC ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT (nếu người hấp hối là nam) TÔI VÂNG LỊNH ĐỨC THẤT NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG (nếu người hấp hối là nữ) để nói với người hấp hối mà lại phải là TÔI VÂNG LỊNH ĐỨC CHÍ TÔN ?

Thưa, vì ngôi vị GIÁO CHỦ ĐẠI ĐẠO chỉ có MỘT, cũng là NGƯỜI DUY NHẤT CÓ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH SỰ THĂNG ĐỌA CHO CHÚNG TA - ĐỨC CHÍ TÔN. Điều này nói cho dễ hiểu hơn theo cách nghĩ của phàm trần vâng lịnh của "sếp" hay "thủ trưởng tối cao" để thi hành phận sự và không cần phải thông qua "các trưởng phòng, ban".

- VỀ NGHI THỨC THIÊN PHONG BAN QUYỀN

Lúc mới Khai Đạo, có lần Đức Chí Tôn dạy ĐỨC THƯỢNG PHẨM CAO QUỲNH CƯ rằng: CƯ, CON LẤY LONG TU PHIẾN ĐỂ ... VÀ NÓI RẰNG: VÂNG LỊNH THẦY EM BAN THIÊN QUYỀN CHO CÁC ANH ... (Tài liệu Thánh Giáo chép tay của Ngài Nguyễn Ngọc Tương do Ngài Nguyễn Ngọc Châu cung cấp)

Tại sao trong trường hợp này, Đức Chí Tôn không dạy Đức Thượng Phẩm nhân danh HỘI THÁNH HIỆP THIÊN ĐÀI ban THIÊN QUYỀN CHO CHƯ CHỨC SẮC mà Đức Thượng Phẩm lại được dạy phải nói rõ: VÂNG LỊNH THẦY EM BAN THIÊN QUYỀN CHO CÁC ANH ?

Vì muốn cho Chư Chức Sắc Đại Thiên Phong trong đàn cơ đều phải hiểu rõ PHẨM VỊ THIÊN PHONG CỦA QUÝ NGÀI LÀ VÔ CÙNG CAO TRỌNG VÀ QUÝ BÁU VÌ THIÊN QUYỀN NÀY LÀ DO ĐỨC GIÁO CHỦ ĐẠI ĐẠO tức Đức Chí Tôn ban cho, chứ không phải là của Chư Phật hay Chư Tiên ban cho.

Hiền Hòa kính
 

NguyenVanUt

New member
Hà ơi em gắng giữ đừng để cho tâm nó chao động nghe em, em còn nhớ không lúc trước khi còn đương quyền điều hành trang mạng em giữ chức xử lý thường vụ phó tổng biên tập nội dung diễn đàn anh cũng có tâm sự nhiều với em về điều nầy rồi mà, sao nay em lại tiếp tục khơi vậy chi em. Nhà em ở gần Tòa Thánh hơn anh đáng lẽ ra em phải tường tận hơn anh về phần ai là Giáo Chủ hữu hình của Đạo Cao Đài mà. Thôi vầy đi, hôm nào rảnh anh hẹn em tại Tòa Thánh anh sẽ dẫn em đến viếng Hộ Pháp Đường rồi anh chỉ cho em những hàng chữ mà nơi ấy có ghi ai là Giáo Chủ Đạo Cao Đài tại thế nầy em nhé, hôm nào rảnh em cứ email hoặc phon cho anh em nhé, thương em nhiều lắm!
 

NguyenVanUt

New member
Hà ơi anh hỏi em thế nầy, thí dụ như một ngày nào đó có một người trí thức (ngoại đạo) hỏi em rằng ai đã khai ra Đạo Cao Đài thì em phải trả lời với họ ra sao vậy em?

Không lẽ em trả lời là Đức Chí Tôn giáng trần khai Đạo? Nếu em trả lời như vậy thì vị trí thức kia không hài lòng đâu em nhé, họ sẽ bảo em chỉ Đức Chí Tôn là ai, ở đâu rồi em phải giải thích thế nào? Còn như em không có giải thích được thì vị trí thức kia sẽ cho em là người vị đoan, mê tín, hoang tưởng... rồi em nghĩ sao?

Theo anh thì em nên trả lời như vầy, ngày xưa các vì giáo chủ của các nền tôn giáo đã khổ hạnh tu hành đến đắc Đạo, rồi lấy cái sở đắc của mình mà lập thành những tôn giáo rồi truyền Đạo đến bây giờ. Còn ngày nay với đà phát triển không ngừng nhơn loại đang xu hướng theo lối vật chất, văn minh khoa học...cho nên các nền tôn giáo ấy đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại nữa, vì cớ mà Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế mới dùng huyền diệu Tiên Gia giáng cơ giáo Đạo rồi lập ra nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi là Đạo Cao Đài. Mà người đứng ra thừa hành lập Đạo tại thế lại là Đức Phạm Hộ Pháp. Nếu như ngày xưa các vì Giáo Chủ lập giáo tự ý của riêng mình, thì ngày nay khai Đạo Cao Đài phải được Đức Chí Tôn truyền dạy qua cơ bút rồi Đức Hộ Pháp mới thực thi nhiệm vụ và đó là điều Thầy dạy trong Thánh Giáo là từ đây Thầy không giao Chánh giáo cho tay phàm nữa...

Anh đồng ý là theo cách lý giải của anh cũng không trọn vẹn, nhưng đối với một tín đồ như anh em mình thì cũng đầy đủ ý nghĩa lắm rồi phải không? Em rắng cố gắng nghe Hà!
 

nguoihocDao

New member
Lời thưa cùng huynh nguyenvanut, NguoiHocDao thì dốt nên việc tu học cũng hạn chế do đó việc tìm Thánh Ngôn xưa cũng chưa nhiều, thưa trước vậy để huynh hoan hỷ.

Như huynh đã viết
NguyenVanUt nói:
thí dụ như một ngày nào đó có một người trí thức (ngoại đạo) hỏi em rằng ai đã khai ra Đạo Cao Đài thì em phải trả lời với họ ra sao vậy em?
...
vì cớ mà Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế mới dùng huyền diệu Tiên Gia giáng cơ giáo Đạo rồi lập ra nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi là Đạo Cao Đài. Mà người đứng ra thừa hành lập Đạo tại thế lại là Đức Phạm Hộ Pháp.
Như huynh nói thì theo ý huynh là người thừa hành lập đạo tại thế là Đức Hộ Pháp, và như huynh cũng đã biết các vị tiền khai đại đạo đã vâng lênh Đức Chí Tôn lập tờ Khai Đạo và gởi đến chính quyền vào tháng 8 năm Bính Dần để rồi sau đó đạo Cao Đài được công khai rộng rãi vào rằm tháng 10 Bính Dần.

Vậy huynh có thể gởi những đoạn Thánh Ngôn mà Đức Chí Tôn dạy về việc người thừa hành lập đạo tại thế là Đức Hộ Pháp. Muội đã ghi rõ ý ở trên nên mong huynh nên chọn Thánh Ngôn thánh giáo có ngày giáng đàn phù hợp với thời điểm lập đạo Cao Đài (huynh cung cấp ngày tháng giáng đàn và nguồn tài liệu mà huynh trích dẫn)

Cảm ơn huynh.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

NguyenVanUt

New member
Xin chào bạn nguoihocDao!

Mình rất vui khi đã được sự quan tâm từ bạn, mình sẽ trả lời cho bạn bất cứ câu hỏi gì mà bạn thắc mắc, nhưng cũng xin được nhắc lại với bạn giống như mình đã nói với bạn trung ngôn vậy, là người học đạo thành thật là trên hết, trước tiên mình muốn được biết bạn tên gì ở đâu là tín đồ thuộc Hội thánh nào? Mình sẽ trả lời câu hỏi của bạn sớm nhất sau khi nhận được câu trả lời chân thành từ bạn!
Chúc bạn một ngày mới vui vẻ!
 

NguyenVanUt

New member
Trong khi chờ đợi câu trả lời từ nguoihocDao anh tâm sự với em tý nghe Hà.

Khi em còn học trong ghế nhà trường em gọi giáo viên dạy học cho em bằng gì vậy Hà? Bây giờ em đã nghĩ học nhưng nếu gặp những vị giáo viên ấy em phải xưng hô thế nào vậy Hà? Chắc là em không gọi bằng anh hoặc bằng chị em há?

Đức Chí Tôn là Thầy của toàn thể môn đệ của Ngài trong thời Tam kỳ Phổ Độ, nhưng cũng lại là Cha cả của toàn thể chúng sanh, vì vậy là tín đồ của Đạo Cao Đài mình thường hay gọi Thầy là Đức Đại Từ Phụ thì em cũng biết rồi đúng không? Ý anh muốn nhấn mạnh chỗ nầy, không lẽ em gọi Đức Chí Tôn bằng Đức Đại Từ Phụ thì em không gọi người sanh ra em tại thế nầy là Cha? Bởi vì Đức Đại Từ Phụ cũng là Cha Thiêng Liêng cả Cha mẹ em tại thế nầy mà.

Đức Hộ Pháp (em có hiểu từ Hộ Pháp có nghĩa là gì không em) đã lãnh lịnh Đức Chí Tôn khai sáng ra nền Đại Đạo tam Kỳ Phổ Độ nhưng đối với bản thân em Đức Hộ Pháp vẫn chưa đủ tư cách làm Thầy của em sao Hà?

Anh khuyên em nên tìm hiểu rộng rãi hơn nữa mới thấy được. Cổ nhân có dạy :"Đạo Pháp Vô Biên" với trí phàm của mình thì khó mà tỏ đặng lắm, em đừng nên nói Đạo theo một nghĩa hẹp hòi từ trong suy nghĩ của em nghe Hà, cố gắng nghe em!
 

NguyenVanUt

New member
Hà ơi, anh nghĩ chắc em đã bị áp lực từ phía gia đình cũng như trong quan hệ giao tiếp của em quá giới hạn, cho nên mới lầm tưởng là một việc khó tránh khỏi với em cũng dễ hiểu thôi, anh rất thông cảm cho em với tình cảnh hiện giờ của em. Nhân đây anh cũng xin đăng lên bài thi do Đức lý Đại Tiên Kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để mình cùng nhau tìm hiểu, hi vọng phần nào giúp em sáng tỏ thêm đôi chút nhé.

Bài thơ khoán thủ: "Hộ Pháp chưởng quản nhị hữu hình đài" của Đức Lý Giáo Tông tặng Đức Hộ Pháp:

Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ,
Pháp luân thường chuyển máy Thiên thơ.
Chưởng quyền Cực Lạc phân ngôi vị,
Quản suất Càn Khôn định cõi bờ.
Nhị kiếp Tây Âu cầm máy tạo,
Hữu duyên Đông Á nắm Thiên thơ.
Hình hài Thánh thể chừ nên tướng,
Đài trọng hồng ân gắng cậy nhờ.

Em hãy xem lại cho thật kỹ đặng tìm hiểu nghe Hà, không phải đến thời Tam Kỳ Đức Phạm Hộ Pháp mới đến đây đâu nghe em (Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ), em có biết chưởng quyền cực lạc là vị Phật nào không em? Em có biết Tây Âu ai đã cầm máy tạo không em? và Thiên Thơ ở Đông Á đến Kỳ Ba nữa?

Nếu như em hiểu được thì anh mong rằng từ đây trong lòng em sẽ được thanh thản hơn, có hai câu thi mà anh khuyên em hãy nhớ để răn mình :
"Bao nhiêu công quả trôi dòng nước
Hồng thệ ngày xưa giữ chẳng tròn"
Gắng nhớ nghe Hà!
 
LỜI THỈNH GIÁO.​


18-04-2013 06:24 PM#7
NGÔ HIỀN HÒAThành Viên Mới​
VẠN HẠNH KHI ĐƯỢC LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC CHÍ TÔN

.......
THẦY KHUYÊN CÁC CON NHỚ HOÀI RẰNG: THẦY CỦA CÁC CON LÀ ÔNG THẦY TRỜI, NÊN BIẾT MỘT ỔNG MÀ THÔI, THÌ ĐỦ NGHE À

Tại sao chỉ nên biết một mình và duy nhất Đức Chí Tôn là Thầy của mình?
&&&​

Ngày 18-04-2013 08:02 PM#8
dong tamThành Viên Ưu Tú​

Hay, hay, hay!
Tam Kỳ Phổ độ chỉ có duy nhứt Đức Cao Đài Giáo Chủ là THẦY mà thôi.
&&&​

Kính thưa quí thành viên trang web.

Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo có bài: KINH TỤNG CHO THẦY KHI QUI VỊ.
Trong đó có nhiều câu nhắc đến chữ THẦY như:

Nghĩa Thầy trò nghĩ lại khó quên.
Vái cùng sư phụ linh thiêng (câu 02-03).

Ơn Thầy huấn giáo cũng gần như nhau (câu 8).

Công Thầy tô điểm từ ngày ấu xuân (câu 12).

Như vậy người tín đồ ĐĐTKPĐ phải hiểu CHỮ THẦY như thế nào cho phù hợp?

Nay kính.


 
Sửa lần cuối:
Kính thưa Huynh Trần Văn Chí,

Tuy đã lâu lắm rồi đệ mới tham gia lại Diễn Đàn, nhưng đọc lướt nhanh qua các bài viết của Huynh, đệ rất "mến" Huynh, qua câu: Hiền thấy đúng thì cứ giử vậy mà xài.
Đó là quyền tự do Thầy ban cho hiền Văn Chí rất tôn trọng.


Quả thật đệ rất tán thành đường lối thảo luận, nhưng không ép Đồng Đạo của mình phải theo ý của mình và càng không "chụp mũ đội những loại nón" có tầm vóc vĩ mô như PHẢN ĐẠO, PHẢN LOẠN CHƠN TRUYỀN, BÀNG MÔN TẢ ĐẠO,... lên đầu Đồng Đạo của mình!

Dài dòng đôi hàng, đệ xin được mạn phép trả lời câu hỏi của Huynh dựa trên sự hiểu biết của đệ và quan điểm của cá nhân đệ như sau:

Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh [trích trong danh xưng của Hội Thánh do Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức ấn ký trên THÔNG ĐIỆP của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh về Hòa Bình Việt Nam gởi cho: Các Chánh phủ liên hệ trong cuộc chiến tại Việt Nam, Ông Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc , Ông Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Ông Chủ Tịch Ủy Ban Kiểm Soát Quốc Tế Đình chiến tại VN, Chánh Phủ các quốc gia trong Liên Hiệp Quốc.,Các nhà Lãnh đạo Tôn giáo vào ngày 04-12-Giáp Dần.(dl 15-1-1975)]. Có bài KINH TỤNG CHO THẦY KHI QUI VỊ.

-Dưới góc độ khách quan về quan hệ giữa cá nhân và xã hội: Thì ai trong anh chị em chúng ta cũng ít nhất cũng có được một người Thầy, ví dụ như:

1/ Thầy dạy văn hóa
2/ Thầy dạy nghề
...

Ngày xưa chỉ học duy nhất với một Cụ Đồ thôi và chỉ biết có một Cụ Đồ là Thầy, còn ngày nay thời buổi hiện đại hơn, một học sinh lớp 1 thôi cũng đã có đến 3-4 Thầy, Thầy dạy mỹ thuật, Thầy dạy hát, Thầy dạy thể dục, ... Vậy nếu đúng vào tựa bài KINH TỤNG CHO THẦY KHI QUI VỊ thì có lẽ những người sinh năm 1990 như đệ sẽ không thể nào kể tên hết những người Thầy mà mình đã từng học!

Còn nếu khoanh vùng "CÔNG THẦY TÔ ĐIỂM TỪ NGÀY ẤU XUÂN" thì có vẻ hơi khó cho thế hệ 1990 của chúng đệ muội quá, vì không có Thầy lớp 1 thì không thể lên được lớp 2 và cứ thế ... nên không biết phải xử lý ra sao!?

Tóm lại ý của đệ trong phần quan hệ giữa cá nhân và xã hội về mối quan hệ THẦY-TRÒ là vô cùng cần thiết và càng cần thiết hơn khi Thầy mất phải có bài KINH TỤNG CHO THẦY KHI QUI VỊ. (Nhưng thưa thật đệ cũng chẳng biết có đủ sức tụng và đi đám các Thầy của mình không nữa, vì có khi biết được tin Thầy dạy cũ của đệ năm đệ học lớp 10 mất thì ... chỉ còn 5 ngày nữa là đến ngày Đại Tường của Thầy rồi)

NHƯNG KHI ĐỌC BÀI KINH TỤNG CHO THẦY KHI QUI VỊ THÌ NGƯỜI HỌC TRÒ CHỈ MANG DANH PHẬN CÁ NHÂN, TỨC LÀ NGÔ NGỌC HÀ QUỲ TẾ CHO THẦY CHỦ NHIỆM CỦA MÌNH NĂM HỌC LỚP 10, LỚP 11, LỚP 12, .. LÀ ÔNG NGUYỄN VĂN A,... CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠO HỮU NGÔ NGỌC HÀ QUỲ TẾ THẦY CỦA MÌNH LÀ ĐẠO HỮU NGUYỄN VĂN A !

- Dưới góc độ khách quan về Thánh Huấn của ĐỨC CHÍ TÔN:

Như Huynh Trần Văn Chí đã nói rõ:Trong ĐĐTKPĐ từ Đạo Hữu đến Giáo Tông đều là tín đồ!

Đệ xin được phép định nghĩa lại cho rõ nghĩa hơn : TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TỪ ĐẠO HỮU ĐẾN GIÁO TÔNG ĐỀU LÀ MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC CHÍ TÔN !

Sẽ không bao giờ có việc EM PHẢI KÊU ANH BẰNG THẦY! Càng không có việc ĐẠO HỮU NGÔ NGỌC HÀ PHẢI GỌI ĐỨC GIÁO TÔNG LÀ THẦY !

Vì ngôi vị THẦY trong cửa Đạo theo Thánh Huấn của Đức Chí Tôn thì chỉ có 1: MỘT ÔNG THẦY TRỜI.

Trên đây là lời tỏ bày, cũng như quan điểm của đệ, kính mong được quý Huynh Tỷ cao minh vui lòng chỉ dạy thêm cho.

Nay kính

Hiền Hòa
 

TRẢ LỜI HIỀN NGÔ HIỀN HÒA.​

Hôm qua 10:13 PM#17
NGÔ HIỀN HÒAThành Viên Mới​

Kính hiền Ngô Hiền Hòa.
Văn Chí mến phục hiền ở tinh thần trách nhiệm với bài viết. Khi mình đã viết mà có ý kiến liên quan mình làm rõ là điều rất quí mong hiền giử vậy làm hành trang nhé.
Qua bài viết thì hiền đã nhìn nhận rằng trong cuộc sống có nhiều trường hợp PHẢI GỌI LÀ THẦY.
Cùng một chữ Thầy nhưng ý nghĩa rất khác nhau. Nói rõ ra thì Thầy phàm trần khác với Thầy thiêng liêng.
Thầy phàm trần hẳn nhiên là rất nhiều. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư- Một chữ cũng Thầy nửa chữ cũng Thầy)
Ngay cả Thầy thiêng liêng cũng rất nhiều. Dân gian nói: Con Phật Phật rước, con Tiên Tiên rước.
Người tịnh luyện đều có chơn sư (vô hình) trong bóng tối hộ trì, khai khiếu.... chơn sư không là Thầy thì thế nào mới là Thầy.

Còn chữ THẦY mà môn đệ Chí Tôn hay dùng đó là ông Thầy cao nhất. Chữ DUY BIẾT CÓ MỘT THẦY phải được hiểu rằng DUY CÓ ÔNG THẦY TRỜI LÀ CAO NHẤT (không ai cao bằng hay là cao hơn) là duy nhất có một Đấng đó là tự hữu và hằng hữu.

Còn như hiểu rằng trong xã hội hay trong đường đạo KHÔNG CÓ AI LÀ THẦY NỮA HẾT thì cũng là quyền tự do của họ. Ta phải tôn trọng. Có bao giờ họ tự vấn về chữ Thầy trong kinh dạy không?

Đức Thích Ca dạy lời ta nói như chiếc bè qua sông, qua sông rồi để lại đó chớ có vác trên vai mà đi. Nhưng nếu có người không nghe cứ vác bè trên vai mà đi thì ai cản được nào?

Đức Chí Tôn dạy chữ THẦY như vậy. Còn hiểu đúng hay không là chuyện của trò.
Đức Chí Tôn dạy: …Thầy khuyên các con nhớ hoài rằng: Thầy của các con là ông Thầy Trời; nên biết một ổng mà thôi, thì đủ, nghe à!..
(TNHT Q1 trang 49, bản in 1973).​

Kinh có bài: KINH TỤNG CHO THẦY KHI QUI VỊ-

Người học phải kết hợp với thực tế cuộc sống đời và đạo MỚI HIỂU ĐÚNG.

Dùng lời Thầy để bài bác nhau là sai. Dùng lời Thầy để bổ túc nhau làm sáng tỏ vấn đề mới đáng.
Hiểu không đúng lời Thầy rồi bài bác ý kiến người khác là sai với chánh giáo.
&&&​

Hiền viết:
Như Huynh Trần Văn Chí đã nói rõ:Trong ĐĐTKPĐ từ Đạo Hữu đến Giáo Tông đều là tín đồ!

Đệ xin được phép định nghĩa lại cho rõ nghĩa hơn : TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TỪ ĐẠO HỮU ĐẾN GIÁO TÔNG ĐỀU LÀ MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC CHÍ TÔN !
&&&​

Hiền xem lại Tân Luật Phần Đạo Pháp điều 12.
Nhập môn rồi gọi là tín đồ. Trong hàng tín đồ có hai bực:
1. Một bực còn ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai kỳ họăc 6 họăc 10 ngày trong tháng, phải giữ Ngũ Giái Cấm và phải tuân theo Thế Luật của Đại Đạo truyền bá. Bực này gọi là người giữ Đạo mà thôi; vào phẩm hạ thừa.

2. Một bực đã giữ trường trai, giái sát và tứ đại điều qui, gọi là vào phẩm thượng thừa.
&&&​

Tín Đồ ĐĐTKPĐ chính là môn đệ Đức Chí Tôn.
Nhưng có khi môn đệ Đức Chí Tôn đâu đã là tín đồ ĐĐTKPĐ.

Thí dụ có người không có Đạo Cao Đài nhưng tin Trời họ có cơ duyên được Thầy dạy về với ĐĐTKPĐ.
Khi Thầy dạy họ thì họ là môn đệ Đức Chí Tôn nhưng chưa nhập môn nên chưa là Tín Đồ ĐĐTKPĐ (chưa vào phẩm Đạo Hữu).

Cụ thể hơn như Lịch Sử Đạo Cao Đài Q1 và Q2 của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý biên soạn Nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 2005 và 2008 có phân: nhánh một, nhánh hai.
Nhánh một là Pháp Môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.
Ngài Ngô Văn Chiêu sáng lập năm 1926 được cấp pháp nhân ngày 26/4-2010.
Nhánh hai là ĐĐTKPĐ.
Các vị ở nhánh một là môn đệ Đức Chí Tôn.
Nhưng các vị đâu có ở trong ĐĐTKPĐ nên đâu phải như hiền viết.

+ Kết lại: Cách hiểu của hiền không sai nhưng hẹp hơn cái KHUNG TRONG TÂN LUẬT.

Văn Chí căn cứ vào Tân Luật mà luận (hiền định nghĩa là quyền của hiền còn Văn Chí không có định nghĩa mà chỉ là trình câu viết như một khái niệm).
Định nghĩa là cố định. Cứ ra ngoài đó là sai.
Còn luận bàn thì đó là điều mình hiểu và trình bày người khác có quyền hiểu khác.
Hiền thấy có chi cần thì thảo luận tiếp.
&&&​

Hiền viết là kính thưa huynh Trần Văn Chí.
Rồi bên dưới hiền lại viết:
Sẽ không bao giờ có việc EM PHẢI KÊU ANH BẰNG THẦY! Càng không có việc ĐẠO HỮU NGÔ NGỌC HÀ PHẢI GỌI ĐỨC GIÁO TÔNG LÀ THẦY !
&&&​

Văn Chí chỉ làm rõ phần liên quan: Sẽ không bao giờ có việc EM PHẢI KÊU ANH BẰNG THẦY!

Kính hiền NHH
Trong tất cả các bài viết của Văn Chí có chổ nào đề nghị hiền NHH kêu Văn Chí bằng Thầy thì hiền trưng ra để Văn Chí nhận lỗi và chỉnh sửa.
Còn như không trưng được đề nghị hiền chỉnh sửa câu trên cho đúng chớ sao lại GÁN MỘT CÂU THẤT ĐỨC và SAI GIÁO LÝ ĐẠO cho Văn Chí.
Rất mong hiền sớm thể hiện trách nhiệm về câu trên.
Kính.
 
Sửa lần cuối:
Văn Chí chỉ làm rõ phần liên quan: Sẽ không bao giờ có việc EM PHẢI KÊU ANH BẰNG THẦY!

Kính hiền NHH
Trong tất cả các bài viết của Văn Chí có chổ nào đề nghị hiền NHH kêu Văn Chí bằng Thầy thì hiền trưng ra để Văn Chí nhận lỗi và chỉnh sửa.
Còn như không trưng được đề nghị hiền chỉnh sửa câu trên cho đúng chớ sao lại GÁN MỘT CÂU THẤT ĐỨC và SAI GIÁO LÝ ĐẠO cho Văn Chí.
Rất mong hiền sớm thể hiện trách nhiệm về câu trên.

Kính Huynh Trần Văn Chí,

Đệ viết như sau:

Như Huynh Trần Văn Chí đã nói rõ:Trong ĐĐTKPĐ từ Đạo Hữu đến Giáo Tông đều là tín đồ!

Đệ xin được phép định nghĩa lại cho rõ nghĩa hơn : TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TỪ ĐẠO HỮU ĐẾN GIÁO TÔNG ĐỀU LÀ MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC CHÍ TÔN !

Sẽ không bao giờ có việc EM PHẢI KÊU ANH BẰNG THẦY! Càng không có việc ĐẠO HỮU NGÔ NGỌC HÀ PHẢI GỌI ĐỨC GIÁO TÔNG LÀ THẦY !

Vì ngôi vị THẦY trong cửa Đạo theo Thánh Huấn của Đức Chí Tôn thì chỉ có 1: MỘT ÔNG THẦY TRỜI.


Ở đây ý đệ không hề dám nói là em (tức đệ Ngô Ngọc Hà) phải gọi anh (Trần Văn Chí) bằng Thầy. Ý đệ ở đây là EM (nhiều người) và ANH (nhiều người), chỉ đại số và mang tính phổ thông chứ không phải nói riêng với Huynh Chí.

Mong Huynh thông cảm và bỏ qua lối dùng từ còn chưa đạt ý của đệ.

Hiền Hòa
 

NguyenVanUt

New member
Theo mình thấy Ngô Ngọc Hà kêu Anh Chí bằng thầy thì cũng tốt chứ chẳng sao cả, vì tuổi của anh Chí có thể lớn hơn hoặc trang lứa với tuổi cha, mẹ của Hà, hơn nữa anh Chí là người trí thức cho nên Hà gọi anh Chí là Thầy cũng giống như là thầy giáo đặng Hà học hỏi thì quá tốt còn gì bằng.
 

Facebook Comment

Top