ĐẠO HIẾU TRONG CAO ĐÀI GIÁO

Nhan Nai

New member
<P align=center><FONT color=#ff0000 size=5><strong>ĐẠO  HIẾU </strong></FONT></P>
<P align=center><strong><FONT color=#ff0000 size=4>TRONG  CAO  ĐÀI  GIÁO</FONT></strong></P>
<P><strong><FONT face="Times New Roman, Times, serif"><FONT size=4>     <U>ĐẠO  HIẾU</U> <FONT face="Times New Roman, Times, serif">:</FONT></FONT></FONT></strong></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>     <strong>Khái niệm</strong> :  Đạo Hiếu là Đạo Đức của con cháu trong quan hệ với Cha mẹ ông bà.  Nó là tình cảm, bổn phận xuất phát trong tư tưởng, suy nghĩ, biểu hiện qua hành động đối với Ông Ba Cha Mẹ kể cả khi quý vị qua đời ... Hiếu là một đức tính của con người, ta thường gọi đức Hiếu, thế nhưng vấn đề đã được nâng cao lên tầm vóc có ính  phổ quát, như là Chân lý  , là lẽ phải đương nhiên ở đời nên mặc nhiên gọi là <strong>Đạo Hiếu</strong>  .</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   <strong>Hiếu là đức tính đặc trưng Đông phương</strong>  : Người Đông phương nhất là những nước chịu ảnh hưỡng của Nho giáo và Phật giáo.. đạo Hiếu là nền tảng căn bản cho đạo lý làm  người. Người xưa có nói : " Bách hạnh dĩ Hiếu vi tiên " ( trăm cái nết lấy Hiếu làm đầu ).</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    Lấy chuyện vua Nghiêu truyền hiền ngôi cho vua Thuấn , cũng rõ Đông phương từ xa xưa xem trọng chữ Hiếu là dường nào ! " Ông Thuấn có cha là Cổ Tẩu, mẹ là Ốc Đăng, người bộ lạc Ngu. Mẹ chết, cha lấy vợ kế. Cha nghe lời vợ kế nhiều lần muốn giết Thuấn. Thuấn hết sức giữ Đạo Hiếu, càng trọn niềm cung kính, chỉ biết than khóc với Trời, không tõ chút gì oán hận, xa gần đồn đải tiếng tăm là người con có Hiếu. Khi cày ruộng ở Lịch Sơn, người ta đều nhường bờ; đánh cá ở đầm Lôi người ta nhường chỗ ở. Làm đồ gốm ở Hà Tân, buôn bán nơi Thọ Khâu, Phụ Hạ, một năm sau những nơi xây thành, hai năm thành thị trấn, ba năm thành đô thị lớn. Khi cày ruộng ở Lịch Sơn: Trời thương có đức Hiếu sai voi đến cày giúp, chim đến làm cỏ giùm Cha và dì ghẻ  ngày càng cảm động chuyển sang yêu thương . Vua Nghiêu nghe tiếng người Hiền, gả hai con  gái cho làm vợ, truyền ngôi Đế cho. Mạnh Tử đã nói : " Thuấn là người đại hiếu  suốt đời yêu mến cha mẹ. " Thời trị vì Nghiêu Thuấn thật sự thái bình để được ca ngợi muôn đời, phải chăng chính vì những con người chí hiếu ấy? "</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   <strong>So sánh với các quan niệm của Tây phương</strong> :  Không chỉ có Đông phương, từ xa xưa các dân tộc Tây phương, như trong luật La Mã cổ ( vào thế kỷ VI trước công nguyên ) cũng đã quy định những mối quan hệ trong luật ấy, vai trò người cha quá lớn đến mức có quyền bán con làm nô lệ. Cho đến thế kỷ 19 ( 1804), bộ luật dân sự Pháp ( Napoleon ) vẫn còn những quy định khẳng định quyền  lực của người cha, người chồng. Trong khi đó hơn năm trăm năm trước Tây lịch, Khổng Tử  đã xây dựng lý thuyết Tam cang, trong đó Phụ tử cang quy định quan hệ cha mẹ con cái rất đầy đủ cả hai chiều: Cha mẹ xứng bậc cha mẹ , con cái đáng phận làm con. Nếu các bậc cha mẹ sai lầm, con cái có bổn phận khuyên can trong sự tôn kính.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     Đến khi Tây phương tư bản hóa , khi cách mạng công nghiệp đưa nền văn minh Tây phương tiến bộ vượt bực cho đến ngày nay thì mối quan hệ gia đình đã đánh mất nhiều giá trị thiêng liêng. Con người trở nên ích kỷ, cha mẹ không muốn chăm sóc con cái, phó mặc cho nhà trường, cách ly chúng từ rất sớm. Cha mẹ về già thì con cái lại bỏ mặc trong các nhà dưỡng lão đường, hoặc những nơi riêng biệt. Cha mẹ và con cái đôi khi chỉ còn là quan hệ sở hữu về tài sản....Một gia đình hai thế hệ đã là hiếm trong xã hội Tây phương thời nay nói gì tới " tam, tứ đại đồng đường ". </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4> Trong hiện trạng ấy, gần đây một số thức giả Tây phương đã muốn có một chuyển biến trong xã hội theo chiều hướng quay trở lại truyền thống gia đình như Đông phương một cách mạnh mẽ, phá vỡ nề nếp đạo đức gia đình.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     <strong>Đạo Hiếu trong Nho giáo</strong> :</FONT> <FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>Đức Khổng Tử xây dựng mẫu người quân tử lấy hai chữ Ttrung Hiếu làm đầu. Ta có thể bắt gặp tư tưỡng này trong khắp văn thơ của các nhà Nho ngày trước:</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>                          " Trai thời Trung Hiếu làm đầu ,</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>                             Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình." </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>                                          Lục Vân Tiên - Nguyễn đình Chiểu</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>     Đức Khổng Tử dạy: Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh, Hiếu để giả dả, kỳ vĩ nhân chi bản dư " ( Người Quân tử làm một việc gì, tất trước phải lo vun bồi cội gốc của việc ấy, gốc có vững thì đạo mới sanh sôi, Hiếu để chính lại gốc của việc làm nhân đó ). Bỡi vì, trước khi yêu người phải yêu cha mẹ anh em mình trước đã !</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     Như đã nói trong phụ tử cang, Đức Khổng Tử dạy : " Vi nhơn phụ tự chỉ ư từ, vi nhơn tử chỉ ư hiếu " ( Làm cha mẹ phải lành, làm con phải hiếu). Cha mẹ phải có trách nhiệm dạy dỗ, nuôi nấng con cái, có quyền nhờ con lúc tuổi già.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>      Với Đức Khổng, Hiếu phải có lòng thành kính, không phải là bổn phận mang tính gượng ép. Một hôm Thầy Tử Du hỏi Đức Khổng về chữ Hiếu, Ngài đáp: " Ngày nay người ta cho chữ hiếu là biết nuôi cha mẹ, nhưng xét kỷ lại giống chó ngựa kia cũng có người nuôi. Nếu nuôi cha mẹ mà không kính thì lấy gì phân biệt sự nuôi cầm thú ". </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     Từ rất sớm, Ðức Khổng Tử  khuyên bổn phận con cái phải biết khuyên can cha mẹ nếu có sự sai lạc với tất cả lòng tôn kính. " Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chi bất tùng, hựu kỉnh bất di, lao nhi bất oán." nghĩa là can gián cha mẹ khi lỗi lầm với lời lẽ ôn nhu lễ phép. Nếu cha mẹ không nghe theo thì vẫn giữ lòng <FONT face="Times New Roman, Times, serif">kính mến. Cha mẹ sai làm việc khó nhọc chẳng khá phiền hà...</FONT></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    Thầy Mẩn Tử Khiên được tặng cho một chữ Hiếu chính vì đức chịu đựng chấp nhận cái khổ cho riêng mình để không bất kính với mẹ kế, rồi cảm hóa được mẹ kế trở thành một từ mẫu, một chuyện ít có trong đời thường. </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     Đức Khổng còn dạy : " Phụ mẫu tại, bất viễn du. Du, tất hữu phương." ( Cha mẹ còn sống , thì con cái không nên đi xa , nếu có đi phải cho biết chỗ ). Nói như thế không có nghĩa là hiểu theo cực đoan, hạn hẹp. Chính Đức Khổng là người xa mẹ đi khắp nơi để truyền bá đạo lý, Thầy Mạnh Tử cũng đi cho đến mẹ mất mới trở về. Rõ ràng là ra đi vì nghĩa lớn phải hy sinh tình cảm cá nhân, khi cần thiết phải làm. Ra đi mà sắp xếp được yên ổn tại nhà là tốt đẹp, không phải lo âu nhiều về chữ Hiếu.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>( còn tiếp )</FONT> </P> 
 

Nhan Nai

New member
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4><strong>ĐẠO HIẾU ( tiếp theo)...</strong></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>  Đức Khổng Tử cho sự thờ phượng cha mẹ, ông bà khi mất là rất hiếu. " Kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân. Sự tử như sự sanh, sự vong như sự tồn, hiếu chi thủy dã."  ( Kính người mà cha mẹ tôn kính,  yêu người mà cha mẹ thân yêu. Thờ cha mẹ khi chết cũng như khi còn sống, khi đã mất cũng như khi còn, ấy là gốc nguồn khởi đầu của Hiếu vậy).</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   Cũng cần nói thêm rằng cuộc cách mạng văn hóa tại Trung Quốc trước đây đã đập phá những giá trị luân lý đạo đức ngay trên đất nước đã sản sinh ra nó, nhất là quan hệ Quân - Sư- Phụ. Người ta đã tạo cho lớp trẻ đem cả cha mẹ thầy cô ra để đấu tố, phê bình... Sai lầm to lớn ấy đến những năm gần đây đã được công khai sửa chửa, những giá trị Nho giáo đã được phục hồi phần nào hoặc được khai sáng trong tinh thần mới.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   Đạo Hiếu trong Phật Giáo:  Đức Phật đã tưỡng nhớ công ơn cha mẹ: Ta trãi qua nhiều kiếp tinh tấn nầy mới thành Phật, toàn là công ơn của cha mẹ ta. Vậy nên người muốn học Đạo không thể không tinh tấn hiếu thảo với cha mẹ " Trong kinh Hiền ngu : " Ta nhớ trong nhiều kiếp quá khứ, từ tâm hiếu thuận cúng dường cha mẹ, do công đức như vậy, nên lên các tầng trời làm vị Thiên đế, xuống trần gian làm vị Thánh vương."</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   Có một hình ảnh cho ta thấy công ơn trời biển của cha mẹ, khi Phật tuyên bố trong Tương Ứng kinh: " Nầy các Tỳ Kheo, sữa mẹ các người đã uống trong khi người lưu chuyển luân  hồi trong một thời gian dài là nhiều chớ không phải là nước trong bốn biển."  </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    Làm tròn nhơn đạo cũng tương ứng kính thờ Phật Đạo. Trong kinh Đại Tập đức Phật có dạy: " Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức thờ Phật."  Kinh tứ thập nhị chương: " Thờ Trời Đất Quỷ Thần, không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là vị Thần minh cao nhất trong các Thần minh.".</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     Ở phạm trù thiện - ác, kinh Nhẫn nhục nêu rõ: Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu; điều ác, ác nhất không gì hơn bất hiếu." còn hậu quả thì xác định trong kinh Tập Bảo Tạng: " Làm con đối với cha mẹ đem lễ mọn cúng dường  thì được phước vô lượng; làm chút điều bất thiện đối với cha mẹ thì cũng tội vô lương.".</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    Ngòai việc phụng dưỡng mẹ cha, để trọn chữ hiếu trong nhà Phật, con cái cũng cần khuyên được cha mẹ làm lành bỏ ác, phụng thờ tam bảo, tin tưỡng giữ giới tu hành tinh tấn. Như thế mới chân thật nghĩa báo ân.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4> <strong>Đạo Hiếu trong Thiên Chúa Giáo :</strong></FONT><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>"Phải thảo kính cha mẹ " là điều răn thứ 4</FONT><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=3> <FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>khắc trên bia đá ban cho Thánh Moise. Từ ý nghĩ đến hành động, thực hiện đủ 4 việc sau : " Tôn kính bề trong bề ngòai, yêu mến thật lòng, vâng lời chịu lụy và giúp đỡ phần xác ".</FONT></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    Chúa Jesus dạy khi tranh luận cùng những người Pha-ri-sien : " Ngươi hãy thảo kính cha mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, sẽ bị xử tử...Ai nói với cha mẹ rằng: Những gì con có để giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng lên cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thảo kính cha mẹ nữa. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ  lời Thiên Chúa." ( Mt 15, 1- 6 ).</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   Còn Thánh Phao - lo trong thư gởi tín hữu  Ê-pha-xô-viết: " Kẻ làm con hãy </FONT> <FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>vâng lời cha mẹ theo tinh thần Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha me. Đó là điều răn thứ nhất, có kèm theo lời hứa người  được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất nầy... Những bậc cha mẹ đừng làm  cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy." </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   Luật Việt Nam xưa: Luật Hồng Đức ( Lê Thánh Tông, thế kỷ XV) quy định  đạo Hiếu đứng đầu, bất hiếu là một trong 10 tội ác. Bất hiếu gồm các hành động:</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>        - Chưởi mắng cha mẹ </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>        - Không tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>        - Thiếu chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>        -  Kết hôn trong thời kỳ để tang cha mẹ </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>        -  </FONT><FONT face="Times New Roman" size=4>Mãi vui chơi không mang đồ tang.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>         - &nbsp ; ;Giấu giếm hoặc khai man ngày mất của cha mẹ.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman"><FONT size=4>     Luật Việt Nam ngày nay: " Con cái có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ." ( Luật Hôn nhân và gia đình <FONT face="Times New Roman, Times, serif"><strong>).</strong></FONT></FONT></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4><strong> </strong><FONT color=#0000ff><FONT size=4><U><strong>ĐẠO HIẾU</strong> </U><strong><U>TRONG CAO  ĐÀI GIÁO:</U> </strong></FONT><strong>    </strong></FONT></FONT></P>
<P>   <FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>Đạo Cao Đài lấy Nhơn Đạo làm bước khởi đầu, nên đạo Hiếu cũng chính là một việc đầu tiên trong chương trình tu sửa thân tâm.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>( còn tiếp )</FONT></P>   
 

Nhan Nai

New member
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=3><strong>ĐẠO HIẾU...</strong>(<strong> tiếp theo )</strong></FONT><strong>  </strong></P>
<P><strong> Trong Đại Thừa Chơn Giáo. Thầy dạy</strong> :</P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>  " Ai đã mang mãnh hình hài thì phải biết đội ơn hai đấng:</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   - Một là TRỜI, vì đấng Thanh cao phú cho người một bổn tánh thiện lương - tức là <U>Phần hồn</U>.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    - Hai là  Cha Mẹ, vì người thọ bẩm tinh Cha huyết Mẹ mà tạo ra cái hình hài xác thị - tức là<U> Phần xác</U></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                     " TRỜI là đấng CHA chung </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                  Kính thờ trọn Đạo tận trung với người</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                          Linh hồn thọ lãnh của TRỜI</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                    Xác hình ta lại nhờ thời Mẹ Cha </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                            Mẹ  Cha  sinh  sản ra  ta </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                    Nên  chi  ta  phải  trọng  mà  hiếu  thân."</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>Trong Kinh Sám Hối, người Cao Đài thường tụng :</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                           Làm con phải trau giồi hiếu đạo,</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                           Trước là lo trả thảo mẹ Cha </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                             Lòng thành thương tưỡng Ông bà</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                             Nước nguồn  cây  cội  ấy  là tu  mi " </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>Còn trong Nam phái, Nữ phái giáo quy : </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                              Phận làm Cha tề gia trọn đạo</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                              Dạy trẻ con thuân thảo vẹn toàn </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                              Phận con mộ tĩnh thần khang "</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>Mộ tỉnh thần khang: tức là chiều hỏi han, sớm vấn an Cha mẹ. <strong>Và :</strong> </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                             Phận làm Mẹ từ hòa mẫu giáo </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                             Dạy nữ nhi thuận thảo vẹn toàn</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                             Công, Dung, Ngôn, Hạnh đoan trang </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                             Kính thờ Cha mẹ chớ toan sai lòng "</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   Khi Đức Ngô Minh Chiêu, đại đệ tử đầu tiên, khi còn sanh tiền dẫn dắt dòng tu Vô Vi  đã lập ra "Thập Thanh điều", điều thứ 10 ghi rõ: "Phải giữ đạo đức hiếu nghĩa, trung tín, liêm sỉ, tiết trinh, từ bi, chơn chánh ".</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   Năm Đ.Đ.32, Đức Ngô giáng cơ tại Trung Hưng Bữu Tòa  dạy: "...con đường đi tới phải có điều kiện là : Trung-Hiếu -Nghĩa"</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    Đức Chí Tôn là đấng tạo thành Càn Khôn vạn loại, sự sống bởi Người. Vạn vật do đó mà còn, do đó mà có, mà nên. Vì vậy, Người là CHA Yêu Thương của vạn vật, nên ta phải hiếu kỉnh Người để  hướng về lẽ sống hằng còn..</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     Người đã dựng nên Trời đất, nắm cơ mầu nhiệm  nơi tay đủ  quyền năng thống trị  muôn loài, điều hòa vũ trụ  vững an, thì  Người là Chúa Tể Càn Khôn, ta phải trung kính Người để gội ơn Thánh Đức, hướng về lẽ phải là cơ mầu nhiệm .</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>      Người đã sinh ra rồi trị lấy là CHA - CHÚA muôn loài mà còn sử linh được vạn vật trở nên Thánh Đức. giữ lẽ công bình mà đãm nhận thêm một vài trọng yếu là Thầy muôn lòai, hằng lấy pháp đạo làm nấc thang dìu dắt con người tiến bước.        Những pháp môn giáo hóa tận độ quần linh, mở lối siêu sinh, ngăn đường lục đạo, nên lấy nghĩa mà thờ Người.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>  " Đem Trung Hiếu Nghĩa mà thờ Người thì cũng chính là thờ nhân lọai, vì Người ở trong vạn vật, thì vạn vật là Người. Ta kính yêu Người phải mến thương vạn vật..".( Thánh Truyền Trung Hưng ),</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    Như thế, theo Cao Đài con người không chỉ hiếu kỉnh với cha mẹ thế gian mà còn Trung Hiếu với vị CHA chung.  Không chỉ lo báo đáp công ơn hữu hình mà còn lo trọn đạo thờ đáng Cha Trời. Gia đình nhỏ bé của con người theo quan điểm Cao Đài phải hòa vào trong đại gia đình Vũ trụ Thượng Đế. </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     Một đoạn khác trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy dạy : </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                     " Tu không biểu mặc đồ đà</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                 Cạo râu, thí phát, bỏ nhà, lìa con !</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                       Ông bà cha mẹ đang còn </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                 Phải lo báo đáp cho tròn hiếu trung.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                        Vợ chồng trọn nghĩa thủy chung</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                 Giữ như sen mọc dưới bùn không dơ </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                         Làm như dốt nát, dại khờ </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                  Đừng cho kẻ thế, rằng ngờ mình TU " </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>      Tu theo Cao Đài là tìm phương xuất thế ngay tại thế, vừa hành tròn Nhơn Đạo vừa tìm con đường Thiên Đạo, xuất thế gian. Và đó cũng là con đường báo hiếu tối ưu nhất.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>       Người tu trong Cao Đài không chỉ nghĩ đến sự cứu thân mình mà còn nghĩ đến Cửu Huyền Thất Tổ : </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                 " Âm dương đôi nẽo như nhau </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>              Cửu Huyền Thất Tổ giữ câu thọ trì </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                  Chốn Tây phương đường đi thong thả </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                  Cõi Diêm cung tha quả vong căn</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                       Tiêu diêu định tánh nắm phan</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>               Dò theo Cực Lạc, đón đàng siêu thăng. "</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                                     ( Văn tế Tổ Phụ quy liểu )</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     Trong kinh Văn tế Cha mẹ quy liểu: Người Cao Đài cầu cho cha mẹ :</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                         " Thong dong cõi thọ nương hồn </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                       Chờ con lập đức giúp hườn ngôi xưa  "</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>       Còn trong Văn Cúng cơm ( Con cúng Cha Mẹ )</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                            " Hiếu thân muôn kiếp bền còn </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                       Vùa hương bát nước giữ tròn chẳng sai </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                               Cầu cho vượt đẳng thiên thai</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                       Thung dung khóai lạc lâu dài khỏe thân "</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     Cái đức hiếu chân thật là làm sao cha mẹ được ơn cứ rổi, tu chứng được đạo quả, trở về ngôi xưa vị cũ, vượt đảnh thiên thai trở lại nguồn đầu...      </FONT> </P>
<P>      <FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>Năm 1926, khi ban hành Tân Luật, phần Thế luật đã minh định tại điều thử 3: <EM>Phải giữ tam cang, ngũ thường là nguồn cội của Nhơn Đạo, nam thì Trung tín, hiếu để lễ nghĩa, liêm sỉ..."</EM></FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4><EM>    </EM>Như vậy, trên con đường tu học, chữ hiếu được nêu cao trong Cao Đài giáo, có hiếu với cha mẹ thế gian mới thực sự nói đến, nghĩ đến, yêu thương công đức của bậc cha mẹ vũ trụ này, mới nói đến công phu hội hiệp cùng các Đấng ấy.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4><strong>     Làm gì để báo hiếu</strong> :</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   Nói báo hiếu thực sự không khó, thực hành báo hiếu mới là vấn đề không dễ dàng, cần có những nhận thức đúng đắn. Là người Cao Đài xin rút ra một số nhận định : </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    - Chỉ có Sám hối tu thân, lập công hành đạo mới thực báo hiếu mẹ cha quá khứ và hiện tại, quá vãn hay hiện tiền. </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     - Chỉ có phụng dưỡng Cha mẹ ngay khi còn tuổi thơ cho đến lúc ta chết đi rồi, với tấm lòng thành kính mới mong khỏi lỗi đạo hiếu.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     - Chỉ có hành động đem lại kết quả thiết thực, ích đời lợi đạo, rạng rỡ gia phong, mới mong làm vui lòng mẹ cha.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>     - Lưu truyền Truyền thống Đạo Đức, dòng giống cho tốt bằng thực hiện giáo dục hôn nhân và gia đình trong nền Đạo, là một phần báo hiếu.</FONT> </P>
<P>      <FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>- Cầu siêu cho ông bà cha mẹ phải cần có một nguyện lực lớn, một hành động cụ thể như tăng trai, bố thí, phóng sinh...Luôn nhớ rằng cầu cho người quá vãng, chính là mong cầu cho cha mẹ ông bà hiện tiền và chính mình có được sự giác ngộ, giải thoát !</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>      <strong>LỜI  KẾT</strong> :</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>   Một khi xã hội từ Tây sang Đông  vẫn còn đây đó những chuyện con giết cha, kiện tụng tranh chấp cùng cha mẹ, hất hũi mẹ cha, ông ba...thì vấn đê Hiếu hạnh đặt ra vẫn mang tính thời sự thiết thực.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                            " Công Cha như núi Thái sơn</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                          Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra "</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>    Đạo lý ấy thấm sâu trong tâm hồn mỗi con người. Dù Âu hay Á, dù khác màu tôn giáo.... tất cả đều gặp nhau trong tình yêu thương cha mẹ, các đấng sinh thành. Xin cống hiến chư Huynh Tỷ hai mẫu gương hiếu trong nhà Đạo Kỳ Ba để  thay phần kết luận: </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>               -  Đức Ngô Minh Chiêu lúc ấu thời đã tự ý thức sửa đổi bản thân, nghe lời Cô Dượng nuôi nấng khi sống xa cha mẹ, đã chăm lo học hành. Khi công thành danh tọai, Ngài lo phụng dưỡng Mẹ già. Khi Mẹ ốm đau, Ngài đã hai lần đi đến các đàn Tiên cầu xin thuốc cho mẹ. Lần xin sau còn thể hiện rõ tấm lòng lo lắng cho mẹ già, cố quyết tìm cho được thuốc, rồi buồn đau đành tuân theo mạng định. Ngài là Ngôi Hai đắc quả tại thế, là tấm gương chói ngời về song tu Nhơn Đạo - Thiên Đạo.  </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>                   - Ngài Hùynh Ngọc Trác, năm 40 tuổi (1938), dù đã trở thành một người xuất gia hành đạo, Ngài vẫn còn tuân khuôn phép của cha mẹ, y như thuở nhỏ.  Khi mẹ gọi, Ngài vòng tay thi lễ nghiêm túc. Mẹ Ngài trách lo đi đâu mà không nhớ ngày giỗ cha, làm sao nói với người khác về đạo lý. Nhưng kỳ thực, vì đạo vụ, lụt lội, biết không về kịp, Ngài đã tõ lòng hiếu thảo bằng cách dâng lễ cầu nguyện tại Thánh Thất Trung Lộc. Khi nghe mẹ nhắc nhỡ phải lo Đạo lớn nhưng không quên nghĩa nhỏ, đó là nền tảng của đạo làm người, Ngài Huỳnh đã khép nép vòng tay xin ghi nhớ lời mẹ dạy. Phải chăng chính từ nền móng đạo đức gia phong ấy đã làm cho Ngài chứng đắc được Đạo quả về sau : </FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>"LIỂU TÂM CHƠN NHƠN CHẾ TAI GIẢI ÁCH BỒ TÁT " </FONT></P>
<P align=center><FONT face="Times New Roman" size=4>_____________</FONT></P>
<P align=center><FONT face="Times New Roman" size=4>Trích dẫn tài liệu PHỔ TẾ</FONT>.</P> 
 

Hao Quang

New member
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Lại 1 tuần nữa lại qua! Thơi gian trôi lẹ kinh
<o:p></o:p>
Hơn tháng nữa đến ngày lễ vu lan Báo Hiếu hôm nay sưu tầm được một bài nói về chữ Hiếu thấy hay hay post lên HTĐM đọc vui cuối tuần
<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<o:p>(Chữ HIẾU các Cụ Đồ Nho xưa hay viết)</o:p>​
<o:p></o:p>
Hiếu là một Đạo lâu đời nhất trong các Đạo! gương hiếu thảo sớm nhất được chép thành truyện là Nhị Thập Tứ Hiếu là gương Vua Thuấn một vị vua huyền thoại thời cổ đại.

Để truyền dạy chữ HIẾU các cụ đồ nho xưa đã “ chiết tự” thành các câu thơ giúp học trò dễ nhớ các mặt chữ
Một bài thơ về chữ Hiếu được các cụ “ chiếc tự” ra như sau:
<o:p></o:p>
Đất thì là Đất bùn ao
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay
Con ai mà đứng ở đây
Đứng thì chẳng đứng vịn ngay vào sào
<o:p>(ảnh dưới) </o:p>

<o:p>(chữ HIẾU ảnh trên)</o:p>
<o:p></o:p>​
Trong hán tự chữ HIẾU gồm chữ LÃO ở trên ( lượt bớt phần đuôi),
<o:p></o:p>

<o:p>( Chữ LÃO ảnh trên) </o:p>​
<o:p></o:p>
chữ TỬ ở dưới!
<o:p></o:p>

(chữ Tử ảnh trên)​
<o:p></o:p>
CHA ở trên, CON ở dưới thể hiện trật tự gia đình trên dưới phân minh!
<o:p></o:p>

<o:p>( ảnh minh họa)</o:p>
<o:p></o:p>​
Cha Thuấn là cổ Tẫu, người hung bạo. Mẹ Thuấn mất sớm, Cha Thuấn tái hôn sinh ra Tượng! do người mẹ kế và đứa em cùng cha khác mẹ dèm pha với Cha Thuấn nên Cổ Tẫu không ưa Thuấn. Thường tìm cách đày đọa Thuấn, đưa Thuấn đi cày ở vùng đầy thú dữ
Biết thế nhưng Thuấn vẫn trọn gìn chữ Hiếu với Cha và người gì ghẻ ác nghiệt, không một lời than oán. Tấm lòng hiếu thảo vào hòa mục của Thuấn động đến Trời, cả đàn voi ra giúp Thuấn cày đất và vô số chim muông đáp xuống nhặt cỏ hộ. Thấy không hại được Thuấn, Cổ Tẫu và người gì ghẻ sai Thuấn đánh cá ở Hồ Lôi Trạch, nơi có nhiều sóng to gió lớn, nhưng khi Thuấn đến thì sóng lặng gió yên.
Sau được vua Đường Nghiêu truyền ngôi, suốt 18 năm trị vì, Đế Thuấn chỉ ngồi gảy đàn hát khúc Nam Phong mà bình trị được Thiên Hạ, nhà nhà đều lạc nghiệp âu ca. ông cũng là tấm gương đầu tiên về sự hiếu với dân vậy.

<o:p> </o:p>​


Hòa thượng Tuyên Hóa từng giảng: Đạo Hiếu có bốn thứ
  • Đại Hiếu nghĩa là: báo đền ơn Cha Mẹ của mình trong nhiều đời về trước, báo đền ơn sư trưởng
  • Tiểu Hiếu nghĩa là: hiếu thảo với Cha Mẹ trong đời này mà thôi, lo lắng chăm sóc làm cho Cha Mẹ vui vẻ, phụng dưỡng an ủi, đó tức là cung kính Cha Mẹ, cúng dường Cha Mẹ.
  • Viễn Hiếu nghĩa là: kính trọng các bậc Thánh Hiền xưa kia, lấy mỗi lời nói, mỗi công hạnh của họ làm gương sáng để mình bắt chước noi theo
  • Cận Hiếu nghĩa là: ngoại trừ hiếu thảo với Cha Mẹ mình thì cũng cần hiếu thảo với Cha Mẹ của người khác.
Rằng “ lo ngô lo , dĩ cập nhân chi lo” nghĩa là tôn trọng những Huynh Trưởng, tiền bối của mình rồi cũng tôn trọng những bậc tiền bối của kẻ khác.
<o:p></o:p>
Lòng hiếu thảo với Cha Mẹ vốn là Đạo đức nền tảng của một con người tử tế. Một người không có lòng hiếu thảo, không biết ơn người sinh thành ra mình, không biết yêu thương, quý trọng những người ruột thịt thì con người ấy không thể có lòng yêu nước cũng như yêu thương đồng loại.
<o:p></o:p>
Chữ Hiếu trong Đạo Cao Đài! Theo quan điểm của người Viết chữ Hiếu trong Đạo Cao Đài được mô tả rất chi tiết và cụ thể trong cuốn kinh Thiên Đạo vào Thế Đạo
<o:p></o:p>
Trong Kinh Sám Hối, ngày 22-4-1925 (30-3 Ất Sửu), Ðức Thái Thượng Lão Quân dạy về chữ Hiếu như sau:
Làm con phải trau giồi hiếu đạo,
Trước là lo trả thảo mẹ cha,
Lòng thành thương tưởng ông bà,
Nước nguồn cây cội mới là tu mi.
<o:p></o:p>
Cũng trong Kinh Sám Hối, để răn những kẻ bất hiếu, ngày 25-8-1925 (06 rạng 07-7 Ất Sửu), Ðức Tề Thiên Đại Thánh dạy:

Con bất hiếu, xay, cưa, đốt, giã,
Mổ bụng ra, phanh rã tim gan,
Chuyển thân trở lại trần gian,
Sanh làm trâu chó, đội mang lông sừng.
<o:p></o:p>
Hay như
Ơn cúc dục cù lao mang nặng,
Lỡ thân côi mưa nắng khôn ngừa,
Âm dương cách bóng sớm trưa,
Thon von phận bạc không vừa hiếu thân.
<o:p></o:p>
Theo cảm nhận của người viết được may mắn đọc những bài Thánh Ngôn nói về việc tu để cứu Cửu Huyền Thất Tổ.
<o:p></o:p>
Có câu chuyện kể rằng: một gia đình nọ có 2 cha mẹ và 6 người con! Khi còn cha mẹ thì 6 người con đi tu dữ lắm! khi cha mẹ mất rồi thì 6 người con không lo tu! ở bên kia thế giới Cha và Mẹ 6 người con này không thể lên ở cảnh giới tu cao hơn chỉ quanh quẩn nơi tam giới hoài hoài! Chỉ mong chờ các con mình lo tu để hai người được thăng lên cảnh giới cao hơn! trông chờ mòn mỏi không được! thế là một hôm Cha Mẹ này nhờ người cầu với Tòa Tam Gíao cho giáng cơ về khuyên bảo lo tu và lập công quả! Để báo hiếu mấy người con này chăm chỉ ngày đêm làm công quả, công phu …..rồi cũng được ước nguyện! hai Cha Mẹ này giáng cơ về mừng rơi nước mắt vì nhờ công tu hành của con cháu mà hai người được vào cung Đâu Suất thăng lên cảnh giới cao hơn. đó là một Đại hiếu
<o:p></o:p>
Tuy nhiên có một vấn đề ngược lại là: con cháu hiện tiền tại thế gian sống trong nhung gấm lụa là cứ tưởng mình giỏi, mình hay, …chứ có biết đâu nhờ phước đức của Cha Mẹ và ông bà để lại nên mình mới giàu có như vậy! đến một lúc nào đó nếu không lo tạo phước đức để báo hiếu cho Cha Mẹ và tạo phước cho bản thân mà chỉ lo hưởng đến lúc nào đó cũng hết và trở lại cảnh bần hàn đến lúc đó bản thân mình cứu không nỗi huống chi cứu nỗi Cha Mẹ ở thế giới bên kia!

( sưu tầm)
<o:p></o:p>
 

mai_hanh

New member
Mình có những suy nghĩ về đạo Hiếu định tập viết "văn" xem sao nhưng đến khi đọc xong các bài viết của NhanNai và Hao Quang thì thấy phần nội dung không còn gì để viết, còn những chuyện "ngoài da" thì cứ vô tư đi
Con người mang gen di truyền của Thượng Đế nên bẩm sinh mến mùi đạo đức, ưa việc thiện, kinh tởm cái ác và sợ tội lỗi.
Trong mười bốn điều Phật dạy có một điều:
Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
Kinh "Tu Chơn Thiệp Quyết" Thầy dạy:
Ỷ mình đủ cánh đủ lông
Quên ơn cha mẹ phủi công ông bà

Tội bất hiếu phui pha đâu có
Chữ vô tư tỏ rõ phải không
Kiếm đao địa ngục song song
Đem vào trước dạy vỡ lòng phanh gan

Trong Kinh Sám Hối có đoạn:
C
on bất hiếu, xay, cưa, đốt, giã,
Mổ bụng ra, phanh rã tim gan,
Chuyển thân trở lại trần gian,
Sanh làm trâu chó, đội mang lông sừng.

Nếu tội lỗi (điều ác) lớn nhất của đời người là bất hiếu thì dĩ nhiên điều thiện lớn nhất của đời người là đạo Hiếu. Thế nên, trong một đoạn nhạc cải lương cư sĩ Thanh Phong đã viết (lời nhạc):
Quả đất tuy nặng nhưng ơn cha mẹ nặng hơn nhiều
Vậy ai ơi! xin đừng làm mẹ khóc;đừng lớn tiếng, nặng lời để cha phải sầu đau
Báo hiếu song đường hạnh đức đẹp biết bao
Hậu thế nêu gương rạng ngời lòng hiếu tử
Hiếu đưa người về hạnh phúc an vui vì điều thiện tột cùng không gì hơn hạnh hiếu
 

dong tam

New member
Chúng ta cần phân biệt rõ: Hiếu theo Thế Đạo và Hiếu theo Thiên Đạo!

Chỉ có những việc Hiếu theo Thiên Đạo mới có thể cứu được CHTT mà thôi!

Td: "Cháu Cầu và các cháu biết thương mẹ, biết vì hiếu đạo, hãy cố gắng bước lên đường đạo để giúp cho mẹ các cháu thoát cảnh đọa lạc luân hồi. Còn hơn là các cháu may áo gấm, dâng miếng ngon cho thể xác.

Ta dặn như vậy, các cháu lưu ý
.” [Đức Ngọc Lịch Nguyệt, Vĩnh Nguyên Tự 15.11 Tân Hợi (01.01.1972)]
 

dong tam

New member
ĐẠO HIẾU trong Tam Kỳ Phổ Độ

NỘI DUNG

I. VỀ MẶT THẾ ĐẠO:
1. Làm vui lòng cha mẹ
2. Chăm sóc, phụng dưỡng
3. Thờ phượng

II. VỀ MẶT THIÊN ĐẠO:
Quan tâm đến sự siêu thoát linh hồn.

1. Khi ông bà cha mẹ còn sống
A. Cần khuyến khích việc phát triển tâm linh
B. Chăm sóc phụng dưỡng cần chú ý: giữ gìn chay lạt

2. Khi ông bà cha mẹ đã mất
A. Tang lễ
- Theo nghi thức Cao Đài: đơn giản, không mê tín
- Cúng Chay
B. Thành kỉnh tham gia cầu siêu tháng bảy

3. Tu học hành Đạo để làm tròn Đạo Hiếu:
A. Ăn chay góp phần giải nghiệp chướng của cha mẹ
B. Xem việc Đạo là trọng
C. Phải chăm lo hành đạo độ dẫn nhân sanh
D. Hướng dẫn con cháu nhập môn
E. Vào đường Thiên Đạo
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
Cao Đài Giáo hướng dẫn nhân sinh giải quyết cùng một lúc hai mặt Thế Đạo và Thiên Đạo. Thông thường Đạo Hiếu được nhơn sanh hiểu là phần thuộc về Nhơn Đạo và Thần Đạo trong hệ thống Ngũ Chi Đại Đạo nhưng qua kinh sách Cao Đài các Đấng Thiêng Liêng giảng dạy tinh thần Hiếu Đạo xuyên suốt trong cả năm bậc tùy theo căn trí trình độ của nhơn sanh. Để thực hành Đạo Hiếu tốt hơn nữa, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những lời dạy liên quan qua Thánh Giáo Cao Đài.

I. VỀ MẶT THẾ ĐẠO:

Khởi đầu ở bậc Nhơn Đạo, Ơn Trên hướng dẫn người tín đồ khi lúc tuổi còn trẻ phải kế thừa và phát huy những khía cạnh truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của Á Đông. Đức Khổng Thánh dạy là con cháu phải biết:

Thờ cha mẹ trời tây lượng bóng,
Tiếng dạy khuyên phải lóng nghe lời;
Sớm khuya thăm viếng chớ lơi,
Hiếu thân chí kỉnh Phật Trời ban ơn.
Khi Đông hạ quạt nồng đắp lạnh,
Lúc ốm đau phải lãnh thuốc thang;
Mẹ cha còn sống song toàn,
Là người hữu phước phải toan phụng thờ (…)
Đừng học tánh mưu khôn thế tục,
Coi mẹ cha như khúc gỗ tròn;
Làm rầu, làm nhọc, khi còn,
Chết rồi chia của nuôi con vợ mình!


[Thánh Đức Chuyển Mê tr68 Ngọc Vân Đàn 06.6 Ất Hợi (1935)]

1. Làm vui lòng ông bà cha mẹ:

Con cháu khi còn trẻ phải biết vâng lời cha mẹ, cố gắng học hành, bên cạnh đó phải biết giúp đỡ những việc thông thường trong nhà.

Anh chị em sống hòa thuận, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau ngay cả sau khi đã trưởng thành.

Thí dụ: chơn linh của một đạo hữu tên Bùi Thị Quyện ở Thanh Liên Đàn-Long An, trong mùa Vu Lan được về đàn đã nhắc nhở 2 con trai và 2 con dâu phải thuận hòa với nhau:

Trước đàn đây, Tệ Nữ xin Thiên Mạng cho phép tôi dời hai con tôi vào trước điện, để đôi lời phân trần cùng hiếu tử tôi.(…)

BÀI
Con hỡi con! trần này có thấy,
Hải, Phú con quì lạy trước ngôi;
Đàn đây mẹ đặng trở hồi,
Về nơi Liên cảnh khúc nôi lòng này.
Mẹ nhắc lại lòng đây thảm thiết,
Lúc sanh tiền chỉ biết đạo thôi;
Chồng con oan nghiệp trì lôi,
Có đâu rỗi rảnh tô bồi đức công.
Khi thoát xác, ân phong Hội Thánh,
Phẩm Nữ Thần chưa lãnh con ôi;
Vì chưng mẹ thiếu công bồi,
Của con đào tạo đây hồi mẹ đau (…)
Lòng thảm thiết lời này đó trẻ,
Làm sao con thấy mẹ được cùng;
Con ôi hai trẻ đồng chung,
Tình thương cốt nhục nấu nung nhau thời.

Vậy con có thương linh hồn của mẹ chăng con? Hải con thương linh hồn của mẹ chăng con? Con có tưởng giờ đây phải mẹ của con không? Sự tu cứu linh hồn của mẹ là phần xa lắm con ôi! Thương mẹ là thương em con đó. Con thương mẹ tức nhiên là thương anh em cốt nhục máu huyết mẹ sanh ra. Vậy Hải con! có động lòng thương mẹ chăng con?

Hai con có tình thương chăng nhỉ?
Cũng đừng cho ma quỷ xen vào;
Con ôi! cốt nhục rún nhau,
Cắt chia giọt máu, mẹ đau mấy lần (…)
Hải nghĩ trước nghĩ sau lời đấy,
Hãy tri tường kín đậy vào trong;
Tình thương Phú để vào lòng,
Tình thương trẻ nghĩ để trong nơi nào?
Minh dâu thảo biết sao lời mẹ,
Gương từ lành mẹ vẽ còn ghi;
Dâu hiền, con thảo thời kỳ,
Thời kỳ đạo đức đồng qui lo hành (…)
Phú con ôi! nghiêng mình phục hướng,
Phận con là con chưởng đức công;
Anh em vun đắp nơi lòng,
Hiếu tâm của trẻ gắng công điểm vào.
Liền ớ trẻ! mẹ trao lời dạy,
Đồng phận dâu cả thảy ôn tồn;
Vui hòa đạo đức bảo tồn,
Bất hòa lãnh tội ngục môn đọa lần.
Hai con thảo lời phân của mẹ,
Hai dâu hiền cạn lẽ để đây;
Con ôi đạo đức đắp xây,
Quên tình cốt nhục, cảnh này lưu vong.
Lãnh trọng tội gia tông đạo đức,
Lãnh trọng phần mẻ sứt tình thương;
Con ôi! Phú, Hải làm gương,
Minh, Liền đạo đức điểm chương đạo nhà
(...)”

[Đạo Lý 82 trang 89, Thanh Liên Đàn 12.07 Nhâm Tý (1972)]
 

dong tam

New member
2. Chăm sóc, phụng dưỡng:

Chúng ta có thể lấy gương hiếu của Ngài Ngô Văn Chiêu lúc sinh tiền để làm bài học:

Là một người hiếu nghĩa vẹn tròn nên khi có lương bổng rồi, Ngài bèn viết thơ mời ông thân bà thân từ ngoài Hà Nội về để trọn bề phụng dưỡng.

Về sau ông thân Ngài ở riêng. Mỗi khi cần dùng tiền bao nhiêu thì Ngài cung phụng đầy đủ và không bao giờ để một lời than vãn. Để tránh sự thiếu hụt trong gia đình, ban đêm, Ngài đi dạy thêm tiếng Pháp cho các người Tàu.

Đối với mẹ, Ngài là người con chí hiếu. Mỗi ngày đi làm việc về, Ngài không bao giờ quên hỏi thăm mẹ ăn cơm chưa hoặc ăn có ngon không? Những lúc bà cụ đau nhiều thì Ngài đi cầu Tiên xin thuốc và tự lo giặt giũ cho mẹ
.”

3. Thờ phượng:

Khi ông bà cha mẹ khuất bóng, chúng ta phải phụng thờ theo truyền thống đạo đức của người Việt đúng như lời của Đức Chí Tôn đã dạy:

Chỉ có xứ Việt Nam còn duy trì được sự tôn sùng tổ phụ theo tục lệ cổ truyền (…)
Ý Thầy muốn nó được giữ nguyên thể như vậy mãi
”.

Đức Khổng Thánh dạy thêm:

Khi mãn khó giữ câu mến đức,
Sự vong như tồn được phụng thờ;
Thánh tâm tỉ lại hồi sơ,
Đi thưa về kỉnh bao giờ không quên.
Cơm kỵ lạp lo đền ngày trẻ,
Dĩa muối dưa nhờ mẹ cùng cha;
Kỉnh trên Thất Tổ ông bà,
Tỏ lòng hiếu tử cúng mà ai ăn?
Nhắc sự tích lòng hằng đau đớn,
Nhờ công sanh nuôi lớn dạy khôn;
Buồn lo tu niệm độ hồn,
Đặng cho cha mẹ Thiên môn đặng vào
.”

Vậy chúng ta cần phải làm những gì để có thể độ hồn ông bà cha mẹ vào đặng Thiên môn?
 

dong tam

New member
II. VỀ MẶT THIÊN ĐẠO:

1. Khi ông bà cha mẹ còn sống:

1.1. Cần khuyến khích việc phát triển tâm linh. Tạo những điều kiện thuận lợi cho đường tu như: ăn chay, nghe và đọc kinh sách.

Muốn làm được những việc trên thì bản thân chúng ta phải có ý thức và thực hành trước tiên việc tu học và hành đạo. Phải có ý thức vượt lên trên những suy nghĩ bình thường của nhân thế: chỉ chăm lo đời sống vật chất. Trái lại, chúng ta là người có học và được hiểu đạo thì phải quan tâm đến cả hai mặt vật chất và tâm linh. Quan trọng hơn cả là sự chăm sóc về tâm linh.
Chính vì vậy, lúc mới Lập Đạo, khi độ dẫn ông Hội Đồng Lai ở Cần Đước - Long An, Đức Chí Tôn đã sớm dặn:

Lai nghe dạy... Con khá độ cha con, phòng ngày sau khỏi hao hớt công quả con...”

Nếu chưa làm được việc độ dẫn tâm linh cho cha mẹ lúc còn sống thì sẽ là nỗi ray rức dầu đã trở về ngôi xưa vị cũ. Thí dụ sau đây là lời than vãn của một tiền bối sau khi đã được về cõi thiêng liêng hằng sống cho chúng ta thấy:

"Thiên Tài lai cơ (...)

Phần tôi hoàn toàn theo Đạo, một hân hạnh tôi được hưởng tròn. Nhưng còn điều khó nghĩ là: Phụ mẫu tam thân còn tại tiền chưa chung một đường lối, thế nên tôi phận làm con nguyện cầu Chí Tôn ân xá, nên tôi nhập non Thần để luyện thành chơn thân, mới có đủ đầy công quả hầu giục huyết quản song thân chung về cội cả. Như thế trách nhiệm tôi mới tròn
."

Đến tuổi già rồi phải mắc nhiều bệnh tật là qui luật tự nhiên của một kiếp nhân sinh. Bổn phận làm con cháu, để có thể làm tròn Đạo Hiếu trợ giúp người thân đi trọn đường tu, khi đó:

1.2. Chăm sóc phụng dưỡng ông bà cha mẹ, cần chú ý những điều:

- Một trường hợp đã thường gặp trong đời sống. Đó là khi đi trị bệnh, một số bác sĩ hay buộc người bệnh phải ăn mặn thì mới điều trị hoặc buộc phải dùng những phương thuốc có nguồn gốc động vật. Thí dụ: thuốc uống được làm từ nhau thai; thuốc làm từ tạng phủ động vật; nước cốt gà, v.v...

Khi ấy, là con cháu chúng ta chủ động trình bày với thầy thuốc những đặc điểm thói quen ăn uống của bệnh nhân đồng thời phải cố gắng giữ vững đức tin của chính mình để kiên quyết giúp cho người thân giữ được công trình khó nhọc trường trai đã mấy mươi năm!

Việc nầy Đức Quán Thế Âm có dạy:

Thường thường trong hàng tu thân hành đạo hay gặp những trở ngại trên bước đường tu thân lập quả như khảo đảo về phần thể xác (...) Đương trai giới hạnh đường lại vương mang bịnh hoạn có thể chẳng thâu dụng được trai giới, đến lương y bác sĩ đặt điều kiện ẩm thực theo khoa học hiện đại trái với luật giới trường trai (...).

Đó là những chướng ngại xảy đến làm ngăn trở bước đường tiến hóa cho đời giữ Đạo
."

- Một khía cạnh của Cận Tử Nghiệp là: cũng do nợ nần oan trái nghiệp chướng nặng nề, một trường hợp kinh nghiệm khác chúng ta cũng nên lưu ý.

Trong khi nhồi nghiệp căn quả báo, người bệnh tâm thần mê muội. Khi đó oan gia kéo đến đòi nợ, bèn xúi giục bệnh nhân đòi hỏi người nhà phải cho ăn những món mặn chi đó với vẻ thèm khát dữ dội! Trong những trường hợp như trên, chúng ta dùng món chay được khéo làm có hình thức tương tợ, một mặt làm thức ăn cho người thân, mặt khác dùng cúng cầu siêu cho các oan gia.

Có khi oan gia trầm trọng hơn nữa, thể hiện nghiệp báo xúi giục người bệnh khăng khăng đòi hỏi con cháu phải sát sanh một con vật để làm thức ăn. Khi đó, chúng ta phải cố gắng khuyên nhủ và thường xuyên cho người bệnh nghe kinh. Mặt khác chúng ta nhờ bổn đạo cầu nguyện theo nghi lễ thông dụng, cũng như mỗi ngày gia quyến cầu nguyện Ơn Trên hộ trì cho người thân được ổn định tâm hồn vượt qua khảo đảo.
 

dong tam

New member
2. Khi ông bà cha mẹ đã mất:

2.1. Tang lễ:

- Làm theo Tân Luật Cao Đài
: đơn giản, không mê tín.

Một khi chúng ta đã ý thức vấn đề tâm linh là điểm đích rốt ráo thì những gì cần thiết cho sự tiến hóa tâm linh phải luôn được xem trọng. Vì thế chúng ta không chạy theo những hình thức rườm rà, hao tốn như người đời thường thể hiện để chứng tỏ sự hiếu thảo nhưng lại không có ích chi mà còn làm phiền hàng xóm như: thức đêm trong đám tang để bài bạc, nhậu nhẹt, ca hát vang rền, v.v… Khi đưa tang thì kèn tây rần rộ những bản nhạc giật gân đối chọi với phường bát âm cổ nhạc bi ai.

Chúng ta cần phải thể hiện bản sắc văn hóa Cao Đài trong tang lễ. Như trong việc cúng tế cho vong linh người quá vãng, con cháu phải làm theo Tân Luật đúng với nghi lễ Cao Đài, không được bắt chước những hình thức mê tín như: đốt giấy tiền vàng bạc, nhà cửa, xe cộ, đồ dùng điện tử, v.v…

Tại sao chúng ta không nghĩ rằng nếu vong linh còn hưởng được những cúng phẩm ấy có nghĩa là vong chưa được siêu thoát! Ai lại mong như thế, hóa ra bất hiếu hay sao?

Còn nếu tổ chức “phá ngục cướp vong” rồi lập đàn cúng bái nhờ U Minh Giáo Chủ siêu độ theo quan niệm của dân gian để thể hiện tấm lòng hiếu thảo thì lại cũng rơi vào mê tín!
Mùa Trung Nguơn Tân Sửu, Đức Địa Tạng Vương dạy:

Giờ nay Ta vâng Ngọc Hư Sắc triệu, Tam Giáo truyền ban, Ta mượn điển quang để bày giải đôi câu đạo đức để kỷ niệm trường sanh trong kỳ Trung Nguơn xá tội. Hỡi nầy chư hiền thiện tín! Có lẽ chư hiền thấy rõ người đời mãi khi đưa xác chết lên đường, lập bàn gọi Địa Tạng rước vong. Cười (…).

Nầy chư thiện tín! Ta chỉ có quyền pháp để siêu rỗi cho những vong hồn biết siêu rỗi, giải thoát cho những vong hồn có các nhân lành đặt trên đường giải thoát. Chớ quyền pháp của Ta không phải để cướp tội một đám giải oan của người đưa Ta lên địa vị rước vong như người lầm tưởng
.”

Vì thế thay vì sa đà vào hình thức rần rộ để cố chứng tỏ cho đời biết sự hiếu thảo của mình với người quá cố, chúng ta những tín hữu Cao Đài một khi đã hiểu Lý của Đạo Hiếu sẽ không làm như thế. Trái lại, những điều cần phải làm nếu muốn cho người thân mau được siêu rỗi thì trong việc tang lễ - cầu siêu, chúng ta phải thực hiện những điều mà Thế Luật điều thứ 16 và 17 trong Tân Luật qui định:

Trong việc tống chung không nên xa xỉ, không nên để lâu ngày, không nên dùng đồ âm công có màu sắc loè lẹt, chỉ dùng toàn đồ trắng, không nên đãi đằng rần rộ mà mất sự nghiêm tịnh và mất dấu ai bi. Trong việc cúng tế vong linh không nên dùng hy sinh, dùng toàn đồ chay thì được phước hơn. Không cấm lễ nhạc song phải dùng lễ nhạc theo Tân Luật. Tang phục thì y như xưa.”

- Cúng Chay:

Vậy trong tang lễ và sau này trong cầu siêu cửu cửu, bên cạnh việc cúng chay chúng ta cố gắng ăn chay trong những ngày này dầu đó không phải là ngày ăn chay đối với những đạo hữu còn ăn chay kỳ. Đức Trần Đạo Quang có dạy:

Anh thấy rõ nam cũng như nữ chẳng được y hành kỷ luật của bề trên, vẫn còn sân si vẫn còn cá tánh, thì làm sao kỳ này cứu được Tổ Tiên Phụ Mẫu đó em?

Chớ anh thấy đoàn em còn tin tưởng ở tà thần thì là em tu mà đem tổ tiên Phụ Mẫu đến chỗ đọa lạc khiên tiền đó. Cấm nhặc!

Sự kỷ niệm cúng tế trong gia đình phải tròn trai giới chẳng đặng sát sanh nhục thể thú cầm, đó có phải chánh đáng chăng? Hay sát sanh cúng tế mới gọi là hiếu thảo?

Thi

Xúm nhau sát mạng kỉnh nhơn tiên,
Mượn tiếng tế vong ẩm thực hiền;
Đặng hiếu thảo là lòng chí thiện,
Không tin phụ mẫu đọa Diêm miền
.


Một thí dụ về việc cần thiết phải cúng chay cho người thân đã qui liễu qua lời dạy cho con của chơn linh một vị chức sắc phẩm Giáo Sư, được Đức Quán Thế Âm độ dẫn về đàn nhân mùa Trung Nguơn cầu siêu tháng bảy năm Nhâm Dần (1962).

Nam Hải Quan Âm Như Lai. Bần nữ đại hỉ chư Thiên mạng, miễn lễ an tọa.

Thi Bài

Trung Ngươn lễ Vu Lan xá tội,
Để chư vong bớt lỗi nhờ con;
Thế gian hành thiện lo tròn,
Cứu chơn linh khỏi héo von ngục hình.
Mỗi Thiên mạng tuy mình tu tập,
Nhưng mẹ cha được cấp phước dư;
Nhờ công con sẽ bù trừ,
Bớt lần tội lỗi từ từ siêu lên.
Mục Kiền Liên chí bền lập đức,
Cứu mẹ người được dứt oan khiên;
Tích xưa nêu để roi truyền,
Thế gian lấy đó mối giềng tu thân.
Muốn kỷ niệm nên Bần Nữ giáng,
Đưa chơn linh đến Vạn Quốc Đàn;
Giáo Sư Ngọc Bút Thanh ban,
Vào cơ nhắc nhở một đàn con thơ.
Lo tu niệm được nhờ âm đức,
Để phụ thân sớm giải tội xưa;
Hầu mau siêu rỗi thượng thừa,
Về nơi cực lạc sớm trưa hưởng nhàn.

Tiếp điển:

Thi
Ngọc ngà châu báu của trần gian,
Bút hạ đôi câu nhắn ít hàng;
Thanh trược đời người ôi liệu lấy,
Giáng cơ khuyên trẻ chốn gia đàng.

Ngọc Bút Thanh, hiền huynh chào chư Thiên mạng, huynh tỷ đệ muội, các em an tọa. Hôm nay, hiền huynh được ân đức Thiêng Liêng cho phép về đàn để nhắc nhủ các con của hiền huynh (…)

Thi
Nguyễn Bỉnh Nghiên con đáng phận con,
Một lòng hiếu thảo đã lo tròn;
Từ Vân tuần cửu thành tâm nguyện,
Cha được về đàn điểm bút son.

Thi Bài
Ngày mồng chín tháng tư vĩnh biệt,
Hai mươi giờ rưỡi kiệt hơi mòn;
Nhâm Dần từ giã các con,
Chơn linh xuất khỏi được tròn phận cha.
Thấy các trẻ nhỏ sa lụy ngọc,
Khuyên từ nay ráng học tu thân;
Bỉnh Nghiên cha dạy tua vâng,
Những ngày giỗ chạp nên cần cúng chay
.
Để cha được phước nay siêu độ,
Nhẹ linh hồn Tiên lộ bước lên;
Đó là lễ kỉnh ân trên,
Dưới đây gởi nhắc các tên trẻ hiền. (…)
Thôi từ giã chuyện trò vừa mãn,
Về non Thần dày dạn lập công;
Tu thêm chờ lúc đắc phong,
Ấy là con trẻ một lòng thương cha
.”
 

dong tam

New member
2.2. Thành kỉnh tham gia cầu siêu tháng bảy:

Là tín hữu Cao Đài, trong mùa Vu Lan chúng ta thể hiện Hiếu Đạo với vong linh Cửu Huyền Thất Tổ cụ thể bằng cách siêng năng tham gia cùng tập thể bạn đạo các thời cúng cầu siêu cho thân nhân của mình và thân nhân của các đạo hữu cũng như cho các âm hồn.

Rằm tháng bảy đến kỳ phóng xá;
Trước điện vàng phục tạ thiêng liêng,
Cháu con lòng phải kiền thiền.
Khẩn cầu may đặng tội liền giảm khinh
(...)”
[Đức Bảo Hòa Thánh Nữ, Vĩnh Nguyên Tự 02.01 Giáp Thìn (14.02.1964)]

Thí dụ sau đây chứng minh điều này:
Châu Thị Phương phục hồi Thánh Vị. (… )

Kỳ đại xá Trung Nguơn thắng hội,
Luật xá ân giải tội âm phù;
Những người trước đã biết tu,
Còn sai đôi nẻo Diêm Phù buộc chơn.
Nhờ hối cải bồng sơn trở lại,
Hoặc nơi trần con cái nguyện cầu;
Tạo lập công quả đức hầu,
Thay vào chuộc tội giải sầu tổ tiên
.”
[Đạo Lý 70 trang 107, Tam Thanh Bửu Điện 15.07 Tân Hợi (04.09.1971)]

Đức Chí Tôn, một lần giáng đàn ở Trung Hưng Bửu Tòa thuộc Hội Thánh Truyền Giáo có giải thích ý nghĩa việc cầu siêu cho đạo hữu là việc phải làm để thể hiện sự thương yêu-hiếu đạo qua việc độ tử.

Thầy đến giờ nầy nói qua những điều các con chưa rõ: việc làm lễ cầu siêu cho Đạo đồ quá khứ là một dịp đại ân xá của Thầy. Nhưng có đứa hỏi tại sao Thầy đã đưa tay tận độ mà còn cầu siêu để làm gì? Thầy luôn luôn ở nơi lòng mỗi con mà điều độ lấy con. Sự thương yêu ở đâu là Thầy ở đó. Các con có sự thương yêu hiện ra là hạt giống lành của Thầy đã ban mà hôm nay đã được nứt nở. Thầy với các con là một.

Thầy đến với các con bằng thương yêu, các con phải là sự thương yêu mới hòa một. Nên chi sự độ tử là Thầy muốn cho toàn Đạo lập công để hạt từ bi chính đạo trưởng dưỡng, tiến lên cõi Đạo mà Thầy là người rước, Hội Thánh là kẻ đưa. Có đưa mới rước là pháp Đạo công bình. Thầy cũng không vượt ngoài luật ấy.

Nên thời kỳ tuy nói là tận độ mà không phải ai ai cũng được độ. Nếu Thầy có quyền tự ý độ tận thì có mở cửa Đạo làm gì? Thầy dùng điển quang chuyển nhập vào mỗi chúng sanh làm cho hạt giống từ bi được tiếp duyên lành mà trưởng dưỡng, đó là độ. Các con cầu siêu cho đạo lữ, cho tiên linh nghĩa là Thầy độ bằng thuyền, các con chèo sào chống tới. Ấy mới là hợp lẽ Thiên Nhơn tương hội. Những điều nào đề ra cũng muốn lợi cho tâm bồ đề để cứu chuộc được cả vạn linh đương trầm luân nơi khổ hải.

Tiên linh của con, con không độ được thì con thất hiếu. Thất hiếu là thất Đạo
."
[Đức Chí Tôn, Thánh Truyền Trung Hưng 2 tr.224, Trung Hưng Bửu Tòa 23.3 Bính Thân (1956)]

Bên cạnh việc hướng dẫn các tín đồ thể hiện Đạo Hiếu trên cả hai mặt độ sanh và độ tử đối với ông bà cha mẹ, giáo lý Cao Đài cũng dạy hãy ý thức thực hành Tam Công gắn bó với sứ mạng độ đời:

Nay nhằm tiết Trung Nguơn đại xá, nơi Diêm đình xá tội vong linh, chốn Thiên cung rước khách nguyên nhân trở về ngôi xưa vị cũ. Luật Tạo Hóa chuyển vần từ cổ chí kim như vậy. Hiện giờ chư hiền đệ muội hữu phước lập công trong buổi Đạo quy nguyên thì hãy ráng thêm lên cho công viên quả mãn hầu trở lại dưới chơn Thầy.

Đường chánh nẻo chơn của chư hiền là nhặt bước chung tâm hành Đạo theo đường lối Thiêng Liêng vạch rõ từ xưa. Nay chỉ còn chờ nơi chư hiền trọn vẹn với bổn phận người tu thì ắt sẽ thành chánh quả.
” [Đức Lý Giáo Tông, Huờn Cung Đàn 14 rạng 15.7 Tân Sửu (24.08.1961)]
 

dong tam

New member
3. Tu học hành Đạo để làm tròn Đạo Hiếu:

3.1. Phải ý thức việc ăn chay của mình có ảnh hưởng đến việc giải trừ nghiệp chướng của cha mẹ:

Khi con cháu còn ăn chay kỳ, cha mẹ nuôi con làm thức ăn mặn cho nên phải gánh nghiệp. Một vị tiền bối tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý sau khi đã được về cõi trên, giác ngộ được điều này nên khi được về đàn đã khuyên các con:

Hai con… Nếu con biết thương cha mẹ và thương thân mình thì hãy cố gắng trường chay để cho thể chất thay đổi lần lần hầu chịu đựng với thiên tai trong mai hậu.

Nhược bằng chưa thể được thì đừng để mẹ con phải mang tội sát sanh vì hai con nghe
.”

3.2. Xem việc Đạo là trọng:

Chúng ta hãy nghe lời khuyên của một đấng Tiền Khai Đại Đạo, Đức Ngọc Lịch Nguyệt, với một người cháu của mình:

Đây Ta dạy cháu Lê Hoàng Cầu và hiền muội Ngô Thị Các. Trong cảnh mẹ góa con côi, gần đường đạo đức, hiền muội hãy cố gắng ngày đêm tu niệm để cứu linh hồn trong buổi trời chiều xế bóng, dầu lao thân tiêu tứ rồi cũng chẳng có chi.

Cháu Cầu và các cháu biết thương mẹ, biết vì hiếu đạo, hãy cố gắng bước lên đường đạo để giúp cho mẹ các cháu thoát cảnh đọa lạc luân hồi. Còn hơn là các cháu may áo gấm, dâng miếng ngon cho thể xác[.

Ta dặn như vậy, các cháu lưu ý
.”

Người tín đồ nếu đã tu học và giác ngộ ở mức độ khá, ý thức được con đường sứ mạng tận độ, đại ân xá kỳ ba của Chí Tôn Thượng Đế với chúng sanh thì sẽ xem việc hành đạo là lẽ sống lý tưởng của đời mình. Khi đó sứ mạng trước nhân sanh có tầm quan trọng hơn nghĩa vụ trong gia đình. Lời dạy sau cũng của Đức Ngọc Lịch Nguyệt, cho chúng ta thấy điều này:

Bạch Tuyết nhục nữ!

Ta mừng thương cho con được noi chí Ta mà hành đạo. Vậy ngày kỷ niệm thoát xác của Ta đúng với ngày phái đoàn khởi hành thăm viếng miền Trung. Con vì lòng hiếu Đạo có thể sắm một nhành bông, một trái cây, một chén bạch thủy vào đầu giờ Mẹo mùng 2 tháng 9 Mậu Thân. Ta sẽ đến chứng cho con tại bàn thờ tiền bối quá vãng, rồi con kịp giờ khởi hành cùng phái đoàn.

Khi biết được Đạo, muốn báo đáp hiếu thân thì con hãy hành cho được cái Đạo và cái chí của Ta năm xưa mới là đáng kể. Chớ phần hình thức trang trọng đối với Ta không thành vấn đề.

Các cháu con đến ngày kỷ niệm Ta hãy tụ họp lại Vĩnh Nguyên với lễ nghi đơn giản và đạm bạc. Cần yếu là soạn lại những lời của Ta đã dạy từ mấy năm qua và hành cho được cái Lý Đạo đó. Có Ta đến chứng lễ cho


Cùng với ý trên, Đức Lê Đại Tiên có dạy cho những ai đã giác ngộ:

Phải hoàn toàn sống cho Đạo, có như vậy mới gọi là trung, là hiếu, là tiết, là nghĩa của bổn phận làm người.”

Vì thế người tín hữu Cao Đài chúng ta cần:
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
Vì thế người tín hữu Cao Đài chúng ta cần:
3.3. Phải hiểu và thực hành: chăm lo hành đạo độ dẫn nhân sanh.

Những đoạn Thánh Giáo sau đây giúp cho chúng ta có cách nhìn đúng trên đường thực hành đạo Hiếu.

- Đức Chơn Thanh Chơn Tiên ở Thánh Tịnh Bồng Lai dạy:

Giờ chuyển bút lưu đây đến tận nhục nhi vài dòng tâm sự. Hiệp con! Nên nhận lấy trách nhiệm mình còn hô hấp cõi trần, nên tiếp tục hầu cởi mở nghiệt oan tại thế, giờ trút chơn hồn được phục hồi thượng cảnh.

Đây là điều nhắn gió gởi mây, mong nhục nhi con được hòa mình trong chương trình phẩm vị.
Giờ đây, ái nhi con cùng hiền tức đồng chung nhau nhứt trí để tạo một căn cơ. Căn cơ nầy lưu tồn hậu thế, để cho đời một nơi cơ sở hầu học tập nuôi dưỡng tinh thần.

Đó là một điều trọng đại mà cũng là một điều chí hiếu. Vì hiếu chí ư thiện.
Lòng con thảo đã phô bày ấy là hiệp với lòng Trời vô vi thượng cảnh
.”

- Một lần giáng đàn trong mùa Vu Lan, Đức Mẹ đã hướng dẫn tín hữu Cao Đài chúng ta, những con cái của Ngài, thể hiện Đạo Hiếu như thế nào để vừa trọn bề Hiếu Đạo với Cửu Huyền vừa thực hiện Đạo Hiếu với Đấng Mẫu Nghi vô hình.

Khi đến mùa thu, lòng các con nôn nao rộn rịp, hội hợp bao lần, mục đích để tạo ra một lễ hiến dâng lên cho Mẹ trong kỳ trung thu bán ngoạt (...) Vì động lòng các con nên Mẹ hạ trần bày giải, để các con suy tư hội ý hầu thực hiện theo ý của Mẹ nơi cõi vô hình. Này các con! một cành hoa đơm đầy ngũ sắc cặm nơi ngân thủy bình, một ngọn hương, đó là lòng trọng đại của các con để cung hiến lên bậc chưởng quyền Càn Khôn Tạo Hóa (...)

Các con thương Mẹ, mến Mẹ vô hình, các con nên nhìn vào đoàn sau của các con từ thành thị đến thôn quê tinh thần rách nát, thân thể tả tơi, cơm chẳng no lòng, nước đà cặn bã, lửa cháy khô khan. Đó là điều mà Mẹ mong cho các con được làm tròn bổn phận. Các con mến Mẹ, các con phải thực hiện điều này để chia sẻ nỗi khổ buồn của các con hẩm hiu bạc phước. Như vậy điều mong ước của Mẹ, các con nên lưu tâm chia sớt nỗi khổ đau (...)

Vậy giờ Mẹ rọi điển cùng các con đôi lời. Các con tri tường, hầu chuẩn bị tinh thần thực hành ý Mẹ (...). Vậy các con đàn tiền, giờ điển truyền điều cầu nguyện của mỗi con.

Mẹ chấm công kỳ đại xá vong linh Cửu Huyền sẽ được phục hồi Tiên môn tịnh luyện. Đó là phúc lành mà các con sẽ gặp. Kỳ đàn đến, các con sẽ tiếp những vong linh được đại xá hồi cơ, đó là đáp lòng các con trần Hiếu Đạo
.”

- Người nhập môn vào đạo đã lâu năm, được học hiểu những lời giáo huấn của Ơn Trên nên giác ngộ, ra sức rèn luyện tu thân và hành đạo, lấy việc bồi công lập đức làm niềm vui. Bởi vì chúng ta ý thức được rằng trong khi chúng ta sốt sắng không mệt mỏi hành Đạo là chúng ta đang thực hành Đạo Hiếu với Cửu Huyền Thất Tổ và đồng thời cũng đang làm vui lòng Thầy Mẹ như lời Đức Chí Tôn đã dạy:

Sơn hà bóng đã mỏi mòn,
Bước chân Đại Đạo sắt son mỗi thời;
Đem thân dâng hiến cho đời,
Cứu người mê muội độ người đau thương.
Là con biết rõ vai tuồng,
Hiếu Thầy, trung Đạo làm gương sau nầy;
Nắng mưa mỗi lúc vần xoay,
Tâm con mỗi lúc đủ đầy đức công
.

Nắng mưa không ngại, đem thân dâng hiến cho đời để cứu độ người đau thương mê muội là chúng ta đang thể hiện lòng hiếu đạo với Thầy cũng như với Cửu Huyền Thất Tổ.
 

dong tam

New member
3.4. Hướng dẫn con cháu nhập môn:

Và quá trình bồi công lập đức thực hiện sứ mạng cũng đừng quên việc hướng dẫn phần tâm linh của con cháu. Chúng ta có nhiều thí dụ lời dạy về việc nầy. Đức An Hòa Thánh Nữ có lần dạy con như sau:

Con nên nhớ câu nầy: Cái đèn sáng nhờ châm dầu thường, lau bóng sạch, chăm sóc mới được sáng hàng ngày hằng bữa, thì đạo tâm cũng vậy. Cần nhứt là nên lo cho tương lai của các con cháu. Phải làm thế nào:

Cây cam phải trổ trái cam,
Đừng trổ bồ hòn cho thế gièm pha.

Khi tuổi trẻ còn non lòng, khờ dại ví như kiểng non, con phải tùy thế tùy phương cách để sửa sang hun đúc lại cho được hoàn hảo. Đó là con làm vui lòng mẹ, cũng như con đây được sự hiếu thảo với tông môn vậy. Con ghi nhớ
." [Đức An Hòa Thánh Nữ, Cơ Quan PTGLĐĐ 15.5 Giáp Dần (1974)]

Trong một lần giáng đàn dạy dỗ gia đình Đức Minh Đức Đạo Nhơn có những lời sau:

Cha đã mừng thấy hai con được nối chí của cha mà hành đạo, cố gắng vượt mọi khó khăn thử thách từ nội gia, nội bộ Cơ Quan đến ngoại cảnh để đạt những gì tốt đẹp hiến dâng Chí Tôn Thượng Đế. Hai con đã xứng đáng là con hiếu thảo của Cha để không hổ thẹn với câu “lập thân hành đạo dương danh ư hậu thế, dĩ hiển kỳ phụ mẫu hiếu chi thị giả”.

Nhưng còn một chút nữa mà Cha không thể không nói ra đây, vì không nói e hai con quá bận việc rồi quên đi: đó là về mặt nhân đạo ở cương vị làm con hiền. Hai con đã báo hiếu cho cha mẹ trong công việc hồi hướng công quả rồi.(…)

Nhưng ở cương vị thế Thiên hành hóa phổ truyền đạo lý, độ dẫn nhơn sanh thì hai con còn vướng một chút đó! Nếu làm được, ôi quí biết bao!

Như hiện giờ hai con đang xây dựng sự nghiệp to lớn lâu dài cho con cái, nhưng con không hướng dẫn nó song song với sự nghiệp đạo đức tinh thần, tâm linh bổn giác thì chẳng khác nào hai con đóng cho chúng những chiếc đại thương thuyền để vượt trùng dương nhưng không dạy chúng biết cách sử dụng của người thuyền trưởng. Rồi khi vượt phong ba gặp bất trắc chúng nó biết làm sao, hỡi hai con? (...)

Trong lúc hai con lo phổ độ chúng sanh đó đây khắp các nẻo đường nỡ nào bỏ quên chúng sanh bên cạnh hai con! Làm sao khỏi uổng công tạo hóa chúng mới thật là hai con chí hiếu đó vậy
.” [Đức Minh Đức Đạo Nhơn, Cơ Quan PTGLĐĐ 10.2 Nhâm Tý (24.03.1972)]

Vậy một khía cạnh thể hiện chữ hiếu là việc cần thiết phải hướng dẫn tất cả con cháu nhập môn vào Đạo để góp phần công đức cho Cửu Huyền Thất Tổ cũng được Đức Mẹ dạy:

Mẹ ban một đặc ân cho mấy đứa Chí Thành, Chí Bảo, Chí Mỹ. Đặc ân nầy không phải riêng cho các con mà là một gương khích lệ chung cho các con tu thân hành đạo. Ba con hãy về dạy tất cả các em cháu con cái trong gia đình, nếu đứa nào chưa nhập môn cầu đạo thì hãy bước vào để cho những chơn linh đã tu hành từ trước được thọ hồng ân trở về gặp gỡ các con, dạy những điều hay lẽ phải cho hiểu đạo lý nhân quả luân hồi như thế nào mà giác ngộ phổ độ nhơn sanh."
[Đức Me, Ngọc Minh Đài 15.01 Canh Tuất (20.2.1970)]
 

dong tam

New member
3.5. Vào đường Thiên Đạo:

Giờ phút mà con tịnh định công phu, chính là giờ phút cứu cánh tinh thần người sống, linh hồn người chết. Giờ phút ấy rất quan trọng đó con. Ngày nào con bước chân đến nơi khổ nạn chúng sanh, đưa tay phổ tế, là ngày giờ ấy con đem được tình thương của Mẹ chan rưới cho mọi người và chính Mẹ đã ngự ở lòng các con.”
[Đức Mẹ, Ngọc Minh Đài, Rằm tháng 4 Mậu Thân (11.5.1968)]

Sự tu học hành đạo bồi công lập đức độ dẫn nhân sanh là thực hành Đạo Hiếu ở bậc Thánh Đạo và mai sau khi tu tiến vào Thiên Đạo tịnh luyện là thực hành Đạo Hiếu ở bậc Tiên Đạo. Cả hai rất quan trọng cho việc cứu độ Cửu Huyền Thất Tổ. Đức Lý Giáo Tông có dạy:

Chư hiền đệ muội!

Có câu: “Tu là cứu Cửu Huyền Thất Tổ (…)”.

Một khi chư hiền nào đã nhập môn lập thệ hoặc thọ pháp rồi đều đã góp phần khởi thủy cho việc cứu Cửu Huyền Thất Tổ rồi đó
.”
[Đức Lý Giáo Tông, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 04.3 Quí Sửu (06.4.1973)]

Chúng ta có thể lấy một thí dụ trong Kinh Tiếng Trống Giác Mê của Đức Bá Phước Minh Thần để thấy kết quả và làm thí dụ thực hành Đạo Hiếu về mặt Thiên Đạo:

Thần chào chư Thiên mạng, chư phận sự, giờ nay Thần đắc lịnh Đại Từ Phụ, sắc danh từ cho Thần tả kinh tiếp đoạn sau này hầu có lập thêm âm đức. (Còn) Thần đây khi sanh tiền nào có tu, nhưng trọn gìn lòng ngay thật đạm bạc của cải gầy chút ít công quả. Rồi đến khi Thần qui vị, nhờ 3 ấu nhi là Thứ, Đài, Bang lo lập bồi đạo đức nên nay Đại Từ Phụ ân xá cho Thần về tả kinh. Rất hữu hạnh, rất hữu hạnh. Bởi thế cho nên có câu "nhứt nhơn đắc đạo Cửu Huyền thăng".

Có nhiều khi Thần về chốn cũ, trông thấy cả ấu nhi của Thần biết hội hiệp vui vầy một cửa lo tu luyện, Thần rất vui lòng và rất cảm động. Nay Thần để đôi lời khuyến thế mau hồi tâm tầm đường hạnh phước mà lần chân theo bước đạo Trời
.”
[Tiếng Trống Giác Mê trang 53, An Long Hóa Tự 06.9 Mậu Dần (1938)]
 

dong tam

New member
KẾT LUẬN:

Tín hữu Cao Đài thể hiện Hiếu Đạo đúng với Đạo Lý là chăm lo cho ông bà cha mẹ trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh.

Chữ hiếu phải lo vẹn phận người,
Sanh thành Đạo trọng há đâu chơi;
Buông trôi ví chẳng tròn Nhơn Đạo,
Còn có mong chi đến Đạo Trời
.”

Tháng bảy, mùa Vu Lan báo hiếu theo truyền thống văn hóa Đông Phương, nếu như gương của Vua Thuấn thể hiện đạo hiếu trên mặt nhân sinh thì gương của Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả thể hiện sự hiếu đạo trên mặt tâm linh.

Tam Kỳ Phổ Độ, trong tinh thần dung hòa tổng hợp và phát huy truyền thống văn hóa, Ơn Trên dạy chúng ta phải thể hiện sự Hiếu Đạo rốt ráo trên cả hai mặt. Tùy theo mức độ giác ngộ hiểu đạo của mỗi người mà áp dụng thực hành theo cấp bực nào đó trong Ngũ Chi Đại Đạo. Nhưng vấn đề rốt ráo sau cùng, quan trọng nhất, vẫn là chăm lo cho sự siêu thoát tâm linh của Cửu Huyền Thất Tổ:

Đức Hà Tiên Cô dạy:

“Sự đền ơn trả thảo cù lao dưỡng dục chi nghĩa là phải tu như vậy. Tu cho đắc đạo, phản bổn huờn nguyên, thời độ Cửu Huyền Thất Tổ theo lên, chớ chẳng phải phụng cúng đồ cao lương mỹ vị.

Thế gian khi thác thì nhựt sát tam sanh, tế tông tự tổ ấy là gia tăng đại tội cho tiên thân, chẳng phải là hiếu”

Ơn Trên cũng nhắc, một khía cạnh của hiếu đạo là tìm cách độ dẫn cha mẹ để ngày sau ít bị hao hớt công đức:

“... khá độ cha con, phòng ngày sau khỏi hao hớt công quả con.”

Đức Giáo Tông cũng nhắc:

Sự tiến triển cao hơn là nhờ công phu tu luyện bởi lòng chân thành quyết hy sinh với đạo, để tầm lối thanh cao giải tỏa nghiệp trần, tự tạo lấy quả công tăng cho mình phẩm vị.

Vậy Thiên mạng chư hiền nên giữ vững lập trường đạo đức, “lập thân hành Đạo dương danh ư hậu thế, dĩ hiển kỳ phụ mẫu hiếu chi chung dã”.

Vậy phần thay thân lãnh đạo, nhận định đường lối trung hòa làm gương mẫu hướng đạo hầu dẫn dắt đoàn hậu tấn về nơi cõi thiện.

Như vậy là phần Thiên mạng đã tròn tại thế
.”

Và chính sự cố gắng tu học hành đạo, góp phần phổ độ nhơn sanh của mỗi tín hữu chúng ta thể hiện tinh thần Hiếu Thầy-Trung Đạo là phương cách thể hiện Đạo Hiếu trọn vẹn nhất như lời Thầy đã dạy:

Các con đã được sinh trưởng nơi nguồn gốc yêu thương mà Thầy trên ban bố. Vậy thì các con phải làm sao cho vẹn phần thì đó là đền đáp hiếu tử phận con.”

Vậy khi chúng ta thể hiện Đạo Hiếu được tốt trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh thì kết quả cho bản thân và sự cứu độ Cửu Huyền Thất Tổ ắt là thực tế.
 

Facebook Comment

Top