Thiền Sinh và Con Bọ Cạp

DangVo

New member
Thiền Sinh và Con Bọ Cạp.

Một thiền sinh ngắm nhìn dòng suối hiền hòa, bỗng nhiên trông thấy
một con bò cạp rớt xuống suối. Vị thiền sinh này đưa tay vớt nó và
nhẹ nhàng để nó lên mặt đất. Con bò cạp theo phản ứng tự nhiên là
cong đuôi chích bất cứ ai đụng đến nó. Mặc dù bị nó chích rất đau,
nhưng ông không hề tức giận, vì đã làm được một việc mà ông thích
làm là cứu sống được con bò cạp. Sau đó, ông đứng lên đi, nhưng đi
được vài bước, thì ông quay lại nhìn con bò cạp, thấy nó lại té xuống
suối nữa. Ông vội vàng chạy lại vớt nó, rồi cẩn thận đặt nó lên mặt
đất. Lần thứ hai cũng như lần đầu, ông cũng bị nó chích nữa.

Trông thấy cảnh tượng này, một sư huynh đứng bên cạnh bực mình,
nói lớn: Con bò cạp vô ơn bạc nghĩa như vậy, cắn hoài, cứu nó làm gì
cho mệt. Kệ xác nó.

Ông thản nhiên trả lời rất hay: Chích là thói quen của con bò
cạp, giúp nó là thói quen của tôi.

Đó chính là thói quen của lòng từ bi.
Chúng ta giúp đỡ người khác bằng một thái độ không
mong họ phải biết ơn, đền ơn. Người như vậy mới làm
nên đạo cả. Nhưng triết lý của câu chuyện không ở góc
độ này, mà muốn nói điều quan trọng hơn. Đó là nếu
chúng ta muốn làm Phật sự, muốn dấn thân vào đời,
muốn giúp đỡ mọi người, nếu không chịu đựng được
những cú chích của con bò cạp, cú chích của những lời
thị phi, của lời hãm hại, của sự đày đọa, của những
gian lao thử thách, thậm chí là việc sát hại, chúng ta
sẽ không bao giờ thành công được. Vì thế, thiếu vắng
lòng từ bi, lòng khoan dung, lòng kham nhẫn mà làm
nhiều Phật sự chừng nào, lòng sân hận, buồn phiền của
chúng ta càng dễ lớn chừng đó. Đôi lúc chúng ta làm
Phật sự trở thành Ma sự là vì vậy. Tâm huyết quá lớn,
nhưng không có sự tu tập để chuyển hóa được nghịch
cảnh, để thăng hoa đời sống tâm linh và đạo đức, thì
sự sân hận, uất ức và sự si mê sẽ có cơ hội lớn mạnh,
len vào tâm trí chúng ta để trở thành những thói quen
mới. Đó là thói quen xấu trước những hoàn cảnh không
thuận duyên.

Triết lý của câu chuyện ở chỗ đó. Chúng ta thấy bò
cạp có thói quen chích.

Nhân tình thế thái trong cuộc đời cũng như vậy. Đôi
lúc chúng ta nhiệt tình với người nào đó quá mức,
chúng ta giúp đỡ, xây dựng, giáo dưỡng người đó càng
nhiều thì càng làm họ bị trói buộc, cho nên nhà Nho
nói rằng giáo đa thành oán. Thói quen của sự phản bội,
của nhân tình thế thái là những thứ dễ làm chúng ta
chán nản lắm và nếu như không có lòng chịu đựng được
những cú chích của nhân tình thế thái thì tốt hơn,
chúng ta đừng bao giờ dấn thân hành Bồ tát đạo.
Chúng ta tu tập hạnh Độc giác, tức giác ngộ rồi nhập
Niết bàn còn tốt hơn; vì làm quá độ chẳng những
không có lợi cho người khác, còn hại đến bản thân và
đời sống nội tâm của ta rất nhiều.

Tác Giả: Không biết


Hào Quang đọc tin nhắn đi , có chuyện cần nhờ HQ
 

Hao Quang

New member
HQ cảm ơn Huynh DangVo về câu chuyện trên!

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapedefaults v:ext="edit" spidmax="1026"/> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapelayout v:ext="edit"> <o:idmap v:ext="edit" data="1"/> </o:shapelayout></xml><![endif]--> Ngài Đạt Lai Lạt Ma từng nói : Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa nặng trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp.
Cái Tôi của ai nhỏ bé thì tâm lượng người đó mênh mông!
Làm được thật khó!

Kính Huynh DangVo! trong hộp thư HQ thấy có tới 9 tin nhắn! nhưng không đọc được! Huynh DangVo có thể liên hệ qua mail:
khongquen16@gmail.com!
Chúc Huynh vui ve!
 

luutunha

New member
Tâm huyết quá lớn,nhưng không có sự tu tập để chuyển hóa được nghịch cảnh, để thăng hoa đời sống tâm linh và đạo đức, thì sự sân hận, uất ức và sự si mê sẽ có cơ hội lớn mạnh,

Kính chào Anh Vui ! Lâu rồi không có dịp trò chuyện với nhau, chắc anh vẫn khỏe như hồi nào ?

Xin trao đổi với anh chút ý đạo cho vui: Đa số cách tu hành mà người tu hiện nay đang hành thường chỉ giúp cho mình có lòng bồ tát trong một thời điểm ngắn mà thôi chứ không vững bền. Phật pháp chỉ cho chỗ vĩnh hằng , nghĩa là cực lạc lâu dài, nhưng vì không rõ lý nên không nhận ra.

Nay Thầy đến khai ngộ cho rõ: Phải có một thứ nước mầu nhiệm mới dập tắt lửa lòng đau khổ. Cái thứ nước giải oan nghiệt - hay là nước thánh tắm gội cái thân phàm cho thanh sạch thì thứ lửa dục trần gian mới không còn. Đa số người tu đều không quan tâm đến thứ nước nầy nên cứ loay hoay hòi mà vẫn chẳng thấy tiến bộ bao nhiêu. Cũng vì muốn nhấn mạnh đến thư nước nầy mà Đạo Thầy buộc chúng ta phải tứ thời cúng nước.

Với Đạo Cao Đài Thầy dạy thiền định chỉ là một phần nhỏ thôi, còn thì bên ngoài hình thức là cúng nước, bên trong thì tứ thời tu công cũng chỉ là vận hà xa bôm nước. Thiền định suy gẫm nhiều chỉ giúp hiểu ra lý đạo của nước, chứ không dập tắt được lửa.

 

DangVo

New member
. Cũng vì muốn nhấn mạnh đến thư nước nầy mà Đạo Thầy buộc chúng ta phải tứ thời cúng nước.

Với Đạo Cao Đài Thầy dạy thiền định chỉ là một phần nhỏ thôi, còn thì bên ngoài hình thức là cúng nước, bên trong thì tứ thời tu công cũng chỉ là vận hà xa bôm nước. Thiền định suy gẫm nhiều chỉ giúp hiểu ra lý đạo của nước, chứ không dập tắt được lửa.




“Thi
Thiên điển tiếp giao khá lặng trang
Tịnh thân khẩu ý phải bình hàng
Ruồng vào huyết mạch châu lưu đó
Chuyển hóa âm ma rất nhẹ nhàng.
Quan Thế Âm


Thiền định khi tiếp được Tiên Thiên điển thì sẽ thấy có kết quả như lời dạy của Đức Quan Âm đó luutumha .
Cúng tứ thời thuộc về Tâm Pháp Cao Đài, nếu làm đúng, thì ít nhứt trước khi về với Thầy thì cũng có vài ấn chứng, nếu không có ấn chứng gì hết , nghĩa là TU ....,
 
Sửa lần cuối:

DangVo

New member
Thiền Sinh và Con Bọ Cạp.

Một thiền sinh ngắm nhìn dòng suối hiền hòa, bỗng nhiên trông thấy
một con bò cạp rớt xuống suối. Vị thiền sinh này đưa tay vớt nó và
nhẹ nhàng để nó lên mặt đất. Con bò cạp theo phản ứng tự nhiên là
cong đuôi chích bất cứ ai đụng đến nó. Mặc dù bị nó chích rất đau,
nhưng ông không hề tức giận, vì đã làm được một việc mà ông thích
làm là cứu sống được con bò cạp. Sau đó, ông đứng lên đi, nhưng đi
được vài bước, thì ông quay lại nhìn con bò cạp, thấy nó lại té xuống
suối nữa. Ông vội vàng chạy lại vớt nó, rồi cẩn thận đặt nó lên mặt
đất. Lần thứ hai cũng như lần đầu, ông cũng bị nó chích nữa.

Trông thấy cảnh tượng này, một sư huynh đứng bên cạnh bực mình,
nói lớn: Con bò cạp vô ơn bạc nghĩa như vậy, cắn hoài, cứu nó làm gì
cho mệt. Kệ xác nó.

Ông thản nhiên trả lời rất hay: Chích là thói quen của con bò
cạp, giúp nó là thói quen của tôi.

Đó chính là thói quen của lòng từ bi.
Chúng ta giúp đỡ người khác bằng một thái độ không
mong họ phải biết ơn, đền ơn. Người như vậy mới làm
nên đạo cả. Nhưng triết lý của câu chuyện không ở góc
độ này, mà muốn nói điều quan trọng hơn. Đó là nếu
chúng ta muốn làm Phật sự, muốn dấn thân vào đời,
muốn giúp đỡ mọi người, nếu không chịu đựng được
những cú chích của con bò cạp, cú chích của những lời
thị phi, của lời hãm hại, của sự đày đọa, của những
gian lao thử thách, thậm chí là việc sát hại, chúng ta
sẽ không bao giờ thành công được. Vì thế, thiếu vắng
lòng từ bi, lòng khoan dung, lòng kham nhẫn mà làm
nhiều Phật sự chừng nào, lòng sân hận, buồn phiền của
chúng ta càng dễ lớn chừng đó. Đôi lúc chúng ta làm
Phật sự trở thành Ma sự là vì vậy. Tâm huyết quá lớn,
nhưng không có sự tu tập để chuyển hóa được nghịch
cảnh, để thăng hoa đời sống tâm linh và đạo đức, thì
sự sân hận, uất ức và sự si mê sẽ có cơ hội lớn mạnh,
len vào tâm trí chúng ta để trở thành những thói quen
mới. Đó là thói quen xấu trước những hoàn cảnh không
thuận duyên.

Triết lý của câu chuyện ở chỗ đó. Chúng ta thấy bò
cạp có thói quen chích.

Nhân tình thế thái trong cuộc đời cũng như vậy. Đôi
lúc chúng ta nhiệt tình với người nào đó quá mức,
chúng ta giúp đỡ, xây dựng, giáo dưỡng người đó càng
nhiều thì càng làm họ bị trói buộc, cho nên nhà Nho
nói rằng giáo đa thành oán. Thói quen của sự phản bội,
của nhân tình thế thái là những thứ dễ làm chúng ta
chán nản lắm và nếu như không có lòng chịu đựng được
những cú chích của nhân tình thế thái thì tốt hơn,
chúng ta đừng bao giờ dấn thân hành Bồ tát đạo.
Chúng ta tu tập hạnh Độc giác, tức giác ngộ rồi nhập
Niết bàn còn tốt hơn; vì làm quá độ chẳng những
không có lợi cho người khác, còn hại đến bản thân và
đời sống nội tâm của ta rất nhiều.

Tác Giả: Không biết

Đọc bài này rồi đọc bài (TNHT ,tr.176/1972)
Vì có ghét nhau , mà vạn loại mới khi nhau , khi lẫn nhau mới tàn hại nhau, mà tàn hại lẫn nhau, là cơ diệt thế.
Vậy Thầy cấm các con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu nhau , thì cũng chẳng đặng ghét nhau , nghe à ! "
 (TNHT ,tr.176/1972)


Giúp người thoát qua tai nạn, không được cám ơn còn bị rủa, vậy mình có đủ lòng từ bi , bác ái mà giúp họ nữa khi họ bị nạn ? Nếu mình không biết có làm được không nữa ..hihi:11:
 

Facebook Comment

Top