Triết Học Cao Đài - Học Thuyết Âm Dương

Thiên Sứ

New member
<P><FONT size=4> Triết lý Cao Đài rất huyền diệu, rất hay mà không thể gọi là Triết Học Chủ Nghĩa Duy Vật hay Triết Học Chủ Nghĩa Duy Tâm được tất.</FONT></P>
<P><FONT size=4>Hèn lâu vào Đạo mà tới nay em chưa thông được bao nhiêu về môn triết học Cao Đài chẳng hạn như hai căn bản lớn đó là : Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.</FONT></P>
<P><FONT size=4>Vậy nay em mở chủ đề mong BQT và quý anh em giúp đỡ.</FONT></P>
<P><FONT size=4>Em xin tìm hiểu về Học Thuyết Âm Dương (chắc hẳn sẽ có liên quan đến thuyết âm dương của Tam Giáo) </FONT><FONT size=4>trong môn Triết Học về Vũ Trụ Quan trong Đạo ! Cơ cấu như một bài giảng bao gồm thảo luận !</FONT></P>
<P><FONT size=4>Em muốn hiểu rõ : s</FONT><FONT size=4>ao có âm dương (lưỡng nghi),tại sao trong hình Âm Dương lại có một bên trắng mà có chấm đen và ngược lại và một màu sao có đầu lớn đầu nhỏ,hai chiều ngược nhau (gọi là hình hai con cá ngược đầu)...ứng dụng của âm dương đến nhân sinh quang cụ thể là thể chất con người, tánh tình,...</FONT></P>
<P><FONT size=4>Tại sao có câu "phổ hoá nhứt lôi thinh"?</FONT></P>
<P align=center><IMG src="http://caodaivn.com/uploads/hinhanh_07.2008/ThiênSứ/2010-01-01_023714_200px-Yin_yang_svg.png" border="0"></P>
<P align=left> </P>
<P align=left><FONT size=4>trích dẫn Thánh Ngôn bằng lời thuyết giảng giải thích để Học Viên như em nói riêng và HTĐM nói chung được tận tường và đi sâu vào cái cần hiểu ! </FONT></P>
<P><FONT size=4>Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát</FONT></P>
<P><FONT size=4>Thiên Sứ !</FONT></P> 
 

Thiên Sứ

New member
<P><BR> </P>
<DIV align=center><B><FONT color=#0000ff size=5>Học thuyết Âm Dương Luận</FONT></B></DIV>
<P><BR><FONT size=3>Học thuyết Âm Dương cho rằng mọi vật tồn tại và phát triển được đều do hai khí Âm Dương vận động mà tạo thành. Âm Dương là hai mặt thống nhất đối lập của cùng một sự vật hiện tượng, mâu thuẫn nhau và chuyển hoá lẫn nhau không thể tách rời.<BR>Đặc tính của Âm Dương luôn đối lập nhau, như của Dương là cứng, mạnh, quả quyết, màu sáng, hướng lên. Đặc tính của Âm là nhu thuận, mềm yếu, màu tối, hướng xuống.<BR>Trong tự nhiên, mọi vật đều tồn tại ở hai trạng thái đối lập nhau, đó là hai mặt Âm và Dương như nóng với lạnh, đen với trắng, ngày với đêm, hoạ với phúc. Tuy mâu thuẫn nhưng lại có sự thống nhất từ đầu đến cuối, dựa vào nhau để tồn tại. Âm và Dương, cái này dùng cái kia làm tiền đề để tồn tại cho mình<BR>Âm Dương luôn vận động, cái này yếu thì cái kia mạnh lên. Âm suy thì Dương mạnh lên, đến cực điểm thì Dương lại suy và Âm lại mạnh lên. Hết ngày rồi đến đêm và ngược lại. Âm Dương cân bằng là thế tối ưu của sự vật, giúp cho sự vật phát triển ở mức độ tốt nhất.<BR>Âm Dương chuuyển hoá lẫn nhau. Trong Âm có Dương và ngược lại. Không có Âm Dương tuyệt đối. Vì vậy, trong mọi sự vật không có gì tồn tại tuyệt đối. Ngay cả trong lĩnh vực cuộc sống, Hoạ là đầu mối của phúc, phúc lại ẩn chứa họa là như thế. <BR><EM><FONT color=#6600cc>Nguyên lý Âm Dương được người xưa diễn tả qua đồ hình mang tính triết học và khái quát sâu sắc.Trong hình vẽ Âm Dương ta thấy : Vòng tròn thể hiện Thái Cực, tức vũ trụ, vũ trụ chia làm hai phần Âm và Dương hoà quyện vào nhau không thể tách rời. Âm màu đen nặng hướng xuống, Dương màu sáng nhẹ nổi lên trên. Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm thể hiện tính biện chứng của triết học Âm - Dương.<BR></FONT></EM>Ứng dụng học thuyết Âm Dương vào cuộc sống<BR>Việc nắm vững học thuyết Âm Dương, đem ứng dụng vào thực tế mang lại những nghĩa hết sức lớn lao. Học thuyết Âm Dương cho rằng sự vật đạt đến trạng thái cân bằng động lý tưởng khi Âm Dương cân bằng. Thực tế trong cuộc sống, tất cả mọi điều không hay xảy đến đều do mất cân bằng Âm Dương mà ra. Nếu biết khéo léo áp dụng học thuyết Âm Dương, rèn luyện thế cân bằng sẽ dễ thành công trong mọi việc. <BR>Có thể kể ra đây rất nhiều tác dụng của nguyên lý cân bằng Âm Dương, chẳng hạn : <BR>Trong tính cách, nếu Dương tính quá nhiều dễ sinh ra manh động, liều lĩnh, nóng vội và thường khó thành công trong mọi việc. Nếu Âm tính quá nhiều sẽ uỷ mị, không quyết đoán làm lỡ mất thời cơ. Cần rèn luyện để đạt đến trạng thái cân bằng, bình tĩnh, khoan hoà để giải quyết mọi việc, khi thời cơ đến cần quyết đoán để không bỏ lỡ thời cơ. <BR>Trong sức khoẻ nhất là vấn đề ăn uống cần giữ cân bằng Âm Dương, tránh ăn quá nhiều thức ăn Âm tính sẽ làm yếu mềm cá tính, hại cho nội quan. Tránh ăn quá nhiều thức ăn Dương tính sẽ làm hại tỳ vị, sinh ra nhiều bệnh tật. Cần ăn cân bằng cả chất rau, hoa quả và các chất đạm, chất béo. <BR>Trong việc dùng người, những việc cần nhanh nhạy, quả quyết, tận dụng thời cơ cần sức mạnh nên dùng nam giới. Những việc cần bền bỉ, khéo léo, cẩn thận, nhỏ nhặt thì nên dùng phụ nữ. Trong một tổ chức nên có số nam nữ cân bằng nhau. <BR>Trong tình yêu, đời sống hạnh phúc gia đình cũng rất cần quán triệt nguyên lý này. Người chồng phải quyết đoán, tiêu biểu cho sức mạnh của cả gia đình. Người vợ nên nhu thuận, lấy đức làm đầu. Tránh quan điểm quá gia trưởng, tất cả đều do người chồng quyết định hoặc tất cả đều do người vợ quyết định. Cần tôn trọng ý kiến của nhau trên cơ sở người chồng đưa ra quyết định và được người vợ tán thành. Có như thế, đời sống hạnh phúc gia đình mới bền chặt, tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc. <BR>Trong sức khoẻ, cơn nóng giận, bực tức nổi lên là Dương, không nên dùng thêm Dương như lửa cháy đổ thêm dầu, càng bực tức sẽ sinh nóng giận, bực tức khác. Cần dùng Âm để điều hoà Dương bằng những suy nghĩ và hành động Âm như nghĩ đến những sự yên tĩnh, hoà bình, những kỷ niệm đẹp, dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng, đi đến những nơi thanh tĩnh, yên bình. <BR>Nếu gặp sự chán nản, buồn phiền tức là Âm thì không nên bổ sung thêm Âm lại càng buồn phiền hơn, sẽ dẫn đến chán nản, buồn phiền khác. Cần bổ sung thêm Dương bằng những suy nghĩ và hành động Dương như đến chỗ đông người, vui vẻ, nhộn nhịp, hoạt động tích cực, hăng say, dùng những lời nói quyết đoán, vui vẻ, hài hước. <BR>Bất kể một việc gì cũng đều có tốt có xấu, thể hiện nguyên lý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Một việc khi đã thành công tuyệt đối tức đã đạt đến trạng thái khí Nguyên Dương hoặc Nguyên Âm tuyệt đối thì tất sẽ trong tương lai sẽ suy bại và phá vỡ. Vì vậy, khi thành công một việc gì, nhất là khi đã đạt đến đỉnh vinh quang cần lường trước sự suy thoái. Ngược lại, khi sự việc đã đến mức cùng cực tồi tệ tất sẽ xuất hiện điều sáng sủa ở tương lai. Đó là nguyên lý "cùng tắc biến, biến tắc thông" trong thuyết Âm Dương, hoặc như chúng ta vẫn thường nói "hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai". <BR>Còn rất nhiều ứng dụng nữa trong cuộc sống mà không thể kể hết ra đây, quý vị sau khi hiểu được học thuyết Âm Dương, sẽ tự tìm cho mình những bài học bổ ích, ứng dụng nó trong cuốc sống thiết nghĩ sẽ mang lại nhiều tốt lành cho bản thân và gia đình.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Thiên Sứ (sưu tầm)</FONT></P>
<P><FONT size=3>kính thưa quý HTĐM phần trên cũng đã khái quát phần nào về Học Thuyết Âm Dương nhưng em muốn tìm hiểu nguồn gốc của Âm Dương, cũng như <FONT color=#6600ff><EM>nhứt khí sanh nhị khí là gì </EM></FONT>vậy !</FONT></P>
<P><FONT size=3>Thiên Sứ !</FONT><BR></P>
 

hienhuu

New member
 
<span style="font-weight: bold;">Chào Chư Hiền ! Đọc qua phần trên rất hay !<br>   Âm Dương là lưỡng nghi là tương đối như là Âm là âm, còn Dương là dương, anh là anh, còn em là em, Thầy là Thầy, còn các con là các con thì như thế là tương đối.<br>   Còn Tuyệt đối là sao???<br>   Tuyệt đối là Âm-Dương hiệp nhất ấy là Đạo tức Thầy là các con, Các con là Thầy hay Thầy là chư phật, Chư Phật là Thầy, hay vợ chồng, anh em, Cha Mẹ, bạn tác đều là Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát tất cả đều hiệp nhất ấy là Đạo.<br>   Buổi đầu mới mở Đạo vì còn tương đối nên Thầy đã nói với con cái của Thầy là :<br>   " Chẳng hiểu đến chừng nào các con mới biết rõ Thầy là ai ? Thảm thay !... Thương thay ? Khi chúng ta đã biết rõ mình là ai rồi thì  Thầy là Các con là Đấng Tuyệt Đối, Đấng Hiệp-Nhứt chỉ có 1 mà thôi./.<br></span>
 

Thiên Sứ

New member
<P><FONT size=3> Cám ơn hiền huynh hienhuu đã tiếp, vậy theo huynh lý âm dương có liên quan gì đến cách bắt ấn tý trong Đạo Cao Đài, sự thờ cúng của Đạo Cao Đài có liên quan đến Học Thuyết Âm Dương hay không?</FONT></P>
<P><FONT size=3> Có quý huynh tỷ nào giải thích được tại sao có âm có dương hay không? Tệ Sinh thấy ở đây nhiều huynh tỷ bàn việc đạo hay lắm mà, có thể giải đáp giúp Tệ Sinh được không?</FONT></P>
<P><FONT size=3> Và tại sao có câu "phổ hóa nhứt lôi thinh"?</FONT></P>
<P><FONT size=3> Qúa trình " nhứt khí sinh nhị khí" là gì?</FONT></P>
<P><FONT size=3> Tại sao có câu " tánh tình lúc nắng lúc mưa"</FONT></P>
<P><FONT size=3> Tại sao Thượng Đế không gọi là Bà mà gọi Ông?</FONT></P>
<P><FONT size=3>Thiên Sứ !</FONT></P>
 

hienhuu

New member
  <span style="font-weight: bold;">Ý chà Thuợng Đế là chung, nếu nói có ông Thượng Đế thì cũng có bà Thượng Đế chứ đó là bà Thiên-Hậu Chí-Tôn, Đại-Bi, Đại Ái.<br>  Âm Dưong phải có hiệp nhất mới có sanh sanh hóa hóa còn âm dương xa cách thì không có sanh hóa.<br>  Nhứt Khí là Đạo tuyệt đối sanh ra nhị khí lưỡng nghi tương đối Và luỡng nghi xa cách thì không sanh hóa mà phải hiệp nhất mới hóa sanh và hóa sanh dẫy đầy càn khôn vũ trụ nhưng rốt cuộc phải hiệp nhất về ngôi xưa vị cũ ấy là Đạo là tuyệt đối. tức là là dù có biến hóa khôn lường cở nào nhưng trước mắt Thầy vẫn là 1. Thí dụ ta đây có rất nhiều phần tử tế bào chúng sinh vô số  trong ta nhưng nó là ta là 1 con người. Thì Thượng Đế cũng vậy cũng có chúng sinh rất là nhiều nhưng nó là 1 Thượng Đế là tuyệt đối.<br>   Nếu nói trời có lúc nắng lúc mưa thì tánh tình của ta cũng không ngoại lệ cũng lúc nắng lúc mưa, lúc cứng, lúc mềm. Nếu có nắng không mà không có lúc mưa thì cây cỏ và chúng sinh khô héo rồi chết. Nếu mưa mà không có lúc nắng thì cây cỏ và chúng sinh sẽ ngập úng thúi rồi  chết. Do đó phải có lúc nắng, lúc mưa để cho cân bằng ấy là Đạo sanh hóa.<br>   Còn câu: Phổ hóa nhứt lôi thinh thì Phổ là bày ra, hóa là có sinh, nhứt lôi thinh như là 1 tiếng sét vang ra. Tức là phải bày ra sự sống là Thầy như 1 tiếng sét vang ra  ấy cũng là Đạo.<br>   Về cách bắt ấn tý thì nó cũng là âm dương hiệp nhất phải liên quan chứ.<br>   Những tôn giáo trước thì có âm dưong chấp 2 tay hiệp nhất như hình bông búp rồi đến bông nở. Còn ngày nay là kỳ kiết quả tức sanh trái thì phải bắt ấn tý hình tượng như trái cây có cuống để dâng lên Chí-Tôn khi Chí-Tôn dùng xong thì phải gieo hạt mới có sanh hóa tức là 2 bàn tay xòe ra theo hình tượng Tứ Tượng và Bát Quái mà gieo hạt xuống đất thì đó là ý nghĩa của cơ sanh hóa ấy cũng là Đạo./.<br></span>
 

Thiên Sứ

New member
 <SPAN lang=EN-US><FONT size=3><EM>“ Thầy đã nói với các con rằng : Khi chưa có chi trong Càn khôn Thế giới thì Khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng, mới lập ra Càn khôn Thế giới. Thầy lại phân Tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là : Vật chất, Thảo mộc, Côn trùng, Thú cầm, gọi là chúng sanh.”</EM></FONT></SPAN>
 

hienhuu

New member
  <span style="font-weight: bold;">Đúng là như thế vì Khí Hư Vô sanh ra có một Thầy là Ngôi Thái Cực và từ khi có Thái Cực nên mới sanh ra tất cả  nên tạo ra tướng nhị nguyên tương đối tức là xem cái này khác cái kia, cái kia khác cái nọ.<br>   Nhưng ta nhìn thấy tất cả đều là 1 Thái Cực do khí vô cực mà có ấy là Đạo tuyệt đối thì đó là trở về ngôi cũ ấy là Đạo. nên có câu "Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi "<br></span>
 

Phụng Thánh

New member
<P align=center> </P>
<P align=center><A title="Dịch Lý" href="http://www.flickr.com/photos/46187898@N05/4249106986/" target="_blank"><IMG class=pc_img border=0 alt="Dịch Lý" src="http://farm5.static.flickr.com/4070/4249106986_f48abd42c8_m.jpg" width=239 height=240 border="0"></A></P>
<P align=center> </P>
<P align=center><FONT size=3>Kính chư Hiền, tôi chẳng hiểu gì về Dịch lý, nhưng biết chư Hiền thích</FONT></P>
<P align=center><FONT size=3>nên giới thiệu vậy mà !!!</FONT> </P>
<P align=center>
<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: collapse" border=0 cellSpacing=0 borderColor=#111111 cellPadding=0 width="75%"><T><T>
<T>
<TR>
<TD vAlign=top width="45%" align=left>
<P align=center>   <A href="http://pandora.nla.gov.au/pan/10190/20090921-1311/www-personal.usyd.edu.au/_cdao/booksv/DichLyCaoDaiEbooks/ebook-DLCD-q1/dlcd-q1.htm" target="_blank"><FONT color=#c68e17>Dịch Lý Cao Đài quyển 1</FONT></A></P></TD></TR></T></T></T></TABLE></P>
<P align=center><A href="http://pandora.nla.gov.au/pan/10190/20090921-1311/www-personal.usyd.edu.au/_cdao/booksv/DichLyCaoDaiEbooks/ebook-DLCD-q2/dlcd-q2.htm" target="_blank"><FONT color=#ff8040>Dịch Lý Cao Đài quyển 2</FONT></A></P>
<P align=center> </P>   
 

Thiên Sứ

New member
<P><FONT size=3> trong khi </FONT><FONT size=3>Khoa học công nhận rằng Vũ Trụ sinh ra từ khi có một tiếng nổ lớn Bing Bang "NASA" năm 1989, thì năm 1936 Thầy đã giải thích Vũ Trụ trong đó có đề cập đến tiếng nổ gọi là "Phổ hoá nhứt lôi thinh", sau đây là đoạn Thánh Giáo của Thầy dạy về Vũ Trụ, ở đây tìm hiểu về Lý Âm Dương</FONT></P>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><SPAN lang=FR style="FONT-FAMILY: 'Tahoma'; mso-ansi-: FR"><?:NAMESPACE PREFIX = O /><?:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p><FONT size=3></FONT></O:p></SPAN>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><SPAN lang=FR style="FONT-FAMILY: 'Tahoma'; mso-ansi-: FR"><SPAN style="mso-tab-count: 1"></SPAN><FONT size=3><I>"Sao kêu Vũ Trụ,các con biết chăng ?</I><O:p></O:p></FONT></SPAN><FONT size=3> </FONT>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><SPAN lang=FR style="FONT-FAMILY: 'Tahoma'; mso-ansi-: FR"><SPAN style="mso-tab-count: 1"></SPAN><FONT size=3><I>Khắp cả Càn Khôn Thế Giái là Vũ, cùng chỗ Vũ kêu là Trụ. Vũ nghĩa là trùm cả bốn phương và trên dưới. Trụ cũng có nghĩa là xưa qua nay lại, nên trong "Vũ Trụ" nó có gồm cái nghĩa "cả không gian và thời gian".</I><O:p></O:p></FONT></SPAN><FONT size=3> </FONT>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><SPAN lang=FR style="FONT-FAMILY: 'Tahoma'; mso-ansi-: FR"><SPAN style="mso-tab-count: 1"></SPAN><FONT size=3><I>Trước khi chưa định ngôi "Thái Cực" thì trong khoảng không gian ấy còn đương mịt mờ với khí Hồng Mông,vì đó là còn trong thời kỳ hỗn nguyên vậy.</I><O:p></O:p></FONT></SPAN><FONT size=3> </FONT>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><SPAN lang=FR style="FONT-FAMILY: 'Tahoma'; mso-ansi-: FR"><SPAN style="mso-tab-count: 1"></SPAN><FONT size=3><I>Không gian ấy tức là Vô Cực. Trong Vô Cực ấy lại có một cái nguyên lý thiên nhiên tuyệt diệu,tuyệt huyền, rồi lại có thêm một cái nguyên khí tự nhiên nữa. <B>Lý với Khí ấy tức là Âm với Dương trong buổi Hồng Nguyên thời đại Lý Khí ấy lại lần lần ngưng kết với nhau mà đông tụ lâu đời nhiều kiếp mới thành ra một khối linh quang rất đủ đầy các sự tốt đẹp. </B>Chừng đúng ngày giờ,<strong>khối ấy mới nổ tung ra một tiếng vang lừng dữ dội phi thường,làm cho rúng động cả không gian;</strong> bèn có một điểm linh quang từ trong tiếng nổ ấy văng ra mà lăn lộn quây quần giữa chốn không trung,bắn tủa hào quang rất chiếu diệu rạng ngời,trùng trùng,điệp điệp,rực rỡ chói lòa khắp cả mọi nơi. Ấy chính là Ngôi Chúa Tể của Càn Khôn Vũ Trụ đã biến hóa ra vậy.</I><O:p></O:p></FONT></SPAN><FONT size=3> </FONT>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><SPAN lang=FR style="FONT-FAMILY: 'Tahoma'; mso-ansi-: FR"><SPAN style="mso-tab-count: 1"></SPAN><FONT size=3><I>Vũ Trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái Cực trọn lành , trọn tốt, toàn tri, toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng, nắm trọn quyền hành thống chưởng cả Càn Khôn Vũ Trụ và lấy cơ thể Âm Dương mà phân thanh biện trược,làm máy động tịnh để gom tụỳ cái khí Hư Vô đặng hóa sanh muôn loài vạn vật.</I><O:p></O:p></FONT></SPAN><FONT size=3> </FONT>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><SPAN lang=FR style="FONT-FAMILY: 'Tahoma'; mso-ansi-: FR"><SPAN style="mso-tab-count: 1"></SPAN><FONT size=3><strong><I>Máy Âm Dương ấy cứ vần vần xoay chuyển, không ngừng nghỉ một thời khắc nào để dưỡng dục chúng sanh,bảo tồn Thiên địa.</I><O:p></O:p></strong></FONT></SPAN><FONT size=3><strong> </strong></FONT>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><SPAN lang=FR style="FONT-FAMILY: 'Tahoma'; mso-ansi-: FR"><SPAN style="mso-tab-count: 1"></SPAN><FONT size=3><I>Khắp trong Vũ Trụ biết bao là quả linh-cầu; có quả trược quả thanh, có bực cao bực thấp, có cái sáng cái tối, thảy thảy đều tuân theo máy thiên cơ mà tuần tự chuyển luân xoay chạy; cái lại cái qua, cái lên cái xuống, không bao giờ ngưng nghỉ đặng.</I><O:p></O:p></FONT></SPAN><FONT size=3> </FONT>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><SPAN lang=FR style="FONT-FAMILY: 'Tahoma'; mso-ansi-: FR"><SPAN style="mso-tab-count: 1"></SPAN><I><FONT size=3>Linh cầu nào cao thanh khinh phù thì vượt qua mấy cõi khác mà lên ngất trên thượng tằng không khí. Vậy quả địa cầu của các con đây tuy là một quả cầu vật chất, hữu hình, trọng trược, song cũng còn thuộc về bực khá, chớ dưới nữa lại có lắm quả địa cầu còn trọng trược hơn nữa. Những quả địa cầu như thế thì nặng trầm, chìm tột dưới đáy sâu của Vũ Trụ, nên rất tối tăm mờ mịt âm khí nặng nề, thảm sầu buồn bã gớm ghê !."</FONT></I><O:p></O:p></SPAN>  (ĐTCG)</P>
<P style="TEXT-ALIGN: justify; tab-stops: 21.3pt 70.9pt 3.0cm 99.25pt 148.85pt" ="Msonormal"><FONT size=4>Thiên Sứ</FONT> </P> 
 

Thiên Sứ

New member
 
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: center" align=center><FONT color=#ff0000 size=4><SPAN lang=EN-US style="FONT-WEIGHT: 700">CÁC NÉT CĂN-BẢN TRONG HỌC-THUYẾT ÂM DƯƠNG</SPAN></FONT></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">   Triết-lý Đông-phương cho rằng trong vạn-vật đều có hàm-tàng hai nguyên-tính động tỉnh đó là âm dương, hai yếu-tố nầy hiện-diện trong mọi sự vật, không có vật nào độc âm mà sinh hay cô dương mà trưởng, từ hạt nguyên-tử li-ti trong cơ-cấu vật-chất cho đến những đại tinh-cầu trong vũ-trụ bao la. Âm dương đóng vai trò sáng-tạo, khích-động, phá-hoại và tái-sinh ra vạn-hữu trong vũ-trụ. Đức Lão-tử đã nói rằng: </SPAN></P>
<P =MsoText3><SPAN lang=EN-US style="FONT-WEIGHT: normal; FONT-SIZE: 12pt">    "Vạn vật phụ âm nhi bảo dương, xung khí dĩ vi hòa" (muôn vật đều cỏng âm mà ôm dương, hai khí ấy tuy trái ngược nhau nhưng  cùng hòa-hợp với nhau/ Đạo-đức-kinh). </SPAN></P>
<P =MsoText3><SPAN lang=EN-US style="FONT-WEIGHT: normal; FONT-SIZE: 12pt"></SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">Đối với bản-chất và diệu-dụng của âm dương thì sách Hoàng-Đế Nội-kinh nói rằng: </SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">      <I>"Âm dương là đạo của trời đất, là giềng mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là gốc ngọn của sự sinh trưởng, là cái kho chứa mọi sự thần-minh biến-hóa khôn lường ." (Nội-kinh / Âm dương ứng tượng đại luận)</I></SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">       </SPAN></P>
<P =MsoTextIndent3><SPAN lang=EN-US style="FONT-WEIGHT: normal; FONT-SIZE: 12pt">Tính-chất tổng-quát của âm dương như sau:</SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"> <I>- Âm:</I> những vật nào lạnh, mát, nhẹ, rổng, ly-tâm, dản-nở...thuộc âm. Mặt trăng, Giống cái, âm điện tử, nước thuộc âm. Những gì có năng-lực âm nhiều hơn dương gọi là âm, về phương-diên vật-lý thứ gì chứa nhiều nước (còn các điều-kiện khác giống nhau) thuộc âm còn trái lại thuộc dương</SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"></SPAN><I><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">- Dương:</SPAN></I><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"> những vật nào nóng, ấm, nặng, đặc-chắc, hướng-tâm, thu-rút...thuộc dương. Mặt trời, giôâng đực, dương điện tử, lửa thuộc dương. Nói chung thứ  gì mà năng-lực dương nhiều hơn âm gọi là dương. </SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"></SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">Các quy-luật chuyển-hóa căn-bản của âm dương:</SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">    <I>- Âm dương đối lập <B>:</B></I></SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"></SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">Âm dương là hai lực-lượng đối-lập mâu-thuẫn nhau, âm dương lại chế-ước và đấu tranh lẫn nhau để lập lại quân bình, tỷ như : ngày đêm, tối sáng, nóng lạnh, nước lửa, ức chế và hưng phấn.v.v...</SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">   <B> </B><I>- Âm dương hỗ căn, hổ tương :</I></SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><I><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"> </SPAN></I><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"> * Hổ căn:  Bởi nó cùng một gốc thái-cực mà ra, cho nên âm dương lại làm gốc lẫn cho nhau:</SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">      Dương gốc ở Âm (Thái âm cực đại  sinh Thiếu-dương), Tức là mầm nhỏ của dương (thiếu dương) sinh ra từ  gốc âm đã phát-triển hết sức lớn (thái âm).</SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">      Âm gốc ở dương (Thái dương cực đại sinh Thiếu âm)  Tức là mầm nhỏ của âm (Thiếu âm) sinh ra từ gốc của dương đã phát-triển tối đa (Thái dương).</SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-ALIGN: justify"><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">* Hổ tương: Tuy đối-lập nhưng âm dương vẫn phải nương tựa, kề cận, hấp dẫn, thu hút lẫn nhau để tồn-tại, nên không có hình thể sự vật nào đơn độc âm hoặc dương mà sinh-hoá và tồn-tại.</SPAN></P>
<P =MsoTextIndent><SPAN lang=EN-US style="FONT-WEIGHT: 400; FONT-SIZE: 12pt">- Âm dương tiêu trưởng </SPAN></P>
<P =MsoTextIndent><SPAN lang=EN-US style="FONT-WEIGHT: 400; FONT-SIZE: 12pt"></SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">Sự tiêu-hao và phát-triển của hai mặt âm dương nói lên sự vận-động không ngừng chuyển-hóa lẫn nhau. Tỷ như khí hậu 4 mùa trong năm như từ lạnh sang nóng là quá trình âm tiêu dương trưởng và ngược lại từ nóng sang lạnh và dương tiêu âm trưởng. Do đó khí hậu có mát lạnh ấm nóng. Hể âm cực thì dương sinh, dương cực thì âm sinh, tạo thành một vòng  dinh, hư, tiêu, trưởng khép kín  và vận chuyển không ngừng.</SPAN></P>
<P =MsoTextIndent><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"><SPAN style="FONT-WEIGHT: 400">- Âm dương quân bình</SPAN> :</SPAN></P>
<P =MsoTextIndent><SPAN lang=EN-US style="FONT-WEIGHT: normal; FONT-SIZE: 12pt"> </SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-WEIGHT: 400; FONT-SIZE: 12pt; FONT-STYLE: normal">Hai mặt âm dương tuy đối lập tiêu trưởng vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại thế quân-bình để hỗ-trợ lẫn nhau. Nên sự mất quân bình giữa âm dương là nguyên-nhân gây ra sự bệnh tật trong cơ thể và sự xáo-trộn trong tự- nhiên.</SPAN></P>
<P =MsoTextIndent><SPAN lang=EN-US style="FONT-WEIGHT: 400; FONT-SIZE: 12pt; FONT-STYLE: normal"></SPAN><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">Ứng-dụng của âm dương rất là đa-dạng và phong-phú, đứng về phương-diện dinh-dưỡng xác thân nếu duy-trì được sự quân-bình âm dương trong ăn-uống sinh- hoạt thì sẽ tránh được bệnh-tật.</SPAN></P>
<P =MsoTextIndent><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">Thiên Sứ (sưu tầm)</SPAN></P>
 

Thiên Sứ

New member
<P =Msonormal style="TEXT-INDENT: 36pt; TEXT-ALIGN: justify" align=center><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"><IMG src="uploads/hinhanh_07.2008/ThiênSứ/2010-01-07_003118_TamdiemVongtron.jpg" border="0"></SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-INDENT: 36pt; TEXT-ALIGN: justify" align=center><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt">Minh họa cơ cấu vũ trụ bằng tâm điểm và vòng tròn (1960) của các nhà đạo học mật tông gọi là mạn đà la.</SPAN></P>
<P =Msonormal style="TEXT-INDENT: 36pt; TEXT-ALIGN: justify" align=center><SPAN lang=EN-US style="FONT-SIZE: 12pt"></SPAN> </P>
 

Thiên Sứ

New member
<P><IMG src="uploads/hinhanh_07.2008/ThiênSứ/2010-01-17_053934_hocthuyetamduong.jpg" border="0"> </P>
<P> </P>
<P><FONT size=3>THIÊN SỨ</FONT></P>
 

truonghuuduyen

New member
Âm Dương:
<table id="AutoNumber8" style="border-collapse: collapse;" width="70%" bgcolor="#cccccc" border="0" bordercolor="#111111" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td valign="top" width="100%" align="left"> âm dương theo thuyết hữu hình
</td></tr></tbody></table>​
Ý nghĩa khởi đầu của hai chữ Âm Dương là:


    • [*] Dương là nơi có ánh sáng mặt Trời rọi tới, nên sáng sủa ấm áp.
      [*] Âm là phần bị khuất ánh sáng mặt Trời,nên tối đen lạnh lẽo.
Như vậy, khi ta đặt một vật dưới ánh sáng mặt Trời thì:


    • [*] Phần vật bên phía ánh sáng được gọi là Dương.
      [*] Phần vật phía sau, chỗ bóng tối là Âm.
Chúng ta có được ý nghĩa nầy là do giải thích 2 chữ Âm Dương bằng cách chiết tự. (Xem chi tiết nơi chữ: Chiết tự, vần Ch).
Vậy, Âm Dương là Tối Sáng. Từ ý nghĩa ban đầu nầy, người ta suy ra các ý nghĩa khác để chỉ hai cái tương phản nhau mà có cùng một nguồn gốc như: Lạnh nóng, đêm ngày, chết sống, nữ nam, ác thiện, đục trong, v.v... và sau đó đi tới cái nguyên lý ban đầu là hai Khí: Khí Âm và Khí Dương do Thái Cực biến hóa sanh ra. Ðây là khởi điểm của CKVT và vạn vật.

<table id="AutoNumber8" style="border-collapse: collapse;" width="70%" bgcolor="#cccccc" border="0" bordercolor="#111111" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td valign="top" width="100%" align="left"> http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/a/a</td></tr></tbody></table>​

 

truonghuuduyen

New member
<table width="100%" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td colspan="2"> Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc

</td></tr> <tr> <td class="cssDefaultTagLine" valign="bottom">đây là bài viết sưu tầm gởi HTDM
</td> <td class="cssDefaultDateTime" valign="bottom" align="right">
</td></tr> <tr> <td colspan="2" bgcolor="#eeeeee" height="1">
</td></tr> <tr> <td style="padding-right: 5px; padding-top: 5px;" colspan="2" valign="top"> <table style="border: 1px solid rgb(238, 238, 238); padding: 3px;" width="180" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td> </td></tr> <tr> <td id="relatedArticles_E87168AED88D45648F671CE3F2BB4818" style="padding-bottom: 3px; padding-top: 7px;">
</td></tr></tbody></table> Học thuyết âm dương ngũ hành không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tầm vận dụng. Có thể nói, ít có học thuyết triết học nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này.
Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm dương ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông.
Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất".
<st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Lão</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Tử</st1:sn></st2:personname> (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm dương. Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là âm dương.
Học thuyết âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong "Kinh Dịch". Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt (--) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-), (--) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi âm dương, không vật gì không được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau. Các học giả từ thời thượng cổ đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhiên bằng trực quan, cảm tính của mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch (--) (-) và tạo nên sức sống cho hai vạch đó. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng, do sự giao cảm của âm dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi mô đến vĩ mô, từ một sự vật cụ thể đến toàn thể vũ trụ.
<st1:givenname w:st="on">Theo</st1:givenname> lý thuyết trong "Kinh Dịch" thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: "Dịch có thái cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ". Như vậy, tác giả của “Kinh Dịch" đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là "Kinh Dịch”. Ở "Kinh Dịch", âm dương được quan nệm là những mặt, những hiện tượng đối lập. Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây, trong xã hội: quân tử - tiểu nhân, chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào cũng có một thái cực, thái cực là ầm dương). <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Nhìn</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">chung</st1:sn></st2:personname>, toàn bộ “Kinh dịch” đều lấy âm dương làm nền tảng cho học thuyết của mình.
Vấn đề âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống con người được bàn nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Hoàng đế và <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Kỳ</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Bá</st1:sn></st2:personname> qua tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Tác phẩm này lấy âm dương để xem xét nguồn gốc của các tật bệnh. "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm làm đất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng hình".
Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm âm dương. <st1:givenname w:st="on">Theo</st1:givenname> tác phẩm thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất. Mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều có thể lấy âm dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi âm dương trong tự nhiên mà cố thể suy diễn, phân tích luật âm dương trong cơ thể con người.
Từ những quan niệm trên về âm dương, người xưa đã khái quát thành quy luật để khẳng định tính phổ biến của học thuyết này: Trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), "cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải".
Âm dương còn đối lập nhau cả ở phương vị nữa. <st1:givenname w:st="on">Theo</st1:givenname> "Nội kinh", khí dương lấy phía <st2:place w:st="on"><st2:country-region w:st="on">Nam</st2:country-region></st2:place> làm phương vị, lấy phía Bắc làm nơi tàng thế. Khí âm lấy phía Bắc làm phương vị, lấy phía <st2:place w:st="on"><st2:country-region w:st="on">Nam</st2:country-region></st2:place> làm nơi tiềm phục. Nếu suy rộng hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đổi như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, đông - tây, trong xã hội : quân tử - tiểu nhân, hưng phấn với ức chế, vô hình với hữu hình... chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự không một cái gì không phải là quan hệ đối nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đã lập của âm dương. Do đó, âm dương tuy là bước đầu phát hiện được những mặt đối lập khái niệm trừu tượng nhưng nó có sẵn cơ sở tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật chất, nó có thể bao quát và phổ cập tất cả vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: các thuộc tính đối lập của mọi sự vật, âm "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào dương tuỳ đối lập, mâu thuẫn nhau, song cũng có một thái cực, thái cực là âm dương), không tách biệt nhau mà xâm nhập vào nhau, không phải là tuyệt đối mà là tương đối, không phải là đại biểu cố định cho một số sự vật nào đó mà là đại biểu cho sự chuyển biến, đối lập của tất cả các sự vật. Song âm dương không phải là hai mặt tách rời nhau và chỉ có đấu tranh với nhau mà còn thống nhất với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại, "âm là cái dương vẫn tìm, mềm là cái dương vẫn lấn".
Trong vũ trụ, cái gì cũng thế, "cô dương thì bất sinh, cô âm thì bất trường". Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa được. Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất <st1:givenname w:st="on">theo</st1:givenname>, "dương cô thì âm tuyệt", âm dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Sách</st1:givenname> <st1:middlename w:st="on">Lão</st1:middlename> <st1:sn w:st="on">Tử</st1:sn></st2:personname> viết: "phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”.
Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương <st1:givenname w:st="on">theo</st1:givenname> quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vãn động, biến hóa và phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương.
Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan.
Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bàn thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm hoàn bị.
Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh thư" ở chương "Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu". <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Trong</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Cửu</st1:sn></st2:personname> trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng những tên của năm loại vật chất cụ thể (<st1:givenname w:st="on">kim</st1:givenname>, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm <st1:givenname w:st="on">theo</st1:givenname> tính chất của các loại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đứng về mặt thiên thời, "Hồng phạm" cho rằng có cái gọi là ngữ "kỷ" (một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số). Về hiện tượng xã hội và hiện tượng tinh thần của con người, "Hồng phạm" đề xuất "ngũ sự" và "ngũ phúc". Ngũ sự như: một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm là suy nghĩ. Ngũ phúc như: một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếu đức, năm là khảo trung mệnh. Qua đó nhận thấy "Hồng phạm" dùng ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiên với hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có trật tự. Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định ngũ hành là cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật chất: thủy, hỏa, <st1:givenname w:st="on">kim</st1:givenname>, mộc, thổ. "Hồng phạm" đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại phong bến sau này. Các nhà duy vật và duy tâm từ những lập trường và giác độ khác nhau mà rút ra từ "Hồng phạm" những tư tưởng phù hợp với mình. Chính "Hồng phạm" và "Kinh dịch" đã tạo nên cái nền của vu trụ luận.
Trong thiên "Thập nhi kỉ" sách “Lã Thị Xuân Thu" phần nói về mối quan hệ giữa ngũ hành với giới tự nhiên có rõ nét hơn. "Nguyệt lệnh" dùng thuộc tính vốn có của năm loại vật chất và tác dụng (tương sinh) lẫn nhau giữa chúng để thuyết minh cho sự biến hóa của thời tiết bốn mùa. Sự thuyết minh này tuy có tính chất khiên cưỡng nhưng là một quan điểm duy vật. Còn về mặt xã hội thì "Nguyệt lệnh" cũng giống như "Hồng phạm", ý đồ chính trị đã được nâng lên đến mức thể chế hành động của ông vua theo ngũ hành. Người ta lấy sự chặt chẽ của trật tự ngũ hành và quan hệ sinh khắc của nó để làm mực thước cai trị xã hội.
<st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Trâu</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Diễn</st1:sn></st2:personname> là một lãnh tụ quan trọng của các nhà ngũ hành thời Chiến quốc. Khi đưa thuyết ngũ hành vào lịch sử ông đã dùng trật tự của ngũ hành để gán ghép cho trật tự của các triều đại vua. Ý tưởng của ông đã thành một nếp khẳng định trong ý thức hệ của giai cấp phong kiến, đến nỗi gây ra cuộc tranh luận về việc chọn tên "hành" cho triều đại nhà Hán (một triều đại mà học thuyết âm dương ngũ hành rất thịnh và được đem ứng dựng vào tất cả các công việc hàng ngày, vào mọi mặt của đời sống xã hội). Lý luận của <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Trâu</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Diễn</st1:sn></st2:personname> được các danh gia đương thời hấp thụ và quán triệt vào các lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội.
Học thuyết ngũ hành của Đổng Trọng Thư một nho si uyên bác đời Hán có nhiều điểm khác với tư tưởng của Cơ Tử vả <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Trâu</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Diễn</st1:sn></st2:personname>. Đi sáu vào hình thái của quy luật ngũ hành, Đổng Trọng Thư cho rằng: trật tự của ngũ hành bất đầu từ mộc qua hỏa, thổ, <st1:givenname w:st="on">kim</st1:givenname> thủy. Khi phân tích quy luật sinh khắc của ngũ hành, ông đã dựa hẳn vào sự diễn biến của khí hậu bốn mùa. <st1:givenname w:st="on">Theo</st1:givenname> ông, sở dĩ có sự vận chuyển bốn mùa là do khí âm, dương biến đổi.
Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành.
Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Trung</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Quốc</st1:sn></st2:personname>.
Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được thực hiện qua các quy luật của ngũ hành.
Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ. Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Đó gọi là ngũ hành tương sinh. Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh <st1:givenname w:st="on">kim</st1:givenname>, <st1:givenname w:st="on">kim</st1:givenname> sinh thủy, thủy sinh mộc.
Ngoài quy luật tương sinh còn có quy luật tương khắc. "Khắc" có nghĩa là chế ước, ngăn trở, loại trừ. Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hoả khắc <st1:givenname w:st="on">kim</st1:givenname>, <st1:givenname w:st="on">kim</st1:givenname> khắc mộc.
Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc, trong tương khắc cũng ngụ có tương sinh. Đó là quy luật <st1:givenname w:st="on">chung</st1:givenname> về sự vận động, biến hóa của giới tự nhiên. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vạt không thể có sự sinh hóa. Vi vậy, tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng bằng tương đối của hết thảy mọi sự vật.
Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường. Còn nếu giữa ngữ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ".
Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm. Nhân vật nổi tiếng nhất trong việc kết hợp hai học thuyết trên là <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Trâu</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Diễn</st1:sn></st2:personname>. Ông đã dùng hệ thống lý luận âm dương ngũ hành "tương khắc, tương sinh" để giải thích mọi vật trong trời đất và giữa nhân gian. <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Trâu</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Diễn</st1:sn></st2:personname> là người đầu tiên vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói <st1:givenname w:st="on">chung</st1:givenname>.
Cuối thời <st1:givenname w:st="on">Chiến</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Quốc</st1:sn>, đầu thời <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Tần</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Hán</st1:sn></st2:personname> có hai xu hướng khác nhau bàn về sự kết hợp giữa thuyết âm dương và thuyết ngũ hành.
Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết hợp âm dương ngũ hành để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. <st1:givenname w:st="on">Theo</st1:givenname> ông, giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí. Khi giải đáp về khởi nguồn, kết cấu của vũ trụ, ông đã sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên cả vũ trụ, có ý thức và đạo đức đó là trời. Theo ông, trong vũ trụ con người là sự sáng tạo đặc biệt của trò vượt lên vạn vật, tương hợp với trời, trời có bốn mùa, con người có tứ chi. Từ thuyết "thiên nhân hợp nhất", ông đã dẫn dắt ra mệnh đề "thiên nhân cảm ứng", cho rằng thiên tai là do trời cảnh cáo loài người. Ông còn lợi dụng quan điểm định mệnh trong học thuyết âm dương ngũ hành để nói rằng "dương thiên, âm ác". Tuy Đổng Trọng Thư đưa ra phạm trù "khí", "âm dương", "ngũ hành" để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, song ông lại cho rằng những thử khí ấy bi ý chí của thượng đế chi phối. Triết học của ông có màu sắc mục đích luận rõ nét. Bên cạnh đó ông còn nói trời không đổi, đạo cũng không đổi để phủ nhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan.
Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học âm dương ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Tác phẩm này đã dùng học thuyết trên để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất: coi con người và hoàn cảnh là một khối thống nhất, con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại, con người không thể tách rời giới tụ nhiên mà sinh sống được, con người với giới tự nhiên là tương ứng. Tự nhiên có âm dương ngũ hành thì con người có "thủy hỏa" ngũ tạng. Nội kinh viết: "âm dương là quy luật của trời đất tuy không thấy được nhưng chúng ta có thể hiểu được nó thông qua sự biểu hiện của thủy hỏa khí huyết, trong đó hỏa khí thuộc dương, thủy huyết thuộc âm". Tác phẩm này còn dùng các quy luật âm dương ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các phú tạng trong cơ thể. Tác phẩm đã vãn dụng sự kết hợp giữa học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hãnh để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như các biểu hiện trong cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đây là một quan điểm hoàn chỉnh và là một điển hình của phép biện chứng thô sơ.
Học thuyết âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương. Âm dương là quy luật <st1:givenname w:st="on">chung</st1:givenname> của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa. Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất. Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích. Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.
Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũ hành. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Có thể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành có mối quan hệ không thể tách rời.
Âm dương ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người <st2:personname w:st="on"><st1:givenname w:st="on">Trung</st1:givenname> <st1:sn w:st="on">Quốc</st1:sn></st2:personname> cổ đại. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Đến thời Chiến quốc, học thuyết âm dương ngũ hành đã phát triển đến một trình độ khá cao và trở thành phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đã lùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một số ngành khoa học cụ thể.
</td></tr></tbody></table>
 

truonghuuduyen

New member
BÁT QUÁI ĐÀI

Bát: Tám, thứ tám. Quái: Quẻ. Ðài: Tòa nhà cao lớn.
Bát Quái Ðài là tòa nhà cao lớn, có tám cạnh đều nhau, là nơi ngự của Ðức Chí Tôn và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, dưới quyền chưởng quản của Ðức Chí Tôn Thượng Ðế.
Trong Chú giải PCT, Ðức Phạm Hộ Pháp có viết:
"Trong BQÐ, kể từ Tiên vị đổ lên tới Thầy thì đã vào địa vị của các Ðấng trọn lành; từ Thánh vị trở xuống Nhơn vị thì vào hàng Thánh; từ cầm thú xuống vật chất thì vào hàng phàm tục. Ấy vậy, trong BQÐ, từ bực Thánh hồn thì còn phận sự điều đình CKTG, giao thiệp cùng các chơn hồn ở trong vòng vật chất, nâng đỡ, dạy dỗ cho phàm phẩm tấn hóa lên tới Thánh vị. Hễ vào đặng Thánh vị rồi thì tự nhiên mình biết lấy mình, dầu phải bị đọa trần đi nữa cũng còn giữ vẹn Thánh đức mà tu hành, đặng đạt đến địa vị trọn lành. Lên địa vị trọn lành rồi thì mới đồng quyền cùng Tạo Hóa, từ bi, tự tại, bất tiêu bất diệt."
Ðức Chí Tôn lập Ðạo Cao Ðài với hình thể gồm ba đài:

  1. Cửu Trùng Ðài là phần hữu hình, thuộc về Ðời, tức là xác thể của Ðạo.
  2. Hiệp Thiên Ðài là phần bán hữu hình, nửa Ðời nửa Ðạo, tức là chơn thần của Ðạo.
  3. Bát Quái Ðài là phần vô hình thuộc về Ðạo, tức là linh hồn của Ðạo.
Xác nhờ chơn thần mà liên lạc với Hồn, thì CTÐ cũng nhờ HTÐ mà thông công với BQÐ. Hồn muốn điều khiển Xác thì phải qua trung gian của chơn thần, nên BQÐ phải nhờ HTÐ mà điều khiển CTÐ.

  • Ðức Giáo Tông làm chủ CTÐ.
  • Ðức Hộ Pháp làm chủ HTÐ.
  • Ðức Chí Tôn làm chủ BQÐ.
Ðức Chí Tôn làm chủ BQÐ tức là nắm Hồn của Ðạo thì chẳng khi nào Ðạo chịu dưới quyền phàm nữa, cho nên Ðức Chí Tôn nói: "Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nữa."
Cơ mầu nhiệm của Ðạo là do chỗ Ðức Chí Tôn mở cửa BQÐ cho các chơn linh đã tự mình lập vị nơi CTÐ thì được vào BQÐ mà hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
CTÐ chỉ cách BQÐ có một cánh cửa, cũng như Niết Bàn cách phàm trần có một xác thân. Cánh cửa ấy nay đã mở thì cơ đắc đạo tại thế đã mở ra rồi vậy.
CTÐ lo phần độ rỗi chúng sanh thì BQÐ lo phần siêu rỗi
Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo về Con đường TLHS, Ngài đến quan sát BQÐ nơi cõi thiêng liêng thuật lại như sau:
"Ðài ấy có 8 góc, kêu là BQÐ, không thế gì chúng ta tả ra với lời nói đặng, bởi đài ấy huyền bí lắm, biến hóa vô cùng. Nó có 8 cửa. Trong 8 cửa ấy, chúng ta ngó thấy cả vạn linh và vật loại, các hình thể vạn linh đều xuất hiện, hình ảnh sáng suốt, hiện ra hào quang chiếu diệu. Trong 8 góc có 8 cái cầu. Lạ thay, cầu ấy không phải bằng cây ván, mà nó là 8 đạo hào quang. Cầu ấy bắc ngang bờ. Dưới cầu ấy, chúng ta ngó thấy dường như một Bích Hải, nước xao sóng dợn như biển sôi nổi đó vậy. Trong 8 góc chúng ta thấy đó, chắc cả thảy đều để ý nơi góc ta đến, thấy nhơn loại đi tới đi lui nhiều hơn hết.
Lạ thay cầu ấy rất huyền diệu, ai đứng lên đó được mới biết mình nhập vô BQÐ. Lúc để bước lên cầu, cầu ấy chuyển đi, làm cho chúng ta phải yếu, đi không đặng. Chúng ta muốn thối bộ. Khi chơn vừa bước tới, chính mình ta ngó thấy dường như mình yếu đi, nhưng người nào bước tới cũng đặng. Ði được nửa chừng, nếu không đủ Thiên vị, hay vì tội tình oan gia nghiệt chướng mà chúng ta đã đào tạo nơi mặt thế nầy, chúng ta đi tới nửa cầu sẽ bị lọt xuống Bích Hải. Lọt xuống đó rồi, ta thấy hồi lúc đi, còn ở trên cầu, chúng ta thấy hình ảnh còn đẹp đẽ tốt tươi, hễ lọt xuống Bích Hải rồi, chúng ta thấy hình thù trở nên đen thui, dị hợm lắm, ta không thể tưởng tượng, còn hơn loài mọi kia tối đen như vậy."
Cách thờ phượng nơi Bát Quái Ðài TTTN:

BQÐ nơi TTTN có hình Bát quái, cao 12 bực, trên bực cao nhứt có cẩn 8 cung Bát quái, tại trung tâm của 8 cung Bát Quái nầy có đúc một cái trụ, trên trụ đặt Quả Càn Khôn hình cầu. Quả Càn Khôn có đường kính 3 thước 3 tấc, sơn màu xanh da trời, trên đó có cẩn 3072 ngôi sao tượng trưng Vũ trụ hữu hình gồm Tam thiên thế giới và Thất thập nhị Ðịa, phía trước Quả Càn Khôn vẽ Thiên Nhãn trên ngôi sao Bắc Ðẩu.
Dưới Quả Càn Khôn là bệ thờ trên đó đặt Long vị của Ba Ðấng Giáo Chủ Tam giáo: Ðức Phật Thích Ca, Ðức Thái Thượng Ðạo Tổ, Ðức Khổng Tử. Phía dưới ba Long vị nầy là ba Long vị của Tam Trấn Oai Nghiêm: Ðức Quan Âm Bồ Tát, Ðức Ðại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch, Quan Thánh Ðế Quân.
Tiếp theo bên dưới nửa, theo hàng dọc ở giữa là Long vị của Ðức Chúa Jésus, Giáo Chủ Thánh Ðạo; kế dưới nữa là Long vị của Khương Thượng Tử Nha, cầm quyền Thần Ðạo.
Nếu kể theo hàng dọc ở giữa từ trên xuống dưới thì có: Ðức Phật Thích Ca, Lý Ðại Tiên Trưởng, Ðức Chúa Jésus, Ðức Khương Thượng Tử Nha, kết hợp với 7 cái ngai nơi cấp 9 CTÐ tượng trưng Nhơn Ðạo, thì hàng giữa gồm đủ Ngũ Chi Ðại Ðạo: Phật đạo, Tiên đạo, Thánh đạo, Thần đạo, và Nhơn đạo.
Cách sắp đặt thờ phượng nơi BQÐ như vậy là để thể hiện tôn chỉ của Ðạo Cao Ðài là "Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhứt."
Nơi BQÐ của TTTN còn có Long vị thờ chư vị Thánh Tử Ðạo và các Chức sắc nam nữ đã qui vị, để cho trọn phép: Thiên Nhơn hiệp nhứt.
Phía bên trên của BQÐ TTTN là một kiến trúc xây cao ba từng hình 8 cạnh bát quái, dính liền với CTÐ: từng dưới cao chừng 9 mét, từng giữa cao chừng 4 mét và từng trên hết cao chừng 5 mét, có nóc bát quái, trên nóc là một tòa sen lớn, trên đó có đắp tượng ba vị Cổ Phật gọi là Tam Thế Phật:

  • Brahma Phật đứng trên lưng con Thiên nga, day mặt về hướng Tây, tay mặt bắt ấn, tay trái cầm bửu châu.
  • Civa Phật đứng trên lưng con Giao long, nhìn hướng Nam, tay mặt cầm kiếm chống xuống, tay trái chống nạnh.
  • Christna Phật đứng trên Thất đầu xà, nhìn hướng Bắc, cầm ống sáo thổi.
PCT: Pháp Chánh Truyền
BQÐ: Bát Quái Ðài.
CKTG: Càn Khôn Thế giới.
CTÐ: Cửu Trùng Ðài.
HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.
TTTN: Tòa Thánh Tây Ninh.


TRÍCH LỤC TỦ SÁCH CAO ĐÀI
 

truonghuuduyen

New member
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CAdmin%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><link rel="Edit-Time-Data" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CAdmin%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_editdata.mso"><!--[if !mso]> <style> v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} </style> <![endif]--><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" name="place"></o:smarttagtype><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" name="State"></o:smarttagtype><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" name="date"></o:smarttagtype><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" name="country-region"></o:smarttagtype><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><style> <!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Wingdings; panose-1:5 0 0 0 0 0 0 0 0 0; mso-font-charset:2; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:0 268435456 0 0 -2147483648 0;} @font-face {font-family:VNI-Centur; panose-1:0 0 0 0 0 0 0 0 0 0; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:3 0 0 0 1 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p.MsoBodyTextIndent2, li.MsoBodyTextIndent2, div.MsoBodyTextIndent2 {mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0in; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0in; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";} </style> <![endif]--> 1. Bát quái và Bát quái đài

quái là tám quẻ, mỗi quẻ là một ký hiệu (phù hiệu) gồm ba vạch (hào), chồng lên nhau, hoặc toàn vạch đứt (hào âm – –) như quẻ Khôn, hoặc toàn vạch liền (hào dương ––) như quẻ Càn, hoặc kết hợp cả vạch đứt và vạch liền (sáu quẻ Chấn, Tốn,Khảm, Ly, Cấn, Đoài). Để dễ nhớ ký hiệu tám quẻ người xưa bày ra khẩu quyết: Càn tam liên; Khôn lục đoạn; Chấn ngưỡng vu; Cấn phúc uyển; Khảm trung mãn; Ly trung hư; Đoài thượng khuyết; Tốn hạ đoạn, nghĩa là: Càn ba liền; Khôn sáu khúc; Chấn chén ngửa; Cấn chén úp; Khảm bụng đầy; Ly ruột rỗng; Đoài hở trên; Tốn đứt dưới.
Tám quẻ tượng trưng cho tám yếu tố trong thiên nhiên (Càn: trời; Khôn: đất; Chấn: sấm; Cấn: núi; Tốn: gió; Khảm: nước; Ly: lửa; Đoài: đầm nước), và mỗi quẻ còn mang thêm nhiều ý nghĩa tượng trưng riêng liên quan người, vật, v.v... Chẳng hạn: Càn: cương kiện; Khôn: nhu thuận; Chấn: động; Cấn: tĩnh; Tốn: nhập vào; Khảm: sa xuống; Ly: sáng sủa; Đoài: vui vẻ...
Ý nghĩa tượng trưng của mỗi ký hiệu (quẻ) trong bát quái có thể mở rộng phù hợp với ý nghĩa căn bản của biểu tượng. Như quẻ Càn, từ cái nghĩa là trời, cương kiện lại được mở rộng thành: vua, cha, rồng, ngựa, vàng, ngọc, v.v... Vì thế, tám quẻ mở rộng ra đến cùng cực thì có thể bao quát các hiện tượng, trạng thái của vũ trụ vạn vật; mà vũ trụ vạn vật gom tóm lại thì có thể quy về bát quáiÝ nghĩa này của bát quái trong mối tương quan giữa bát quái và vũ trụ vạn vật đã lý giải vì sao khi xây dựng Đền thánh Cao Đài (1931-1955) tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, thị xã Tây Ninh ngày nay, thì phần kiến trúc mệnh danh Bát quái đài chính là nơi tín đồ Cao Đài thờ Thượng đế theo nghĩa thờ đấng Tạo hóa đã tạo lập vũ trụ càn khôn. Ngay khi mới mở đạo Cao Đài, ngày <st1:date month="10" day="24" year="1926">24-10-1926</st1:date> thánh giáo của Cao Đài Tiên ông cũng giảng về mối tương quan giữa bát quái và vũ trụ như sau: “Nên Thầy khai bát quái mà tác thành càn khôn thế giái...” (Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ nhứt. Sài Gòn: Nhà in Tam Thanh, 1928, tr. 42.)
Ở phía bắc huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có một nơi gọi là Bát quái đài hay Bát quái đàn, mà theo truyền thuyết đấy là nơi Phục Hy bắt đầu vạch ra bát quái. Nhưng Bát quái đài của Cao Đài có ý nghĩa khác hẳn.
Bát quái đài ở Đền thánh (có tám cột rồng vàng ở tám góc của bát quái) là nơi thờ đức Ngọc Hoàng Thượng đế (Cao Đài Tiên ông) và chư thần thánh, tiên phật. Bát quái đài gồm mười hai bậc (mỗi bậc cao 10cm, có tám cạnh) bằng đá mài màu vàng xây chồng lên nhau, nhỏ dần từ dưới lên trên. Bậc chót hết đặt trên nền cao hơn mặt đất 2,4 mét (bội số của 12), như vậy bậc trên cùng cách mặt đất 3,6 mét (bội số của 12).
Mười hai bậc của Bát quái đài tượng trưng cho mười hai tầng trời, gồm có cửu trùng thiên (chín tầng: tầng 1, tầng 2, Thanh thiên, Huỳnh thiên, Xích thiên, Kim thiên, Hạo nhiên thiên, Phi tưởng thiên, Tạo hóa thiên) cộng thêm ba tầng nữa: Hư vô thiên, Hội nguơn thiên, Hỗn nguơn thiên.
Theo giáo lý Cao Đài, Thượng đế là Đấng thập nhị khai thiên (lập ra mười hai tầng trời), số 12 là số riêng của Trời. Cho nên khi lạy Trời thì 3 lạy, mỗi lần lạy gật đầu 4 cái, tương đương 12 lạy. Thánh giáo Cao Đài: “Thập nhị khai thiên là Thầy, chúa cả càn khôn thế giới (...). Số mười hai là số riêng của Thầy.” (Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ nhứt. Sài Gòn: nhà in Tam Thanh, 1928, tr. 12.)

2. Bát quái theo truyền thống kinh Dịch

o truyền thuyết, Phục Hy tạo ra bát quái tiên thiên, các quẻ theo thứ tự:Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Văn Vương tạo ra bát quái hậu thiên, các quẻ theo thứ tự: Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Kiền, Khảm, Cấn. Trong bài Kinh Dịch với thiền Cao Đài trên tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ, số 3 (25).1999, phần nào ý nghĩa của hai bát quái này đối với hành giả đã được trình bày khái quát. (Hoặc xem Lê Anh Dũng, Giải mã truyện Tây du. Nxb Trẻ, 2000, tr. 53, 56 (bài Ngọn gió trong lò).

3. Bát quái dân gian
<!--[if gte vml 1]><v:shapetype id="_x0000_t75" coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"> <v:stroke joinstyle="miter"/> <v:formulas> <v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"/> <v:f eqn="sum @0 1 0"/> <v:f eqn="sum 0 0 @1"/> <v:f eqn="prod @2 1 2"/> <v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"/> <v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"/> <v:f eqn="sum @0 0 1"/> <v:f eqn="prod @6 1 2"/> <v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"/> <v:f eqn="sum @8 21600 0"/> <v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"/> <v:f eqn="sum @10 21600 0"/> </v:formulas> <v:path o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"/> <o:lock v:ext="edit" aspectratio="t"/> </v:shapetype><v:shape id="_x0000_i1026" type="#_x0000_t75" alt="" style='width:150.75pt; height:166.5pt'> <v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\Admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg" o:href="http://www.thienlybuutoa.org/LAD/Bat%20quai%20Dan%20gian.jpg"/> </v:shape><![endif]--><!--[if !vml]-->
<!--[endif]-->​
Trong dân gian, thầy bói có khi dùng loại bát quái này. Nó gồm tám quẻ xếp đặt như sau (kể theo chiều kim đồng hồ): Càn, Cấn, Khảm, Chấn, Khôn, Đoài, Ly, Tốn. Nghiên cứu kinh Dịch, John Blofeld ngờ rằng có thể do các thầy bói không nắm chắc về bát quái nên sắp đặt sai vị trí, hoặc là có một nguyên do hợp lý nào khác nhưng ta chưa hiểu rõ. (John Blofeld, I ching (the Book of Change). <st1:state><st1:place>New York</st1:place></st1:state>: E.P. Dutton & Co. Inc., 1965, p. 218.)
Bát quái dân gian còn thường dùng trong phong thủy, nhằm thay đổi hướng “tà khí”, chuyển vận xấu thành vận tốt cho người chủ những ngôi nhà chẳng may tọa lạc ở những vị thế mà thuật phong thủy cho là bất lợi. Người ta thường treo bát quái trừ tà ở truớc nhà, trước cửa, trên khung cửa, nhằm che chắn hay “hóa giải” những hướng xấu (tà khí) từ bên ngoài đi vào nhà. Chẳng hạn, chủ nhà thường treo bát quái trong các trường hợp như sau:
– cửa chính nhà mình trực diện cửa chính nhà khác;
[Trường hợp này, nếu một nhà đã treo bát quái thì nhà đối diện thường cũng phải treo bát quái để ngăn chặn “tà khí” do nhà hàng xóm tống khứ vào nhà mình (!).]
– đòn dông (đầu hồi) mái nhà khác hoặc kèo quyết của nhà khác chỉa thẳng vào nhà mình;
[Kèo quyết là hai cây kèo tại góc chịu cả hai mái chái giáp nhau. Nhiều đền, chùa, miếu... vì thế thường tạo dáng cho nơi hai mái chái giáp nhau cong quớt lên trời, để tránh gây ảnh hưởng xấu cho nhà khác.]
– góc tường nhà người khác (hình chữ L) như mũi nhọn chỉa vào nhà mình;
– hàng rào nhà người khác tạo hình những mũi tên nhọn chỉa vào nhà mình;
– một con đường, một cầu thang chạy thẳng vào cửa chính nhà mình;
– trước nhà mình có một chướng ngại vật án ngữ (cột đèn, cột điện thoại, vách tường hậu nhà trước mặt, nghĩa địa, miệng cống, toa-lét, v.v...);
– nhà mình xoay về hướng tây-nam (phong thủy cho là hướng của... quỷ!), v.v...

4. Bát quái Cao Đài

<!--[endif]-->​
Bát quái đài của Đền thánh Cao Đài Tây Ninh có một đặc điểm khác hẳn các thuyết Dịch lý truyền thống. Như trên đã nói, Bát quái đài gồm mười hai bậc; ở bậc thứ mười hai cẩn tám quẻ bát quái, nhưng không theo thứ tự tiên thiên của Phục Hy (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn), mà cũng không theo thứ tự hậu thiên của Văn Vương (theo chiều kim đồng hồ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài). Bát quái Cao Đài ở Đền thánh đổi chiều xoay Bát quái hậu thiên, tám quẻ được đặt ngược chiều kim đồng hồ tức là cùng chiều với chiều quay của trái đất quanh mặt trời. Như vậy, chỉ có hai quẻ Chấn (hướng đông) và Đoài (hướng tây) giữ nguyên vị trí, sáu quẻ còn lại đều đổi chỗ (ở đây, hình minh họa Bát quái hậu thiên đã không đặt <st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region> trên và Bắc dưới theo truyền thống kinh Dịch Trung Hoa, để dễ đối chiếu với Bát quái Cao Đài).
Tại sao Cao Đài đổi chiều Bát quái hậu thiên như vậy? Theo sử quan Cao Đài, lịch sử văn minh, tư tưởng triết giáo của nhân loại trải qua ba thời kỳ (xem thêm Lê Anh Dũng, Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. Huế: Nxb Thuận Hóa, 1996, tr. 15-22):
- Nhất kỳ và Nhị kỳ Phổ độ là chiều vãng, chiều đi ra;
- Tam kỳ Phổ độ là chiều lai, chiều đi vào.
Con đường của đạo Cao Đài (cũng gọi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ) là con đường phản phục hay quynguyên phản bản. Nói cách khác: Bát quái hậu thiên của Văn vương là chiều vãng (nhất tán vạn, của Nhất và Nhị kỳ Phổ độ); còn Bát quái Cao Đài là chiều lai (vạn quy nhất) của Tam kỳ Phổ độ.
Trong kiến trúc Đền thánh Tây Ninh, Bát quái đài nằm về hướng đông. Khi đặt ngôi thờ Thượng đế (cũng là Thái cực Thánh hoàng, Đấng sáng tạo vũ trụ) ở hướng đông thì tương ứng với cung Chấn của Bát quái đài. Chấn là sấm động, là tiếng nổ. Theo giáo lý Cao Đài, vũ trụ được tạo thành từ một tiếng nổ. Thực vậy, dường như đã có phần nào tương đồng với lý thuyết “big-bang” khi thánh giáo Cao Đài ngày 23-9 Bính Tý (06-11-1936) giảng về sự tạo lập vũ trụ như sau: “... nổ tung ra một tiếng vang lừng dữ dội phi thường, làm cho rúng động cả không gian ... Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái cực trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng, nắm trọn quyền hành, thống chưởng cả càn khôn vũ trụ ... hóa sanh muôn loài vạn vật.” (Đại thừa chơn giáo. Sài Gòn: Cao Đài Chiếu Minh xb., 1950, tr. 410.)
Ÿ
Là một tôn giáo bản địa, đạo Cao Đài quả thực đã có những nét rất riêng khi “nói khác” truyền thống cũ của triết giáo phương Đông, mà Bát quái Cao Đài là một trường hợp điển hình, nhưng không phải là duy nhất. Điều ấy cho thấy Cao Đài là một cái tên thoạt nghe tưởng quen, nhưng hóa ra lại rất lạ, mà hành trình tìm kiếm bản sắc Cao Đài vẫn còn là một mảnh đất mới cho nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
SƯU TẦM truonghuuduyen
·
<o:p> </o:p>​

 

hienhuu

New member
Huynh truonghuuduyen sao chép mà không coi kỹ có phần bị sai như:

  • Brahma Phật đứng trên lưng con Thiên nga, day mặt về hướng Tây, tay mặt bắt ấn, tay trái cầm bửu châu.
  • Civa Phật đứng trên lưng con Giao long, nhìn hướng Nam, tay mặt cầm kiếm chống xuống, tay trái chống nạnh.
  • Christna Phật đứng trên Thất đầu xà, nhìn hướng Bắc, cầm ống sáo thổi.
Để hh chép lại bài thì này thì huynh sẽ thấy:

Nóc Bát-Quái có ba vị Phật,
Phật Brahma day mặt Tây-Phang.
Phò nguy tế chúng cứu nàn,
Cỡi Thiên-Nga đến trần-gian Nhứt-Kỳ.

Phật Civa day về hướng Bắc,
Thổi ống tiêu đạp Thất-Đầu-Xà.
Trừ lục-tặc, thập-tam-ma,
Giục lòng người biết khử tà tầm chơn.

Phật Christna mình trần chóng nạnh,
Cỡi Giao-Long nhìn chánh hướng Nam.
Cổi thân tế độ người phàm,
Chơn Trời gốc bể chưa nhàm dấu chân.

Ba vị Phật xây lưng kết chặt,
Độ quần-linh Nam, Bắc, Tây, Đông.
Đề cao chủ-nghĩa Đại-Đồng,
Gây tình thiện-cảm sống trong dinh-hoàn./.
Nguồn tham khảo: (click chuột vào các đường dẫn sau sẽ thấy được nội dung mà Huynh hienhuu đã trích)

4684144571_ed50ddd86e.jpg

4684778536_19bc812bee.jpg


------------------------------------------------------
(QTV1 thực hiện việc bổ sung nguồn dẫn theo đề nghị của Huynh hienhuu)
4684144095
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

truonghuuduyen

New member
chào huynh hienhuu không biết là bài thơ này huynh chep ở đâu đối chiếu lại thì thấy tài liệu sai chăng xin huynh vào trang sau trước khi đăng tải đệ rất cân nhắc...

mời huynh vào trang sau : http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/

nếu có gì xin huynh chỉ giáo thêm....
 
Q

QuanTriVien1

Guest
QTV1 - Thành viên Ban quản trị,
Cám ơn, Hiền huynh truonghuuduyen đã tham gia công tác quản trị cùng diễn đàn (nhắc nhở giúp BQT).
Thưa Hiền huynh hienhuu,
Như đã có lần thưa về việc dẫn nguồn trích dẫn, hay xuất xứ, v.v. của nội dung trích dẫn; nay xin thưa lại như sau (lần cuối cùng):
- Đề nghị dẫn nguồn của phần trích dẫn trong phần bài viết;
Ví dụ: Tài liệu tham khảo là Cao Đài Tự Điển, tác giả HT Nguyễn Văn Hồng, bản in điện tử; hay
Tài liệu tham khảo là
Cao Đài Tự Điển, ác giả HT Nguyễn Văn Hồng, quyển số ..., trang số ....; hay
Tham khảo lại đường link, đường dẫn sau: http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/t/t1-151.htm, hay
Nguồn:
http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/t/t1-151.htm
- Thể hiện tại bài viết phần nội dung dẫn chứng riêng biệt với nội dung của tác giả để tránh hiểu nhầm nội dung trích dẫn là do tác giả viết ra (như đã từng có).
- Ban quản trị sẽ xem xét các bài viết trong chủ đề này và có thể ở các chủ đề khác đối với trường hợp vị phạm Nội quy diễn đàn về "nguồn trích dẫn" không đúng, không rõ ràng, v.v..
- BQT cũng sẽ từ chối việc đăng bài không có nguồn trích dẫn bởi các lý do đơn giản như: hạn chế do tuổi cao, hạn chế về việc sử dụng IT, các lý do hạn chế khác v.v. mà BQT đã không làm tốt công tác này trong thời thời gian qua.

Ban quản trị thành thật xin lỗi các thành viên khác đã mất thời gian khi đọc bài viết này. Bài viết này đã được gửi vào tin nhắn cá nhân cho Hiền huynh hienhuu.
Trân trọng.
 

hienhuu

New member
4684144095_13f451eef7.jpg




hh không biết chèn hình nên nhờ làm giùm không biết được không ?
Những đường dẫn trên là của quyển sách đã được Hội-Thánh kiểm duyệt rồi !
Còn quyển Cao-Đài Từ-Điển mà huynh lấy từ đó chép ra có sai sót vì hiền tài Hồng chưa được Hội-Thánh Kiểm duyệt có sai sót là điều tất nhiên !./. Thân-Chào
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Facebook Comment

Top