Lời dạy của Đức Thái Bạch Kim Tinh

dong tam

New member
B. Không phải chỉ nghiêm khắc với tín đồ đạo hữu ngay cả với các Đấng Thiêng Liêng khác Ngài cũng buộc phải hành đúng trách nhiệm đã nhận.

Thí dụ: Ngay sau một chuyến hành đạo của chư vị nơi Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất theo sắc lệnh Thiêng Liêng, trong đàn phục lệnh có Đức Lê Đại Tiên giáng dạy:

Văn Duyệt… Này chư Thiên mạng, giờ điển quang Lão truyền nơi Văn Phòng trao sắc tứ cho Thiên Huyền Minh thay mặt hữu hình hầu dẫn dắt phái đoàn hồi cố. May thay! Lão chưa rời giây phút. Nếu trọng trách phải vươn nhằm xung điển của trược khí tụ thành một khối phản ứng xung lên làm cho phái đoàn một cơn kinh khủng. Nếu Lão không dùng huyền pháp đánh tan hắc khí thì Lão phải đi đọa tam đồ.

Nên Lão phục lệnh báo tin chư Thiên mạng tường, cần cẩn mật khi thừa hành sắc tứ nghe chư Thiên mạng.

Tiếp điển: Thái Bạch Kim Tinh… …

THI
Nhấp nhoáng ngoài tường hỏi đó ai?
Nhìn vào trong điện khách Cao Đài,
Tịnh bình, dao động do tay quậy,
Chẳng hiện minh châu bởi sắc tài,
Áo đạo phủ thân sao chẳng kín,
Vì tâm phàm tục dấy lòng tà,
Thương đời ngự bút mòn thân gỗ,
Dẫn dắt trở về phục đức tài.

Chư hiền cần kiên tâm làm được một điều chiếu sáng đó, cần nên thi hành muôn ngàn điều như thế để tựu trung vào một khối chói sáng tợ lằn Thiên điển. Như thế cho dù chư hiền nằm giữa lửa đỏ bao vây cũng không đốt đặng lòng người can trường thiết thạch. Bần Đạo dụng ý thức thử thách chư hiền, nhưng chư hiền vẫn nhứt tâm thi hành chánh đạo. Như thế Bần Đạo đáng khen nêu gương dũng sĩ.(…)

Đời người nếu chư hiền không thừa hành Thiên mạng thì phải chịu luật nhục dục sai khiến không bao giờ để cho chư hiền đệ muội yên thân, dù cho chư hiền đã là người thượng đẳng. Vui thay! Bần Đạo luận đôi đề chư hiền làm món ăn hành đạo.

Lê Văn Duyệt Thi
Trách nhiệm Lão giao đã thực hành,
Coi chừng ngọn kiếm của Trường Canh;
Lẫn lơ uổng kiếp ngàn công trận,
Cần giữ cho tròn cả chúng sanh.
Huyền MinhHuyền Minh Thiên mạng đã lo tròn,
Một mãi công trình tạc bảng son;
Đánh dấu từ khi tên tuổi khắc
Thủy chung tròn vẹn chứng đài son. (…)

Tái cầu: Tả Quân, Lão mừng chư Thiên mạng,
Thi
Phận làm Thiên mạng chớ đơn sai,
Luật pháp ban cho đã chỉ bày;
Đứng trước nhơn sanh tua chỉnh đốn,
Lão còn phải chịu há là ai.

Cười!… Lão ban sắc lệnh chư Thiên mạng liệt vị. Trước kia tuy chưa điều sơ xuất mà còn phải chịu giới luật Thiên điều. Vậy Thiên mạng chư hiền nên cẩn thận mọi hành động để tránh điều phạm phải
.”

Việc gì đã xảy ra khiến Đức Lê Đại Tiên bị Đức Lý Giáo Tông khiển trách? Theo lời kể của chư vị có tham dự phái đoàn đi hành đạo lần đó thì Đạo Trưởng Thiên Huyền Minh, người được Đức Lê Đại Tiên giao trách nhiệm hướng dẫn phái đoàn trở về, đã không mặc Bạch Y Sa mà thay vào đó là bộ veste trắng. Trong khi đang ở trên không trung, máy bay lọt vào vùng không khí loãng nên bị rung động mạnh khiến mọi người đang hiện diện trên phi cơ một phen kinh sợ.

Nhưng khi nhắc nhở, Đức Lý chỉ nhấn mạnh đến phần trách nhiệm của Đức Lê Đại Tiên còn về phần của ông Thiên Huyền Minh thì Ngài chỉ nhẹ nhàng nói phớt qua “Thủy chung tròn vẹn chứng đài son.”: làm việc gì cũng phải cho tròn vẹn như thế mới có công để ngày sau chứng quả ngôi vị. Tuy nhiên mọi người đều ngầm hiểu, đến như Đức Lê Đại Tiên còn bị Đức Lý răn đe “Coi chừng ngọn kiếm của Trường Canh” thì người ở trần thế dầu cho là Thiên phong chức sắc hãy lấy đó mà răn mình.
 

dong tam

New member
C. Về giờ giấc hành đạo

Cũng như các đấng Thiêng Liêng khác, Đức Giáo Tông rất chặt chẽ vấn đề giờ giấc trong khi hành đạo.

Ngài nhắc:

Đã là khởi thủy, mỗi mỗi việc hành nên đặt cho thành cái nếp, cái khuôn mẫu. Khó nhứt là buổi đầu, nếu dễ dãi quá sẽ là cái đà xuống dốc cho sự thất bại.
[Đức Lý Giáo Tông, Ngọc Minh Đài, Rằm tháng 4 Mậu Thân (11.5.1968)]
 

dong tam

New member
2. Một nhà Giáo Dục tận tâm với trách nhiệm:

Khi cơ đạo đã trải qua 36 năm theo Thiên thơ tiền định, sự phân để hóa hầu phát triển việc phổ độ nhơn sanh, Tam Giáo Tòa đã chuyển hướng cơ quy nguyên thống nhất theo chiều hướng đi vào chiều sâu: “phổ thông giáo lý siêu đẳng đạo mầu và phổ thông giáo lý thế sự nhân tình” nhằm tạo ra sự thống nhất tinh thần trong đa dạng. Đây cũng là điều kiện căn bản để hoằng khai Đạo Trời ra năm châu hầu thực hiện sứ mạng mang tầm vóc nhân loại.

2.1. Với Ban Cai Quản các Thánh thất:

Triển khai Thánh Ý của Đức Chí Tôn từ lúc mới Khai Lập Đạo, về đạo sự ưu tiên: “… tùy sức mỗi đứa lo lập: - một Sở Trường Học - một Sở Dưỡng Lão Ấu và một Nơi Tịnh Thất.”

Đức Lý đã hướng dẫn các Hội Thánh quan tâm đến việc mở trường lớp dạy chữ quốc ngữ từ những năm cuối thập niên 20 cho đến thập niên 50, đem Đạo vào đời góp phần cùng xã hội thực hiện việc xóa mù chữ trong nhân dân và nâng cao dân trí nhứt là với lứa tuổi thanh thiếu niên.

Vào cuối thập niên 60 khi trình độ chung của xã hội và thanh thiếu niên đã được nâng cao một bước, với định hướng vào việc phổ thông giáo lý, các Đấng Tiền Khai và Ngài đã nhiều lần giáng đàn hướng dẫn Ban Cai Quản cần phải ý thức đến vấn đề làm sao để mỗi Thánh sở đều trở thành một trường giáo dân:

"Thánh Thất là trường giáo dân, ngoài chỗ thờ phượng tôn nghiêm đơn giản, nếu mỗi Thánh Đường dùng mọi trang trí lộng lẫy huy hoàng tôn nghiêm tráng lệ mà chung quanh vùng đó chưa có nhiều người vào đạo, hiểu đạo, thậm chí đến con em trong gia đình hướng đạo cũng không được sự dạy dỗ đạo lý, đó là trái với mục đích mở đạo của Thượng Đế Chí Tôn.

(…) Bần Đạo muốn thấy mỗi một Thánh Thất, Thánh Tịnh ý thức thể hiện được một hình thể tạm gọi là trường giáo dân. Trước nhứt là giáo dục con em trong gia đình đạo hữu để làm đà tiến cho các lãnh vực rộng rãi khác trong khuôn viên đạo đức… … Còn điều căn bản là sở tại địa phương nào phải lo theo địa phương ấy trong đường hướng đào tạo mầm non hướng đạo tương lai, đừng bao giờ quan niệm rằng ngồi không chờ ngày Chí Tôn vận hành cho cơ đạo thành.

Nếu không có lớp người căn bản nòng cốt, không chương trình ý thức đào tạo mầm non, chẳng những đạo không phát triển khai phóng mà trái lại thối lùi là khác.

[Đức Lý Giáo Tông (1970)]
 

dong tam

New member
2.2. Còn với đạo hữu: Ngài dạy

THI
Lòng thành giác ngộ chọn đường tu,
Học đạo cho lòng hết tối lu;
Đạo hữu sao không nghe đạo giảng
,
Tín đồ há lại chẳng đồ tu?
Đến chùa học đạo chừa tâm ác,
Vào thất nghe kinh sửa trí ngu
;
Trời Phật không cần ai lễ bái,
Mong người tu giải kiếp phàm phu.

(…) Các lớp giáo lý không được tham dự đầy đủ thì làm sao mà tiến bộ. Lớp lớn hãy làm gương cho lớp nhỏ. Cần học giáo lý để mở mang trí tuệ mà sáng suốt trên đường phụng sự
. [Đức Lý GT, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 01.12 Bính Dần (31.12.1986)]
 

dong tam

New member
Trong quá trình hướng dẫn, chăm sóc đạo hữu, Đức Lý đã nhiều lần thể hiện là

2.3. Một nhà sư phạm tâm lý:

Thí dụ, liên quan đến việc tái thiết Vĩnh Nguyên Tự, Ngài khéo léo để lời:

a. Dạy việc xây dựng

Hiền muội Bạch Tuyết!
Bần Đạo cảm thương tâm đạo và thiện chí của hiền muội đối với việc tái thiết Vĩnh Nguyên Tự. Tuy đạo tâm không thiếu, thiện chí có thừa, nhưng kiến thức còn quá nghèo nàn eo hẹp và đơn độc.

Hiền muội đã chọn ngày 13 khởi công đào móng cũng tốt, nhưng không tốt ở vĩnh cửu của nó
.”

Chúng ta, nhiều người đã biết và có kinh nghiệm vào những ngày Tam Nương như (03, 07, 13, 18, 22, 27) nếu khởi công bắt đầu một việc thường hay gặp trục trặc hay thất bại về sau. Đức Lý vẫn nói “chọn ngày 13 khởi công đào móng cũng tốt, nhưng không tốt ở vĩnh cửu của nó.”

Vậy hiền muội nghe Bần Đạo dạy đây: ngày khởi công đào móng đúng vào giờ Ngọ, ngày Dần tháng Ngọ, Trực Thành, năm Canh Tuất, nghĩa là 12 tháng 5 năm Canh Tuất.”
[Đức Lý Giáo Tông, Văn Phòng Cơ Quan PTGL,12.4 Canh Tuất (16.5.1970)]
 

dong tam

New member
b. Dạy thờ phượng theo hướng giảm hình tướng

… hai nghi tả hữu, chư hiền thờ Nhị Trấn và Tam Trấn là thờ cái chi của lý đạo đó chư hiền? Không phải thờ Quan Âm Thị Kính, cũng không phải thờ Quan Âm Diệu Thiện. Làm sao nói lên sự thờ kỉnh cái đức cứu khổ phổ tế nhơn sanh của Đấng ấy. Theo ý kiến Bần Đạo, không nên thờ hình tạc tượng mà chỉ vẽ chữ thờ thôi. Thí dụ như bốn chữ Hán tự: “Từ Hàn Phổ Tế”. Nhưng Bần Đạo nhường quyền quyết định cho chư hiền.

Còn bên kia thờ Quan Thánh trong giai đoạn nào? Nếu thờ hình, thử hỏi giai đoạn xem binh thơ hay giai đoạn cầm Thanh Long Đao trừ tà diệt nịnh? Hay giai đoạn trung phò Nhị Tẩu? Theo ý Bần Đạo nên vẽ Hán tự bốn chữ “Đức Sùng Diễn Chánh
”.

Nhưng Bần Đạo cũng nhường quyền quyết định cho Ban Tổ Chức.”

Hôm đó, Đức Lý Giáo Tông đã chỉ dạy một khía cạnh mới về hình thức thờ phượng nhắm đến mốc mục tiêu mới của tiến trình nâng cao tầm nhận thức của người tín hữu Cao Đài “chế giảm dần hình tướng, hướng về vô vi” của quá trình “Vạn thù quy nhứt bổn”. Nhưng Ngài không ra lệnh phải thi hành, trái lại “nhường quyền quyết định” cho Ban Cai Quản Vĩnh Nguyên Tự hầu chư vị tự chứng minh trình độ thông hiểu đạo lý của mình.
 

dong tam

New member
c. Hướng dẫn tâm lý và cách thức hành đạo cho quý đạo trưởng lúc Cơ Quan mới được thành lập:

Huệ Lương hiền đệ! Đã là Tổng Lý Minh Đạo một Cơ Quan, hiền đệ cố giữ uy tín đức độ và sự quí trọng của chức vụ.

Hiền đệ cần hành sự đúng theo khuôn khổ Đạo luật Qui Điều, không nên quá từ bi bác ái, quá cảm tình dễ dãi rồi Bần Đạo e danh thể Cơ Quan phải giảm khinh chăng?…

Chí Tín hiền đệ!… Người quân tử không để cho tiếng thị phi, lời dư luận làm xao động lòng mình, không vì một lời kích thích lòng tự ái, chí bảo thủ, tánh háo kỳ nhất thời mà để hỏng việc lớn.

Cũng thời một hành động nào đó, đặt đúng chỗ, làm đúng lúc, chắc chắn thành công. Nhưng đặt không đúng chỗ, làm không đúng lúc, chắc chắn hoài công.

Hiền đệ nên giữ chánh tâm, gìn chánh tín, tu chánh đạo mới thành chánh quả. Hãy tiết kiệm ngày giờ cũng như tài chánh mà hành cho phải chỗ phải lúc. Nếu không được vậy, e sau này hối hận rồi đổ lỗi cho Đạo
.”
[Đức Lý Giáo Tông, Thiên Lý Đàn, 23 tháng 3 Đinh Mùi (02.05.1967)]

Còn nhiều thí dụ khác nữa cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm cụ thể về phương cách xử lý vấn đề và phương pháp hướng dẫn của Đức Lý, tuy nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, thể hiện trình độ hiểu rõ vấn đề và đưa ra phương pháp sư phạm nhẹ nhàng nhưng hoàn toàn thích ứng tâm lý đối tượng.
 

Hao Quang

New member
cảm ơn Huynh DT có những bài viết hay! hôm nay HQ cũng chia sẻ cùng HTĐM
Kính chào HTĐM!
Đức lý là người giỏi thi tửu, ngâm thơ được người đời tôn là Thi Tiên tuy là một người giỏi thơ văn nhưng hình ảnh của Ngài luôn mang theo một thanh kiếm! Ngài là một người văn võ song toàn!
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Những HTĐM nào có cơ duyên đọc hoặc nghe những bài giáng cơ của Ngài kể về cuộc đời – sự nghiệp cũng không khỏi ngậm ngùi!
<o:p></o:p>
Ngài sống thời Nhà Đường tức là Đường Huyền Tông cuộc sống rất phồn thịnh đến sa hoa! Là một người hay chữ, giỏi thơ văn nhưng chí hướng của Ngài không chỉ quanh quẩn bên mâm trà, chén rượu ngâm thơ mà có chí hướng phục vụ quốc gia dân tộc, bảo vệ bờ cõi!
Khi An Lộc Sơn làm phản tiến vào Lạc Dương Ngài quyết định lên đường dẹp loạn! cuộc sống thời chiến nhiều khó khăn vào tù ra tội,

“Lầu cao nhịp bước canh chày
Thở than rồi lại chau mày thở than”
<o:p></o:p>
Thời nào cũng vậy! chiến tranh làm cho gia đình ly tán, con mất cha, vợ mất chồng, người chết thành núi, máu chảy thành sông, ai cũng mong muốn ra đi để bảo vệ bờ cõi

“Chiến trường rảo mắt xưa nay
Ra đi rồi lại mấy ai trở về!”

Trên đường dẹp loạn ngài bị bạo bệnh và qua đời! chứ không phải ngài uống rượu thấy ánh trăng dưới nước ngài nhảy xuống đâu!
<o:p></o:p>
Hiện nay Ngài là Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ! Nắm quyền thưởng phạt trong tay! Là một người trực tính nhưng những bài dạy của Ngài lại sát với thời thế!
Nhân ngày Kỷ niệm đức Lý HQ chi sẻ cùng HTĐM bài giáng cơ của Ngài dạy về Chữ Hòa trong cửa Đạo Tam Kỳ Phổ Độ!
Chữ Hòa được thể hiện qua:
- Thể xác con người với thực phẩm vật chất
- Thể Trí ( Thể tư tưởng) và sự minh triết giáo lý
- Thể Tâm của con người và Quang Điễn
- Chữ Hòa qua vật chất vi tế nhứt và Đại thể Vũ Trụ
<o:p></o:p>

“Làn gió thu đưa mát mẻ trần
Gót hài đồng tử lướt từng vân
Theo chơn Lý Trích ân sư đáo
Nghinh tiếp Kim Tiên chuyển bút thần”
Tiểu thánh đắc lịnh báo tin
Thăng
Tiếp điễn
Thi

Mưa thu tầm tã khắp trần ai
Giọt đỗ bên song hạt vắn dài
Người lại bon chen nơi lữ thứ
Kẻ qua tấp nập chốn chương đài
Tình đời dệt lẫn tình đen trắng
Lý đạo khó phân lớp đúng sai
Thế tận nhiễu nhương điều thiện ác
Tu hành gắng giữ phận chiều mai
<o:p></o:p>
Đại tiên Lý Bạch, bần đạo chào chư Thiên Mạng nơi … và Đạo tâm nơi đây. Hôm nay bần đạo nêu ra chữ Hòa và triết luận về ý nghĩa của chữ Hòa qua hình thức nho tự mà Thánh Nhân đã kết hợp từng bộ phận
Chữ Hòa mà Bần Đạo đề cập là Hòa Thuận được viết như sau:
Chữ Hòa được kết hợp bởi hai phần

Ý nghĩa của chữ Hòa là ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng vừa phải chứ không thái hóa mà cũng không bất cập
Tại sao Thánh Nhân lại có dụng ý kết cấu hai bộ phận là Bộ Hòa và bộ Khẩu thành chữ Hòa???
Bộ Hòa (chữ trên)là: Lúa tức là một loại thực phẩm dùng để nuôi con người và các loài động vật khác
Bộ Khẩu (chữ dưới) là: cái miệng dùng để ăn. Miệng là cái cửa của đường tiêu hóa gồm: miệng, thực quản, bao tử ruột


Giờ đây qua chữ Hòa, Bần đạo luận về sự tiêu hóa là phương thức thông thường thuộc về y khoa sơ đẳng. bất cứ loại thực phẩm nào chẳng hạn như lúa, gạo ( cơm) được đưa vào miệng, nhai kỹ và trộn lẫn với dịch nước bọt, sau đó đưa qua ống thực quản rồi đến bao tử. ở đây thực phẩm cơm gạo sẽ được bao tử co bóp và trộn lẫn với dịch bao tử cho mau tiêu hóa, để rồi thức ăn được cho xuống ruột non. ở ruột non, thực phẩm được tiêu hóa hoàn chỉnh bởi nhờ các nhu động ruột và men tiêu hóa gọi là phân hóa tố. cuối cùng thức ăn sẽ được đưa vào máu qua sự hấp thu của thành ruột. chất bổ dưỡng sẽ được đưa đến nuôi khắp các tế bào thân thể.

Nếu thức ăn là thực phẩm bổ dưỡng hoàn toàn vệ sinh thì nó sẽ giúp cơ thể mạnh khỏe và phát triễn (hòa) . còn nếu thức ăn là loại thực phẩm không bổ dưỡng và thiếu vệ sinh thì cơ thể chẳng những không mạnh khỏe mà ngươc lại thực phẩm ấy sẽ biến thành loại vi khuẩn mà độc tố của nó là hư hoại hư hoại đường ruột và cơ thể sẽ bị băng hoại.
Như vậy chư hiền có thấy rằng giữa thực phẩm ( biểu tượng bột Hòa là lúa) và cơ thể con ngươì ( biểu tượng bộ khẩu là miệng) có liên quan mật thiết thế nào chăng?? Thực phẩm và đường ruột phải hòa hiệp nhau một cách nhịp nhàng. Còn nếu bất hòa thì sự tác hại không nhỏ vậy! đó là ý nghĩa của chữ Hòa
Kết luận: chữ Hòa được thể hiện qua thể xác con người với thực phẩm vật chất
Thi
Thực phẩm dưỡng nuôi thể xác trần
Phải nên chọn lựa loại thanh tân
Tránh xa thực nhục nhiều âm trược
Ngũ cốc hài hòa đúc luyện thân
<o:p></o:p>
Bây giờ Bần Đạo luận chữ Hòa được thể hiện qua thể Trí ( thể tư tưởng) và sự minh triết của giáo lý
Nếu ngũ cốc là thực phẩm vật chất để nuôi thân xác phàm thì tư tưởng minh triết của giáo lý cũng là loại thực phẩm tinh thần để nuôi trí não. Nếu giáo lý hoàn mỹ đủ sức đưa con người đến sự thánh thiện thì cái trí não của con người mới được cải tiến mỗi ngày càng tốt đẹp hơn.
Muốn như vậy phải có sự hòa nhập một cách khắn khít giữa tư tưởng minh triết và trí não con người. nếu không có sự hòa nhập thì giáo lý ấy sẽ biến thành những ung độc làm hại kiếp đơì tu rất nhiều.
tại sao vậy chư hiền??
vì khi trí não hiểu biết về giáo lý đó nhưng không chịu tu tập ( tức là kg có sự hòa hợp,nhịp điệu) mà chỉ mượn sự hiểu bết đó để lòe người, là cho kẻ khác phải kính phục mình, thì sự thông thái đó sẽ biến thành những con vi trùng cóng cao ngã mạng quay lại phá hư trí não của mình.
Kết luận : đó là chữ Hòa được thể hiện nơi thể trí con người và sự minh triết giáo lý
Thi
Minh triết kho tàng của hóa công
Ẩn tàng giáo lý gắng vun trồng
Dưỡng nuôi khối óc nên cao thượng
Tư tưởng hài hòa thể trí thông
Giờ đây bần Đạo luận qua chữ Hòa được thể hiện qua thể Tâm con người và Quang Điễn……..
<o:p></o:p>
 

dong tam

New member
3. Một nhà thơ tài hoa

Khi so sánh số lượng thể loại hình thức thơ được làm giữa các Đấng Thiêng Liêng và Đức Lý Giáo Tông, chúng ta dễ dàng nhận thấy riêng phần của Đức Lý đã trội hơn phần tổng hợp lại của các Đấng.

Mặc dầu luôn thể hiện là một nhà quản lý nghiêm minh, đồng thời cũng là một nhà giáo dục nghiêm khắc nhưng tâm hồn của Ngài lại luôn chứa đựng những vần thơ bay bổng, sẳn sàng tuôn chảy như dòng suối mát hay trào dâng như dòng thác oai hùng!

Nơi đây chúng ta hãy tham khảo một thí dụ vào giai đoạn đầu mới thành lập Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý. Sau đàn phúc trình kiểm thảo đệ nhị tam cá nguyệt năm Bính Ngọ 1966, Đức Đông Phương Chưởng Quản có lời chỉ dẫn:

Đây Bần Đạo chỉ những lời than phiền của Đức Lý Giáo Tông trong bài Trường Thiên ở đàn phúc trình đệ nhị. Cho đem các vé trường thiên nối lại thành một bài Thi Bài và đọc suông từ trên xuống dưới, chủ ý biên kỹ Bần Đạo dạy đây:
Những câu thất là khoán thủ.
Hai vé đầu, lục bát khoán vĩ.
Vé thứ ba, lục bát dùng chữ thứ tư là khoán tâm.
Hai vé kế cũng như hai vé đầu.(4,5 khoán vĩ)
Vé thứ sáu, câu lục dùng chữ thứ tư và câu bát (6)
Cùng với hai câu lục bát vé thứ bảy dùng chữ thứ ba là khoán tâm.(7)
Cứ như thế, từ trên đọc xuống dưới, sẽ có một bài tứ tuyệt đặc biệt riêng cho Cơ Quan
.”

THI BÀI

Nâng trình độ tinh thần tiến hóa,
Đỡ gian nguy phúc họa thời cơ;
Non sông nhân loại đang chờ,
Phổ thông giáo lý dựng cờ mới nên. (1)
Bậc giác ngộ xây nền móng đạo,
Trí thông minh hoài bão Tam Kỳ;
Liên giao mở lối tương tri,
Bá Nha âu phải Tử Kỳ hòa âm. (2)
Thanh thiếu niên mầm non bất diệt,
Trái ngon nhờ người biết gieo trồng;
Đạo mầu hòa điệu quốc phong,
Tương lai nếu nhờ trong hội này. (3)
Mong đệ muội dụng tài sở hữu,
riêng mình nghiên cứu lý chơn;
Hết lòng chánh kỷ hóa nhơn,
Văn chương đạo lý phục hưng trung hòa.(4)
khuôn mẫu tạo ra chánh thể,
Thế lập thành cải tệ phò nguy;
Con đường vạn giáo hồi quy,
Mau mau thực hiện trở về bổn nguyên. (5)
Đạo đức sẵn mối giềng cơ bản,
chú lo xứng đáng vị ngôi;
Có câu “khuynh phúc tài bồi”,
Vô hương tiền lập nghĩ thôi thế thường. (6)
Xa mã ấy nhữ đường khanh tướng,
Hậu trung tiền vấp vướng bao nhiêu;
Học đi giới luật qui điều,
Dầu chi chi cũng một chiều mới nên. (7)

THI (chiết)
Nâng đỡ, chờ nên bậc trí tri,
Âm thanh trái điệu có mong gì;
Nhơn hòa là thế quy nguyên đạo,
Ký phúc lập xa hậu giới chi.
 

dong tam

New member
IV. KẾT LUẬN

Hôm nay, nhân ngày lễ Kỷ Niệm chúng ta ôn lại vài sự kiện nổi bật trong vai trò trọng trách của Đức Giáo Tông vô vi Lý Đại Tiên Trưởng theo diễn tiến lịch sử của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Qua đây, người tín hữu Cao Đài học được nhiều kinh nghiệm có thể áp dụng trên đường hành đạo lập công bồi đức cho cá nhân và tập thể.

Khi nghe thấy lời than thở của Đức Lý, tín hữu chúng ta có suy nghĩ gì và sẽ có những hành động nào theo đường hướng Ngài đã vạch ra và đeo đuổi trong khi thực hiện sứ mạng Kỳ Ba của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong hơn 80 năm qua.

Ngày kỷ niệm tròn 60 năm Khai Minh Đại Đạo, Bính Dần 1986, Đức Giáo Tông tâm sự:

Giáo Tông Đại Đạo... Nhắc đến sứ mạng đối với Đạo, bản thân Bần Đạo đôi phen tủi hổ với Đức Chí Tôn. Sáu mươi năm hành đạo tuy kết quả có đôi phần, nhưng chưa đối xứng với cơ tận độ kỳ ba, với muôn ngàn nhân sinh còn lặn hụp trong trần thế. Thế nên chư hiền đệ muội có nghĩ nguyên nhân nào cản trở đó không? (...) Đạo không xa người nhưng người với người có gần nhau chăng? Chư đệ muội có thật sự đoàn kết nhứt tâm trên đường sứ mạng hay không? (…) Hãy đoàn kết nhất tâm hơn nữa vượt qua mọi chướng ngại gay go thử thách sẽ đến.

Những điều Bần Đạo vừa phân là điều then chốt phải thực hành ngay bây giờ.(…)

Mỗi lần lễ Khai Minh Đại Đạo là mỗi lần Bần Đạo càng thêm trách nhiệm nặng nề


Là đệ tử của Đức Giáo Tông, như vậy không có gì cụ thể và thiết thực hơn là chúng ta phải kiên quyết làm theo một số đạo sự căn bản mà Ngài đã hướng dẫn như: hướng dẫn con em ăn chay, tham gia các hoạt động cúng kính, sinh hoạt đạo sự và học tập giáo lý nơi Thánh sở của mình. Những việc đơn giản này, mọi người đều đã làm hay chưa? Nếu đã làm được thì làm có tốt hay không?

Và luôn lấy lòng thành thật đối đãi với nhau, đoàn kết nhứt tâm trong sứ mạng phổ độ chúng sanh vì chúng ta ý thức "Đạo phát chậm trễ một ngày là có hại cho nhân sanh một ngày". Mỗi một ngày trôi qua, nhân loại đang ngày càng chịu nhiều thảm trạng đau thương của thời mạt kiếp như dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai, v.v… càng làm chúng ta thấm thía đến trách nhiệm của dân tộc được chọn.

Ơn Trên có dạy: Tổ chức kỷ niệm, không gì hay hơn là bước theo con đường người xưa đã vạch và cố gắng tiếp tục thực hiện hoàn thiện những gì còn dang dở.

Đồng nguyện lòng như thế.

18.8 Canh Dần
 

Hao Quang

New member
HQ chia sẻ tiếp cùng HTĐM bài Thánh Giáo đọc khi rảnh rỗi!

Thi
Tiểu đồng thọ lịnh đáo trần gian
Nghinh tiếp kim tiên chuyển bút vàng
Tâm tịnh hiệp thiên ân điễn chiếu
Hành tròn sứ mạng khá lo toan
Thăng
Tiếp điễn
Thi
Đêm về êm ả cuốc kêu vang
Thu đến mưa tuôn giọt đổ tràn
Vỗ cánh gà rừng khai khải giọng<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Nguẩy đuôi khỉ hú tiếng ngân vang<o:p></o:p>
Vòm trời mây tủa chòm sao khuất
Mặt đất sương giăng khắp nẻo trần
Trống đổ bên hiên lòng chợt tỉnh
Vầng hồng hé lộ ánh bình quang
<o:p></o:p>
Thái Bạch Kim Tinh – Bần đạo mừng chư Thiên Mạng..! giờ đây lão có đôi lời.Chư hiền cần dụng chơn tâm khai thác nội dung. Lão thiết nghĩ không đến nỗi vô bổ trên bước đường mà chư hiền đang theo đuổi.
<o:p></o:p>
Hỡi chư Thiên Mạng!
Trong bất cứ một sinh hoạt cộng đồng nào dù thuộc lĩnh vực đời hay đạo, đều phải có sự sắp xếp trật tự theo đẳng cấp lớn nhỏ mới điều điều hành được guồng máy quốc gia, xã hội, hay tôn giáo một cách tốt đẹp. như vậy hai chữ “Quyền Hành” không thể tách khỏi cái Đạo của Thánh Nhân. Bần Đạo viết chữ Quyền:


Ý nghĩa của chữ Quyền là Qủa cân. Xem Bần Đạo phân tích: Chữ Quyền là tổng hợp của từng bộ phận:
Chữ Mộc:


là cây gỗ, biểu tượng gông cùm, ngày xưa những hình cụ để phạt vạ đều làm bằng gông cùm
Chữ Thảo:


là cỏ, các loại cỏ, cỏ là loài thảo mộc đơn sơ, ám chỉ sự sơ sài chưa hoàn hảo, chưa thấu triệt.
<o:p></o:p>
Hai bộ khẩu:


là hai cái miệng, ám chỉ hai người đang tranh cãi về một vấn đề trước Quan Môn, đây là nguyên cáo và bị cáo
<o:p></o:p>
Bộ chuy:
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
là loài chim đuôi ngắn, loài chim là biểu tượng của thiên thần, ám chỉ sự vô tư
<o:p></o:p>
Như vậy, người cầm nắm quyền hành khi đứng trước một sự tranh chấp hay một vụ án, không thể nhận định qua loa, thiếu thấu triệt, nghiêng lệch mà cần phải vô tư để phán xét, trước khi quyết định hình phạt bằng gông cùm.Chữ Quyền là Qủa Cân ám chỉ sự công bình.
<o:p></o:p>
Người đời hay người đạo khi làm một quan xét xử hay một vị chức sắc nắm quyền hành thì phải giữa dạ vô tư, công bình và luôn dụng trí sáng suốt để thưởng phạt mới đúng thiên ý.
Cái quyền pháp Thiêng Liêng được Thượng Đế ban phát cho muôn loài vạn vật, từ Kim Thạch, Thảo Mộc, Thú Cầm, Nhơn Loại, Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ẩn tàng cái quyền pháp Đạo vô cùng Thiêng Liêng cao quý. Tùy theo đẳng cấp mà cái quyền pháp này hiện diện nhiều hay ít. Kìa nhìn xem dãy núi cao sừng sững đã che chở và nuôi dưỡng biết bao nhiêu loài. Đó không phài là quyền pháp của loài kim thạch ban phát ra đó hay sao?

Hãy xem những cây rừng thường xuyên phun nhả dưỡng khí để làm mát mẻ thanh sạch không gian cho muôn loài hưởng nhờ. Điều này há không phải là quyền pháp của loài thảo mộc ban phát ra hay sao?
<o:p></o:p>
Tiến qua loài người thì cái quyền pháp này còn siêu việt đến mức độ nào đó chư hiền?
Quyền pháp ở con người là chi? Đó là cái trí óc thông minh vậy. nhưng ác nghiệt thay con người lại đem cái quyền pháp Thiêng Liêng này để sử dụng cho bản ngã vị kỷ của mình. Châu atlantid sụp đổ vào thời viễn đại xa xưa; cuộc thế chiến lần nhứt và nhì nơi thế kỷ XX cận đại và cuộc Thánh chiến giữa Thiên Chúa giáo và Hồi Gíao trong suốt bao thế kỷ qua, tất cả đều do con người lạm dụng cái quyền pháp thiêng liêng siêu việt này.
<o:p></o:p>
…….Bần Đạo không thể không dạy cặn kẽ.......( thánh giáo sưu tầm)
<o:p></o:p>
<o:p>(HTĐM thử tìm hiểu mấy chữ màu - HQ nghĩ : Ánh bình quang là đời Thánh đức)</o:p>
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
Hao quang

1. Bài này chưa có nguồn gốc! Cần bổ sung thêm nhé.

2. Phần tiểu đồng báo đàn, không có họ tên. Vậy, có bị trích dẫn thiếu hay không ?

3. theo ngữ pháp tiếng Hán, trong một chữ được ghép bởi nhiều phần thì phần bên trái thường là "Bộ". Vậy trong chữ Quyền, phần bên trái là bộ mộc hay chữ mộc?
 

Hao Quang

New member
Huynh DT và HTĐM thông cảm cho HQ nhé!
HQ coi kỹ lại vẫn là chữ Mộc! có thể nhiều người chép qua chép lại nên BỘ mộc viết thành CHỮ mộc??? HQ kg dám sửa vì tiếng Hán HQ mù tịt!

một hôm một Tỷ đưa cho HQ một bài giáng cơ đố chữ của Đức Lý! HQ đăng lên và cách giải để HTĐM đọc lúc rảnh rỗi cuối tuần!

Thi
Thanh tâm tu học mối chơn truyền
Phong hỏa đốt thiêu cảnh bất yên
Đồng tiếp Giáo Tông lai ngự bút
Tử đồng loan báo Đấng Kim Tiên
tiếp điễn
Thi
Thập nhân tử phục cung
Lưỡng khẩu phiệt tả phùng
Âm dương tùng nhứt trụ
Tiên bút chuyển đàn trung

giải câu 1: Thập nhân tử phục cung

Chữ Thập


Chữ Nhân


Chữ thập + chữ Nhân = chữ mộc


Chữ Tử


Phục cung ( chữ Tử ẩn trong thành chữ Lý)


giải câu 2: Lưỡng khẩu phiệt tả phùng

Lưỡng Khẩu
( hai chữ khẩu)


là chữ Nhựt

z5zq60v9cwt3un27wavi.jpg

Phiệt tả phùng
(thêm một phết bên trái thành chữ Bạch)


giải câu 3: Âm dương tùng nhứt trụ

Âm Dương
(hai nét thành chữ Nhân)

thêm chữ Nhứt


thành chữ Đại



câu thứ 4: Tiên bút chuyển đàn trung
lấy chữ Tiên


toàn bài thành

24srkh429tuvlb3zx1o3.jpg

LÝ BẠCH ĐẠI TIÊN

hựu
Thời giờ nhặt thúc lắm hiền ôi!!!
Thoáng đã trăm năm một kiếp người
Vỗ trán suy tư vì Đạo Nghiệp
Gác tay nghĩ ngợi cuộc đầy vơi
Ngổn ngang tâm sự ai bày tỏ
Bận rộn nỗi niềm khó lộ phơi
Trống điểm phương đông gà rộ gáy
Vầng hồng lố dạng chiếu năm nơi!

(Thánh giáo sưu tầm)
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member

hôm nay đọc bài Thánh Giáo chia sẻ cùng HTĐM!

PHẢI HIỂU RÕ Ý NGHĨA ÂN XÁ CỦA ĐỨC CHÍ TÔN!
...............
Thi
Tân niên mai trổ dáng lưa thưa
Tầm tã mưa đông chuyển nghịch mùa
Thành thị nức người chen lối sống
Xóm làng nô động kẻ hơn thua
Am chùa tranh chấp tăng sàn sảy
Tịnh thất khảo thi đạo lọc lừa
Nhơn vật đổi thay dâu bể hóa
Bàn tay thợ tạo vẽ say xưa
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Thái Bạch Kim Tinh Gíao Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Bần đạo chào toàn thể chư hiền Thiên Mạng…
<o:p></o:p>
Tiết đông sắp tàn, ánh xuân quang đà thấp thoáng trên đất Nam Miền. Nguồn sinh khí dần dần sinh động để chu cấp dưỡng nuôi muôn loài vạn vật. Đó là định luật thiên nhiên bất di bất dịch. Ngày xuân sắp đến, Bần Đạo ban ân toàn thể chư hiền bước sang tân niên với một đạo tâm kiên cố để tiến bước trên con đường tự giác giác tha. Đó là đường đi của một người chơn tu, luôn luôn ấp ủ hoài bảo nơi lòng, quyết đạt cho được mục đích là hiển lộ hoàn toàn Thiên Tâm Phật Tánh, tức là Đắc Đạo.
<o:p></o:p>
Giờ đây nhân ngày xuân sắp đến, Bần Đạo chuyển trao đến chư hiền huấn từ, nhân lúc giao thừa nhàn rỗi, đem ra suy ngẫm bên chung trà bánh mứt. Đại Đạo đã khai sinh ba phần tư thế kỷ. Đức Chí Tôn sử dụng huyền linh cơ bút để độ rỗi chúng sanh trong cõi đời mạt pháp.
<o:p></o:p>
Đã bao năm với điển quang soi sáng tâm hồn các môn đồ Đại Đạo từ lúc Đạo khai cho đến hôm nay, không còn bao lâu nữa, các chi phái Đạo sẽ thống nhứt làm một do Thiên Cơ vận chuyển đúng với Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hòa.
<o:p></o:p>
Tuy chư hiền được Bần Đạo dạy nhiều lần về vấn đề sử dụng trí tuệ của mình để điều hành guồng máy Đạo, nhưng có mấy ai chịu vận dụng tâm lực của mình! Rồi đây các chi Phái thống nhất, đàn cơ sẽ không còn rải rác đó đây mà tập trung về Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Bấy giờ dầu muốn hay không chư hiền cũng phải tự lực trước đạo sự nơi địa phương mình.
<o:p></o:p>
Vậy từ nay chư hiền hãy khai thác trí tuệ của mình, sử dụng kho tàng đó để soi sáng mọi đạo sự và định hướng đi sao cho phù hợp với Thiên ý.
<o:p></o:p>
Riêng về phần Thanh Thiếu Niên tu sĩ đồng nhi, Bần Đạo cũng không quên ban huấn từ trong ngày xuân sắp đến.Đây là một động năng thúc đẩy chư hiền đệ muội tiến bước trên con đường đạo đức, để rồi một ngày kia, chính chư hiền Đệ Muội là rường cột thay thế đàn Huynh Tỷ hiện tại. Bài huấn từ này không riêng cho địa phương cảnh tại.
<o:p></o:p>
Hỡi chư Đệ Muội!

sống trong cảnh đời mạt pháp, với biết bao trò câu nhử của danh quyền, lợi lộc và sắc tình. Bên cạnh ấy là những thảm nạn diễn ra hằng ngày như bão lụt, dịch bệnh,động đất, Chiến tranh...Những hình ảnh đó đã tác dộng mẽ đến tâm hồn của chư Đệ Muội, Khiến cho chư Đệ Muội trong một phút giây nào đó của đêm trường tịch mịch, chợt hằng lên một nét suy tư nhận thấy cảnh đời ảo mộng với kiếp thân sinh vô cùng ngắn ngủi, để rồi trong tâm tư khẽ đánh dấu hỏi: bây giờ ta phải làm gì đây?? đi về con đường nào cho cái sống của một kiếp người có đủ đầy ý nghĩa??

Lúc bấy giờ, nguồn lực nguyên bản nơi mỗi chúng sanh mà từ lâu đã bị che lấp bởi xác thân, tình cảm, tư tưởng được phơi bày,phát huy cái sức mạnh của nó để dẫn dắt chư đệ muội đi vào con đường mà Thượng Đế đã quy định cho mỗi công dân trong Vũ Trụ. Đó chính là con dường ĐẠO.

Giữa lúc tuổi còn Thanh xuân mà biết chọn con đường đi đúng Thiên Ý, như vậy đó là để nói lên kết quả do chính mình đã từng sống tốt đẹp trong thời quá khứ thuộc tiền kiếp. Nhờ có sẵn nền tảng xây đắp trước như vậy,cho nên chư Đệ Muội mới cố gắng vượt qua khỏi trò câu nhữ của Danh - Lợi - Tình để vươn lên sống đời cao cả hiện nay

Hỡi này chư Đệ Muội!

Hãy cố gắng khắt sâu trong Tâm Não lời dạy của Bần Đạo trong đêm nay. Hãy hằng ngày lo phát triễn trau dồi món bảo vật có sẵn trong bản thể của mỗi chư Hiền. Đó chính là ĐIỂM LINH QUANG, là Phật Tánh,là Thượng Đế nội tại. hãy chăm sóc VỊ THƯỢNG ĐẾ ấy!" chớ để cho Đấng cứu tinh đó thấm vết lu mờ bởi những cái thấy không chơn chánh, cái quan niệm tư tưởng sai lạc trước vạn hữu . hãy có niềm tin nơi trí tuệ của mình. Hãy cố gắng tu học để rồi phán đoán trước mọi sự Đời Đạo; chớ để tư tưởng của mình bị áp chế bởi sự đông đảo và quyền lực dầu quyền lực ấy thuộc về Thế giới vô hình đi chăng nữa.
<o:p></o:p>
hãy siêng năng tham khảo kinh điển các tôn giáo, các giáo phái với một tâm hồn vô tư không thiên lệch. Hãy có những quan niệm đúng đắn về thế giới vô hình. Nếu lúc sống là một người bình thường thì sau khi chết rồi vẫn thế; sự trút bỏ xác thân không làm cho linh hồn thăng hoa tốt đẹp hơn chút nào cả.
<o:p></o:p>
một kẻ tu hành còn đắm say bể sắc – danh – quyền thì khi chết rồi thì linh hồn ấy không đủ tiêu chuẩn về mặt chơn thanh để được nhẹ nhàng siêu thăng về Bồng Đảo. Chơn linh vẫn còn tu học nơi những trường lớp bên Trung giới hoặc là lảng vãng nơi những cảnh Thiền Môn mà lúc sống hay lui tới.
<o:p></o:p>
Thượng Đế không thể đem linh hồn ấy đến cảnh giới cao được.Ngài không thể đi ngược lại được định luật do chính Ngài sáng lập. Bần Đạo thử hỏi phải hiểu như thế nào cho đúng hai chữ “ÂN XÁ”?
<o:p></o:p>
“ ÂN “ là ơn!
<o:p></o:p>
“ XÁ” là buôn tha hay tha cho.
<o:p></o:p>
Vậy “ ÂN XÁ” theo Cao Đài Gíao là Đức Chí Tôn, với quyền năng tối trọng là Ngài dùng cái quyền năng ấy cải giảm chướng nghiệp cho chúng sanh nơi Kỳ Ba. Cái chướng nghiệp ấy đã làm cho chúng sanh bị vô minh từ vô thỉ. Nay chướng nghiệp được giảm bớt thì hãy cố gắng tu hành để được giải thoát. Nào có phải một kẻ nghiệp chướng sâu dày, khi vào nhập Môn Cao Đài Gíao tu hành không trọn vẹn, rồi nhờ luật ân xá ấy mà thành Tiên Thánh.
<o:p></o:p>
Bần Đạo lấy một ví dụ: nơi Thế Gian , có kẻ phạm trọng tội bị tù giam, sau đó được lãnh tụ của Đời ân xá hết tội cho ra khỏi tù, chớ đâu được phong quan chức. cho nên, muốn đắc vị Tiên Phật phải hội đủ Chơn Thanh, tức là phải thiền định. Đây là định luật bất di bất dịch.
<o:p></o:p>
Vậy từ đây, phải thận trọng và đem tâm trí sáng suốt để nhận định từng lời dạy trong Thánh Gíao và chỉ chấp nhận dưới sự sáng soi rõ ràng bởi ngọn đuốc trí tuệ.
<o:p></o:p>
Bần Đạo ân cần nhắt nhở chư Đệ muội rằng:
<o:p></o:p>
Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng, chỉ đến để hướng dẫn chư Đệ Muội trên đường Đạo, nhưng bước đi phải chính nơi Đệ Muội thực hiện, và rồi hãy tự lực, chớ nên để các Đấng định thay cho mình tất cả mọi việc . Nếu như thế thì chư Đệ Muội đã lệ thuộc vào thần linh rồi. mà còn lệ thuộc tức là còn bị trói buộc, làm sao giải thoát???


Ngoài ra chớ nên phí thời giờ luận bàn đến vấn đề siêu hình. Nó không đem lại sự lợi ích thiết thực cho đời tu của chư hiền và cũng không biết lấy gì chứng minh cho lời nói đó.
<o:p></o:p>
Hãy thi hành lời dạy của một Đấng Gíao chủ thời quá khứ: đây là sự khổ, đây là nguyên nhân của sự khổ, đây là phương cách của sự khổ và đây là những an lạc phát sinh do sự dứt khổ. Đó chính là TỨ DIỆU ĐẾ.
<o:p></o:p>
Nhân lúc Xuân Nguyên Đán sắp về, Bần Đạo có đôi lời cùng chư Thiên Mạng lãnh đạo nhị cơ vô hữu và Thanh Thiếu Niên tu sĩ. <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on">Chư</st1:place> hiền cần đặt tâm trí và huấn từ của Bần Đạo, sẽ trợ giúp không ít cho chư đệ muội trong suốt quá trình hành hương về ngôi nhà xưa vậy!
<o:p></o:p>
Nghe:
<o:p></o:p>
Tây phương trước mặt có nào xa
Đảo mắt xem qua bóng nguyệt tà
Thổn thức tam canh chim cú giọng
Bồn chồn bán dạ khách phương tha
Vén rào viếng bước tình xưa đó
Mở ngõ thăm lom nghĩa cũ mà
Ngũ sắc hoa màu ong bướm lượn
Vườn xuân đôi trản ẩm thi ca!!
<o:p></o:p>
Hựu
<o:p></o:p>
Thi ca đôi vé giáo nhân hầu
Tiên tục hai đường chỉ khác nhau
Mở cửa thiên môn về lạc xứ
Khai hang địa ngục đắm chìm sâu
Người khôn thức tỉnh tầm phương thoát
Kẻ dại muội mê chịu đáo đầu
Chơn lý sáng soi dìu dắt chúng
Hỡi này trí giả vượt mê sầu.
<o:p></o:p>
Hựu bài
<o:p></o:p>
Vượt mê sầu khai gươm trí tuệ
Hàng phục ma đâu dễ hiền ôi!!!!
Định thần thâu hấp điễn trời
Ruồng vào ngũ tạng diệt thời ngũ ma!
(Thánh giáo sưu tầm)
<o:p></o:p>
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member
Có thể dạo gần đây HQ đăng bài hơi nhiều! vì tranh thủ nghĩ lễ! ở nhà lục lại cái tủ thấy nhiều bài Thánh Gíao hay nên đăng lên HTĐM cùng đọc cho vui lúc rảnh rỗi! <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nhiều người ngoài đời và trong Đạo thường thắc mắc sao phải cúng cơm! Người âm họ ăn răng? họ ăn mà sao vẫn còn nguyên? Cũng có người thắc mắc cúng cháo để họ dễ nuốt! chứ cúng cơm họ nuốt kg được vân vân và vân vân! <o:p></o:p>
Hôm nay HQ đăng bài này để phần nào giải tỏa những thắc mắc mà HQ có lần cũng rất nghi ngại..không hiểu người âm họ ăn ra răng?! <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Ý nghĩa lễ bái trong “ bán ngoạt cầu siêu cửu huyền thất tổ”<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thi<o:p></o:p>
Theo chơn Lý Trích đáo trần gian<o:p></o:p>
Đồng tử nương mây hạ diễn đàn<o:p></o:p>
Làn gió Thanh Phong chan mát mẻ<o:p></o:p>
Hiệp Thiên tịnh định tiếp ân ban<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tiểu thánh đắc lịnh báo tin Gíao Tông giáng điển<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thăng<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tiếp điển<o:p></o:p>
Thi<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thu phong thổi mạnh bóng hằng nghiêng<o:p></o:p>
Mây úa từng chòm bỗng tiếp liên<o:p></o:p>
Mưa tạt rừng sâu chim chớp cánh<o:p></o:p>
Gió đùa non thẳm, vượt nhanh chuyền<o:p></o:p>
Đêm khuya róc rách bên khe đổ<o:p></o:p>
Canh vắng dậy nguồn cạnh xóm biên<o:p></o:p>
Trống đổ từng hồi cơn giục dã<o:p></o:p>
Bình minh ánh lộ ánh đông hiên<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thái Bạch Kim Tinh! Bần Đạo chào mừng Ban Thiên Sắc ………<o:p></o:p>
…………………….<o:p></o:p>
Tại sao Cửu Huyền của chư hiền, của nhơn sanh vẫn còn cần phải thọ ẩm thực??

<o:p> </o:p>
<o:p>(minh họa)</o:p>​
Chỉ trừ một số ít cửu huyền đã biết tu hành khá lúc sinh tiền hoặc sang Trung giới lâu năm và tiếp tục tu hành và không thọ ẩm thực, còn kỳ dư hầu hết đều thọ ẩm thực.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bần Đạo và các Đấng dạy nhiều lần rồi!<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Lúc còn sống không tu hành nhưng cũng không tạo điều chi lắm tội lỗi thì sau khi chết, hồn xuất ra khỏi xác gọi là chơn linh. Thế nhân cho là “ Ma”. Ma không nhiễu hại ai cả, chỉ giỡn phá mà thôi. Cửu huyền của đa số đều là chơn linh tức là Ma đó vậy.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Con người có ba thể:<o:p></o:p>
Cái xác chủ về hành động<o:p></o:p>
Cái vía chủ về tình cảm ( cảm giác, cảm xúc)<o:p></o:p>
Cái Trí chủ về tư tưởng<o:p></o:p>
Phải có đủ ba thể này mới gọi là một con người<o:p></o:p>
Những cảm giác no, đói, buồn, khổ, khoái lạc đều phát sinh từ thể vía chuyển đi những cảm giác này sang thể xác, cho nên mới có sự linh động, thèm ăn, uống, ngủ, nghĩ, vui thú ….xác thân chỉ là công cụ để biểu hiện những bản tánh của thể Vía và thể Trí mà thôi<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Khi chết cái Vía và Trí rút ra khỏi cái xác , cái xác bây giờ chỉ là một khối thịt vô dụng. Cái vía sang Trung giới gọi là chơn linh, tức là Ma vậy. cái vía là chủ mọi cảm giác, cảm xúc vẫn còn y nguyên nên chơn linh vẫn còn cảm giác đói, khát, nóng, lạnh….dù rằng chơn linh không ăn uống vẫn sống. Không ngủ nghĩ vẫn khỏe và có những quyền năng như bay trên mây mà không cần đi, hay lướt trên mặt nước mà không cần lội, hoặc đi xuyên qua vách tường mà không có sự ngăn ngại.<o:p></o:p>
Những trường hợp đó dành riêng cho những linh hồn lúc còn sống biết tu hành đúng chánh pháp, còn nếu lúc sống không biết tu hành chi cả, không học qua những định luật của vũ trụ dành riêng cho những cảnh giới. nếu nơi thế gian có những định luật, những pháp chế dành riêng cho cõi thế thì cõi hư linh cũng vậy, cũng có những định luật, những pháp chế dành riêng cho từng cõi ấy.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thế nên muốn vượt thoát khỏi những cảm giác, những xúc động thường tình thì phải biết tu, phải biết làm chủ ba thể .<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Phật kinh có câu: “ Nhứt thiết duy tâm tạo”, có nghĩa là mọi sự đều do Tâm tạo ra. Tâm đây có nghĩa là tư tưởng vậy. vậy thì Niết bàn hay Địa ngục cũng đều do tư tưởng tạo ra. Bần Đạo thí dụ nơi …..trong những ngày cầu siêu đã dấy động lên những tư tưởng đấu tranh, hành động tranh cãi hơn thua, rồi những sợ sệt, những buồn thảm lần lượt nỗi lên. Kế tiếp là những cái quả phơi bày do nhân nghiệp tạo ra. Điều ấy có phải do tư tưởng mà hình thành nên cảnh Địa ngục chăng? Những cảm giác no, đói cũng từ tư tưởng mà có!<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tư tưởng nghĩ đến cái gì thì cái đó liền ứng hiện, nơi Trung giới, chỉ có tình cảm và tư tưởng mà thôi. Thế nên tư tưởng cho là đói, khổ thì sự đói, khổ tức khắc xuất hiện. Muốn vượt thoát những cảm giác nầy thì phải thấu rõ những định luật của Tạo Hóa đã quy định trong cảnh giới đó và còn phải trải qua thời gian tu hành để làm chủ được tình cảm và tư tưởng, chớ không phải chỉ hiểu biết suông qua kinh sách là đủ! <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on">Chư</st1:place> hiền có hiểu chăng??<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Vậy chơn linh không tu hành vẫn còn bị chi phối bởi những cảm giác của no, đói, khổ, vui … thế nên chơn linh đa số đều phải thọ ẩm thực là vậy. còn xác thân thì ẩm thực, vật thực ( đồ ăn, uống) sau khi chết rồi thì ẩm thực cái chi?? Cười ….cười ….<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
ẩm thực cái từ điển của vật thực, thế nhân nhân gọi là “ hưởng hơi hám”. Như vậy chơn linh vẫn có cảm giác thỏa mãn với sự đói khác, không còn thấy sự đói khát nữa.<o:p></o:p>
Đối với Phật, Bồ Tát.. nhìn qua hiện tượng này rất lấy làm thương cảm vậy.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Toàn thể có hiểu lời dạy của Lão chăng??<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thi<o:p></o:p>
Đảo lộn càn khôn bởi cái Ta<o:p></o:p>
Luân hồi nhiều kiếp cõi ta bà<o:p></o:p>
Tu hành muốn dứt vòng xoay chuyển<o:p></o:p>
Thì bản ngã đây phải tháo ra!<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bần đạo có đôi lới Pháp đàm cùng toàn thể chư hiền …..<o:p></o:p>
Trong chư Đệ Muội có hiền nào từng xem qua “ PHONG THẦN TRUYỆN” ắt hẳn sẽ nhớ điều Bần Đạo đề cập trong giờ này.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Vào thời nhà Thương thuộc Trung Hoa bấy giờ, cơ nghiệp nhà Thương lúc đó sắp mãn nên có cuộc Hưng Châu phạt Trụ. Các Thần Tiên rời khỏi sơn động đến giúp cho hai bên gọi là Xiển giáo và Triệt giáo. Có một nhân vật thuộc Triệt Gíao gọi là Triệu Công Minh tài phép thần thông quảng đại nhưng thiếu đức hạnh. Khi ra trận Triệu Công Minh ngâm thơ rằng:<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
“ Xô núi núi Côn Lôn muốn ngửa nghiêng<o:p></o:p>
Dẫu cho nhựt nguyệt cũng theo Quyền<o:p></o:p>
Từ thuở mới có ta ra mặt<o:p></o:p>
Chưa thấy ông nào đáng bực Tiên”<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Qua vé thi trên chư hiền có thấy cái Trí vô cùng ngạo mạn, cái ta khinh khi Trời Đất đến mức độ nào chăng??<o:p></o:p>
Bao nhiêu Thần Tiên đều thua phép của Triệu Công Minh. Nhưng rồi cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị”. Họ Triệu gặp Lục Yểm Chơn Nhơn dụng bộ thư pháp có tên “ Đinh Đầu Thất Tiễn Thơ” với bửu pháp là cây đinh với bảy đầu mũi tên. Dụng phép yếm đối, sau đó dùng cây đinh bắn váo Tam Quan, Cửu Khiếu của Triệu Công Minh, họ Triệu chết rất thảm thiết.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Xem Bần Đạo Luận giải:<o:p></o:p>
Họ Triệu với Lục Dục Thất Tình quá nặng trược, để trị Họ Triệu, Lục yểm phải dùng phép Trù yếm và dùng đinh đầu bắn chết.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Theo Huyền nghĩa Đạo pháp thì Triệu Công Minh là thể hiện của Lục Dục Thất Tình. Lục Yểm có nghĩa là chữ “ LỤC” là Lục Dục, chữ “ YỂM” là trù yếm. người tu hành luôn luôn phải trấn áp ( yếm đối, dằn đè) cái lục dục nơi mình chớ để nó tự tung tự tác.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
“ ĐINH ĐẦU THẤT TIỄN THƠ” <o:p></o:p>
“ ĐINH”: là cây đinh<o:p></o:p>
“ THẤT TIỄN: là bảy mũi tên<o:p></o:p>
Con số 7 là thất tình. Cây đinh này dùng để bắn cái Thất Tình nơi mỗi người . Người tu hành phải thường xuyên bắn mũi tên để bắn chết bảy con Ma thường hay nhiễu hại.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bần Đạo đã nhiều lần dạy ….!<o:p></o:p>
Cái trí của con người là mối giặc đầu tiên xúi dục con người tạo ra vô số nghiệp chướng. cái trí rất tự phụ cho mình là tài giỏi nhứt, nên đôi khi xúi giục người tu có những hành động và lời nói cống cao ngã mạn, phạm vào máy trời, làm cản trở bước tiến hóa của nhơn sanh.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bần Đạo đã dạy rằng: “ phạm những tội lỗi khác thì Tam Gíao có thể ân xá, nhưng phạm vào guồng máy của Thượng Đế, của Đại Đạo làm cản trở bước tiến hóa của nhơn sanh thì tội lỗi ấy không thể tha thứ! Tai nạn do thế nhân gây ra thì còn có thể trốn tránh được. Nhưng kiếp nạn do Trời Đất trừng phạt thì khó thể “ đục lỗ mà trốn” .<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<st1:place w:st="on">Chư</st1:place> hiền khá lưu ý lời dạy của Lão. …..!<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Lão mong rằng …không nên để vướng mắc vào chiếc lưới Thiên Điều giăng phủ bên mỗi chư hiền. Chiếc lưới ấy kiểm soát từ tư tưởng, ngôn ngữ và hành vi của mỗi vị! <o:p></o:p>
Vậy chư hiền cần thận trọng thì đời tu mới đạt kết quả vậy!”<o:p></o:p>
………<o:p></o:p>
 

Hao Quang

New member
Hôm nay HQ chia sẻ cùng HTĐM ( đặc biết chia sẻ cùng bạn “N”! cũng đừng buồn) thánh giáo nói về Tình Mẫu Tử của Đức Lý Gíao Tông! ( những bài này dạy rất lâu rồi)

Luận về Tình Mẫu Tử
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Thi
Thanh nhàn kiếp sống bởi nhờ tu
Phong hỏa dấy lên trí mịt mù
Đồng cả chúng sanh thường tạo nghiệp
Tử sanh luân chuyển chịu muôn thu
<o:p></o:p>
Tiểu thánh đắc lịnh Gíao Tông lai đàn báo tin
Tiểu thánh xuất ngoại.
Thăng
Tiếp điễn
Thi
<o:p></o:p>
Lý luận mà chi các đệ hiền
Trường tu hạnh đức phải dè kiên
Canh thu giáng điễn truyền quang khiếu
Lai đáo trần gian giải não phiền
<o:p></o:p>
Lý Trường Canh Lai
Bần Đạo chào chư Thiên Mạng!
<o:p></o:p>
Giờ nay Bần Đạo chuyển điển quang do nguyện vọng tâm tư hoài bão của chư hiền trước mọi đạo sự và cũng để đáp ứng những nỗi lòng khắc khoải không nguôi qua bi sự vừa rồi nơi cảnh tại,vẫn còn phưởng phất nết buồn mênh mang nơi tâm khảm.
<o:p></o:p>
Hỡi chư Đệ Muội.
Bần Đạo rọi điễn vào tâm hồn của mỗi vị thuộc gia môn với nỗi lòng phiền não khôn nguôi trước sự ra đi của người thương kính nhứt trong cuộc đời mình. Đó là Đấng sinh thành khả kính: Một người Mẹ.
<o:p></o:p>
Nghe Bần Đạo luận:
Chư đệ muội là những linh hồn phát sinh từ Đức Cha Trời và không thể ấp ủ mãi nơi cõi lòng của Đại Từ Phụ. Vì luật định tiến hóa nên phải thực hiện cuộc hành hương xa muôn vạn dặm, xuyên qua các cảnh giới để đến cảnh hồng trần này hầu tiến hóa.
<o:p></o:p>
<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on">Chư</st1:place> đệ muội đã trải qua biết bao lần cởi thay chiếc áo nhục thể, và cứ mỗi lần như vậy thì chư Đệ Muội lại được Đức Thượng Đế an bày tiếp cận với một số linh hồn, tùy theo duyên nghiệp trong hình thức Cha Mẹ, vợ chồng, con cái ..trải qua đời đời kiếp kiếp.
<o:p></o:p>
Hiện nay chư Đệ Muội hầu hết là những linh hồn thông minh đạo đức. Điều này cho Bần Đạo thấy rằng: <st1:place w:st="on">Chư</st1:place> đệ muội đã vượt qua quá trình tiến hóa dặm dài. Với vô số kiếp luân hồi như thế, chư Đệ Muội đã có vô số những người cha, những người Mẹ.
<o:p></o:p>
Nghe Bần Đạo hỏi: “ giờ đây những ông Cha, Bà Mẹ ấy đang ở đâu??
<st1:place w:st="on">Chư</st1:place> Đệ Muội đã mất đi một người Mẹ khả kính, cõi lòng vô cùng đau xót bi ai! Bần Đạo khen trước tấm lòng hiếu thảo như vậy. Nhưng tình yêu thương đối với Cha Mẹ phải được quan niệm như thế nào mới đúng tinh thần của Chánh Pháp?
Mất đi một người Mẹ mà còn đau thương đến như vậy, Bần Đạo giả sử nếu chư đệ muội nhìn thấy được vô số những Bà Mẹ của mình từ những tiền kiếp , có vị ngày nay đang bất hạnh thì với xác thân phàm bé nhỏ và Đầu óc với những mạch máu li ti của chư Đệ Muội có thể chịu nỗi những căng thẳng do đau khổ hay không??
<o:p></o:p>
Niềm hạnh phúc cũng như sự khổ đau của mỗi chúng sanh đều phát sinh từ quan niệm tư tưởng mà ra. giờ đây nơi thế giớ vô hình, người Mẹ của chư đệ muội rất an lạc, và biết đâu người đang có ý trông chờ tử tôn của mình cố gắng tu hành để ngày kia trở về cùng đoàn tụ.
Vì hơn ai hết, giờ phút này, người đang thấy rất rõ thế giới vô hình mới là trường tồn vĩnh cửu. hữu hình thì hữu hoại, có sanh tức có tử. Trong khi đó chư đệ muội lại muốn người thân của mình bằng cách nào đó sớm trở lại trần gian, nơi mà người Mẹ của chư hiền đã quá nhàm chán và sợ hãi
<o:p></o:p>
Bần Đạo dẫn ý Trang Tử: “ người con gái trước khi về nhà chồng thì hay khóc lóc không muốn rời Cha Mẹ nữa bước. Nhưng khi về nhà Chồng lau ngày, quen với mọi nếp sống bên chồng thì lại không muốn về quê nhà của mình”. Đó là tâm trạng của chúng sanh nói chung và của chư Đệ Muội nói riêng.Ngày rời khỏi lòng Thượng Đế để dấn bước cuộc hành hương đến trần gian thì lưu luyến thệ nguyện sớm trở về Thiên Quốc, nhưng khi đến trần gian thì lại muốn ở mãi nơi chốn bụi hồng.
<o:p></o:p>
Hiện nay, người Mẹ của chư Đệ Muội nhẹ nhàng tiêu dao bằng linh thể, nhưng vẫn còn thường trụ nơi cảnh tại để lập thêm công quả và thiền định. Người rất an lạc vì đã cởi bỏ nhục thân đầy đau đớn. Niềm ao ước của Người là muốn trông thấy các con hiểu Đạo và tu hành. Đó là sự đền đáp thâm ân đúng theo tinh thần của Chánh Pháp.
<o:p></o:p>
Chư Đệ Muội khá biết rằng, nhục thân của các Bà Mẹ trên thế gian này, tuy hình sắc có khác nhau nhưng hoàn toàn giống nhau về tình thương đối với con cái, vì tình thương ấy được phát sinh từ Đức Diêu Trì đã đặt vào lòng của tất cả mọi người phụ nữ, của tất cả những Bà Mẹ.
<o:p></o:p>
<st1:place w:st="on">Chư</st1:place> Đệ Muội khắc khoải nhớ thương người Mẹ ở điều chi? Có phải chăng tâm hồn bi xiết không nguôi trước cái tình yêu thương của Mẹ đã từng ấp ủ trong thai bào cho đến lúc sinh ra, nhơ từng giọng ru, từng tiếng mắng yêu, hay từng cử chỉ chăm sóc. Tất cả đều phát sinh từ tình thương và cái tình thương ấy không bao giờ hoại diệt, hiện nay vẫn còn tồn tại liên tục và liên tục nơi các Bà Mẹ trên thế gian này.
<o:p></o:p>
Nếu chư Đệ Muội nói rằng, chư Đệ Muội yêu thương cái xác úa ấy một cách tuyệt đối, không có gì thay thế được, thì Bần Đạo giả sử, nếu người Mẹ ấy lúc sinh tiền thiếu mọi bổn phận và không hề yêu thương con cái. Khi người Mẹ ấy chết đi, chư đệ muội có còn lưu luyến như hiện giờ hay không? Hẳn là không!
<o:p></o:p>
Như vậy , Bần Đạo đã chứng minh quá rõ ràng tường tận nỗi nhớ thương của chư Đệ Muội đối với Mẹ là thuộc về yếu tố tinh thần ( thương Mẹ là do tình thương của Mẹ đối với con cái) chứ không thuộc về yếu tố vật chất.( thương xác thân của Mẹ)
<o:p></o:p>
Hiện nay, chư Đệ Muội cần phải phụng sự, hãy xem tất cả người phụ nữ niên trưởng như người Mẹ của mình, hãy nhân cơ hội để giúp đỡ ……..vì như Bần Đạo đã nói, tình thương của các bà Mẹ đối với con cái chỉ là một, và tình thương duy nhứt ấy phát sinh từ Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Bần Đạo có đôi lời khai thị. Bần Đạo ban ân
Thi
Tiết thu mãng, thu mùa ảm đạm
Giọt thu rơi mây xám giăng ngang
Chim trời trĩu cánh lạc đàn
Tiếng kêu chíu chít lạc hàng trong mưa
Lằn quang điễn khi thưa lúc nhặt
Khiếu Thiên Đài chưởng chấp huyền linh
Vận hành máy nhiệm vô hình
Bả tồn chánh pháp đạo tình tách phân
Nhìn thế giới sở tần tranh đấu
Cuộc lợi quyền ấn dấu tang thương
Tai trời ách nước khôn lường
Chúng sanh trăm họ đoạn trường giờ đây
Đạo cứu cánh Đông Tây thảm khốc
Nhưng thế này, thực chất có ai?
Danh quyền áo mão đeo đai
Người tu đánh mất trong ngoài thân tâm.
Thi
Thanh niên tu sĩ muốn vươn lên
Thì phải quyết tâm chí vững bền
Rèn luyện đêm ngày gương hạnh đức
Dưỡng nuôi lý tưởng, nhớ đừng quên.
<o:p></o:p>
<o:p>( lần sau HQ rãnh sẽ gõ lại bài Thánh Giáo Đức lý dạy về hiện tượng " sét đánh quỷ" và sự quân bình âm dương) </o:p>
 

Hao Quang

New member
SỰ QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG và giải chi tiết hiện tượng “ SÉT ĐÁNH QUỶ”<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
"Thuyền mây lững thửng nhẹ nhàng trôi
Chợt ngọn gió thu đẩy dạt dời
Hé ánh kim ô chiều xế bóng
Ló tia lóng lánh vạn hoa cười
Đàn chim vỗ cánh xuôi rừng cũ
Bầy cá ngoảy đuôi vượt biển thời
Nhứt ẩm an bày quyền tạo hóa
Bức tranh vân cẩu vẽ đầy vơi! "<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Hựu
<o:p></o:p>
Đầy vơi trần thế cảnh vô thường
Ngộ đạo tu hành chớ nhiễu nhương
Biếng trễ, đắm chìm nơi bể khổ
Siêng năng, giải thoát kiếp trần dương
Khảo lòng nung nấu tâm càng chói
Thử thách rèn trui trí thẳng đường
Toàn vẹn tinh thần dâng hiến trọn
Đắc thành quả vị cõi Tây Phương<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thái Bạch Kim Tinh! Bần Đạo mừng ……. Giờ Bần Đạo luận qua đề tài: “ sự hoàn mỹ của con người và vũ trụ qua sự vận hành của hai nguồn lực âm dương”<o:p></o:p>
Vũ trụ tức là vạn hữu trong đó con người được sáng tạo từ hai nguồn lực âm dương; và nguồn lực này luôn ảnh hưởng tác động trong vũ trụ từ đời đời kiếp để đưa vạn loại đến sự hoàn mỹ.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Hai nguồn lực này luôn luôn song hành và xọ xát nhau. Đó là công việc của Đấng Thượng Đế tối cao toàn năng, toàn mỹ vậy.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nếu tất cả mọi công việc trong một quốc gia đều do vị nguyên thủ của quốc gia ấy chủ trương, thì ở đây vũ trụ là một quốc gia vô cùng tận; mọi sự vận hành lớn nhỏ cũng đều phát sinh từ bàn tay của vị nguyên thủ là Thượng Đế vậy.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Đối với Đấng sáng tạo, không có điều chi gọi là sự hủy diệt dù rằng sự thể đó, cá nhân đó đối với chúng sanh là vô cùng xấu xa, vô cùng hung ác đáng bị tiêu diệt.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Để chứng minh cho điều này, Bần Đạo nêu lên một trường hợp của hiện tượng “ sét đánh quỷ”.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>
<o:p>(minh họa)</o:p>​
</o:p>Thông thường thì chúng sanh vẫn luôn luôn quan niệm rằng yêu quỷ là loài chúng sanh quá hung ác, nên mỗi khi trời mưa đều xảy ra hiện tượng sét đánh quỷ để tiêu diệt chúng! <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Nếu đứng về phương diện khoa học để lý giải thì yêu quỷ ấy chỉ là khối âm khí nặng trược, còn lằn điển trời là dương khí. Hai nguồn lực âm dương gặp nhau, phát sinh tiếng nổ, gọi là sấm sét. Nhưng nếu đứng về phương diện tinh thần Đạo Pháp thì hiện tượng sét đánh quỷ chỉ là một công việc thanh lọc của Thượng Đế mà thôi.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Quỷ yêu xuất xứ cũng là con người, nhưng lúc sinh tiền quá hung ác, tạo ra rất nhiều nghiệp chướng, cái tư tưởng hung ác ấy là âm khí đã chiêu tập quá nhiều nơi tâm trí. Nên khi chết, sau khi trút bỏ xác thân, chỉ còn lại thể Vía, Trí dệt toàn âm khí nên gọi là yêu quỷ; và luật định âm dương đối kháng cho lằn điển trời va chạm vào khối âm khí yêu quỷ ấy một cách hữu ý.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Theo Đạo Pháp thì đây không phải là hiện tượng tiêu diệt mà chỉ là thanh lọc. Cái dương điển của Trời Đất đốt thiêu cái âm điễn trượt khí bao bên ngoài cái Vía, Trí của loài yêu quỷ. Như vậy, chỉ có cái xấu xa nặng trượt của yêu quỷ là bị “ Trời đánh” mà thôi, còn thể Vía, Trí của loài yêu quỷ vẫn còn nguyên vẹn; vì Vía, Trí vốn là khí chất thanh của Tạo Hóa sáng tạo ra thì lằn điển sấm sét vốn là hữu hình làm sao mà tiêu diệt đặng nó??<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Như vậy, có thấy rằng cái Thiên ý của Thượng Đế là muốn hoàn mỹ mọi sự sống trong Vũ Trụ hay chăng??<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Cho nên hai nguồn lực âm dương đều rất hữu ích, tác động hỗ tương mà đưa vũ trụ đến sự hoàn mỹ. nếu chỉ có ban ngày tức là dương khí thì con người và vạn vật có thể tồn tại dưới cái nóng bức của ánh mặt trời hay không?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on">Chư</st1:place> hiền phần đông đều xem qua lịch sử Trung Hoa thời Trung Cổ, đời bạo chúa Tần Thủy Hoàng hay chăng?? Chế độ Tần Thủy Hoàng đốt sách, giết học trò là thuộc về khối âm, nhưng cũng do ác nghiệp lẫy lừng của chúng sanh Trung Hoa thời ấy nên mới khiến có Tần Thủy Hoàng ra đời để cho sanh linh trả quả, cũng không ngoài cơ thanh lọc, mượn khối âm để hoàn thiện hóa, hoàn mỹ hóa phần dương.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Giờ đây Bần Đạo luận về “ hai nguồn lực âm dương nơi bản thể người tu hành”. Nơi người tiến hóa thì sẽ thấy được một cách rõ ràng về sự vận hành của hai nguồn lực âm dương đối kháng nhau.<o:p></o:p>
Những thất tình lục dục nơi bản thể con người được biểu tượng là nguồn lực âm khí hay là phàm tâm; <o:p></o:p>
Hàng ngày, người tu hành phải dụng cái chơn tâm là Bi, Trí, Dũng hay là nguồn lực dương để trấn áp, cải thiện nó. Như vậy, để cho quá trình chuyển hóa phàm tâm thành chơn tâm sớm đạt kết quả, người tu hành phải nuôi dưỡng xác thân của mình bằng loại thức ăn thanh khí, tình cảm và tư tưởng phải được thanh lọc nuôi dưỡng bằng loại thanh điển.Đó là để tạo ra nguồn lực dương điển hầu chuyển hóa cái âm điển nơi bản thể con người.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Đứng về phương diện khoa học, Bần Đạo giải: những lục dục thất tình của con người vẫn thuộc về tính chất của Tam Thể: <o:p></o:p>
Cái Xác<o:p></o:p>
Cái Vía<o:p></o:p>
Cái Trí<o:p></o:p>
Tam thể này được cấu tạo vô số các nguyên tử của ba cảnh giới tương ứng là:<o:p></o:p>
Cảnh Trần gian<o:p></o:p>
Cảnh Trung giới<o:p></o:p>
Cảnh Thượng giới<o:p></o:p>
Vì do nguyên tử tạo thành tam thể nên tam thể có một sự rung động. sự rung động này là tính chất của nguyên tử vậy.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Những thất tình lhay là lục dục hay là phàm tâm có một sự rung động hỗn loạn nặng nề nên gọi là âm điển. Nên cần phải dụng cái sự rung động điều hòa nhịp nhàng của Dương điển hầu trấn áp âm điển; nói cho đúng là chuyển hóa cái nặng trượt thành thanh nhẹ. Phàm tâm thành Chơn tâm vậy.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Về phương diện Đạo pháp không hề có sự hủy diệt, lấy cái tốt hủy diệt cái xấu, mà chỉ có sự chuyện hóa đó thôi vì phàm tâm hay chơn tâm cũng chỉ là một<o:p></o:p>
Khi phàm tâm nỗi lên thì phàm tâm cũng không phải là cá thể độc lập. như vậy, không thể hủy diệt phàm tâm.<o:p></o:p>
Vấn đề Bần Đạo muốn nói là chỉ có sự chuyển hóa phàm tâm thành chơn tâm mà thôi. Cho nên người tu hành cần phải trường chay và thiền định để tạo ra cái dương điển, nhờ sức rung động thanh cao của nó mà chuyển hóa cái sự rung động nặng trượt của âm điển thất tình lục dục vậy. Đó là nguyên tắt căn bản mà người hành giả không thể thiếu tri kiến vậy.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thi<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tu hành muốn chuyển cái phàm tâm<o:p></o:p>
Thiền định siêng năng trượt khí trầm<o:p></o:p>
Tiên phật đắc thành trong một kiếp<o:p></o:p>
Thanh nhàn tự tại điển lai lâm
<o:p></o:p>
Kết luận, qua đề tài trên hai nguồn lực âm dương luôn đối kháng nhau trong vũ trụ và con người, nhưng sự đối kháng này không phải để hủy diệt nhau mà là đưa đến sự hoàn thiện mỹ trong mọi sự sống đó chư hiền.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Sau đây Bần Đạo dạy chi tiết về hiện tượng “ SÉT ĐÁNH QUỶ”. Khi con người bỏ xác phàm ( tức là chết) thì còn lại cái Vía và Trí sẽ bước qua cõi Trung giới để tiếp tục sự sống. cái Vía này tức là Ma. Ma cũng không nguy hiểm gì cho ai.Còn quỷ thì lại khác.<o:p></o:p>
Lúc sống quá hung ác, làm nhiều điều ác nên tụ tập quá nhiều âm khí nên phải thành Qủy. ở nơi quỷ bao bọc bên ngoài cáiVía là cái thể Phách, cho nên Qủy có thể hiện hình. Sét đánh là đánh vào cái phách, làm cho cái phách tan rã. Nhưng cái Vía và Trí của Qủy vẫn còn nguyên. Sức chấn động mãnh liệt của sấm sét sẽ làm điều hòa sự rung động nặng trượt của cái Vía, trí của Qủy, khiến cho cái Vía, Trí của quỷ tốt đẹp hơn, để trở thành con Ma ít tội lỗi, hầu chờ ngày đầu thai để tiếp tục tiến hóa. Vì Qủy âm khí quá nhiều, không thể tự mình cải hóa được, nên Thượng Đế phải giúp nó bằng cách nhờ Thần Sét gội rửa cái chướng nghiệp của nó.
<o:p></o:p>
Đối với Qủy thì thần sấm sét sẽ tìm nó đểu tiêu diệt nó? Nhưng không phải như vậy. Thần sét thọ lịnh Trời để giúp đỡ cho Qủy được tốt đẹp hơn khi Qủy không thể tự lo cho mình được. Nếu quỷ biết được như vậy, có lẽ nó sẽ đứng yên để cho Thần sét gội rửa nghiệp cho mình.<o:p></o:p>
<o:p>

<o:p>(minh họa)</o:p>
</o:p>Chư hiền khá biết rằng Thần sét là những vị Hỏa Lôi Tinh có sứ mạng tinh hóa vũ trụ, tức là dọn dẹp cho vũ trụ được thanh khí hơn, hầu tiếp rước những linh hồn đến để tiến hóa. Bần Đạo nói rõ chư hiền chớ nên tưởng rằng Sét Trời là không có thần chủ cai quản. Lúc bình thường dù không có mưa, các Hỏa Lôi Tinh ấy bay lượn đầy cả trong không gian. Thân mình các vị ấy là cái Bầu điện lực vô cùng đó chư hiền. Lúc mùa nắng thí các vị Hỏa Lôi Tinh không biểu hiện. Nhưng vào mùa mưa các vị ấy biểu hiện chức năng của mình, tại sao như vậy??<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Vì nắng là Dương khí, đồng khí chất, nên các vị được phép nghỉ ngơi vậy. cười …cười ….còn lúc mưa, mưa là âm khí. Các vị ấy là dương khí nên phát sinh chức năng sấm sét. Quỷ yêu thuộc về âm khí nên xuất hiện nhiều về đêm và lúc có mưa vì đồng thanh với nó. Nên sét đánh quỷ lúc trời mưa vậy. chư hiền khá hiểu.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Qua đề tài mà Bần Đạo vừa lý giải, Bần Đạo muốn chư hiền là môn đệ của Lão hãy đào sâu cái trí để thấy rằng một khi cái xấu xuất hiện nơi tâm tánh phải cố gắng sửa đổi. chớ nên dung dưỡng nó lâu ngày sẽ thành một tập quán thói quen là điều nguy hại.
<o:p></o:p>
Qủy đâu có muốn mình xấu xa như vậy, sống đời khốn khổ, trốn tránh như vậy? nhưng bởi lúc làm người đã không chịu khống chế những thói hư tật xấu và sự hung ác. Thế nên phải trải qua nhiều kiếp, cái ác ấy cô đọng lại, choáng đầy cả tâm trí, nên không thể tự cải sửa được.
<o:p></o:p>
Nhưng Thượng Đế với lòng Đại bi của một ông Cha quá thương con cái nên Ngài phải cho Thần sấm sét giúp đỡ cho nó. Nơi chư hiền cũng vậy, nếu không thể dạy dỗ được bằng phương cách ôn hòa, êm dịu qua giáo lý của các Đấng, đến một ngày kia, buộc lòng Đức Cha Trời cũng phải sử dụng những hình thức nặng nề của luật nhân quả để đêm lại sự hoàng thiện nơi mỗi con cái của Ngài vậy.<o:p></o:p>
Bần Đạo ban ân.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bài
<o:p></o:p>
Tiết thu sang bầu trời vần vũ<o:p></o:p>
Khối lam chiều hội tụ màn mây<o:p></o:p>
Cơn mưa nặng hạt trút đầy<o:p></o:p>
Trợt trơn bên vách ngõ ngoài xóm thôn<o:p></o:p>
Cảnh thu buồn mênh mang trĩu nặng<o:p></o:p>
Nơi tâm hồn phẳng lặng sóng xao<o:p></o:p>
Gà kêu chó sủa âm hao<o:p></o:p>
Tiếng chày giã gạo nơi nào không xa<o:p></o:p>
Cảnh cô liêu chiều tà buông xuống<o:p></o:p>
Nơi rừng khuya đom đóm vệt đưa,<o:p></o:p>
Vệt dài, vệt ngắn, vệt thưa<o:p></o:p>
Rầm rì suối đổ cơn mưa liên hồi<o:p></o:p>
Loài ác điểu tìm mồi canh vắng<o:p></o:p>
Đáp xuống cành trĩu nặng rung rinh<o:p></o:p>
Chim lành say ngủ thình lình<o:p></o:p>
Cùng nhau chớp cánh giựt mình kêu vang<o:p></o:p>
Khách trần ai mơ màng kiếp sống<o:p></o:p>
Nào hay đâu cảnh mộng trần gian<o:p></o:p>
Đấu tranh vì bởi vinh quang<o:p></o:p>
………..trời tà xế bóng<o:p></o:p>
<st1:place w:st="on">Chư</st1:place> hiền còn viễn vọng điều chi?<o:p></o:p>
Danh quyền áo mão thời kỳ<o:p></o:p>
Đò chiều trễ chuyến, khá tri lời này<o:p></o:p>
Quyền Chưởng Quản mối dây lão nắm,<o:p></o:p>
Quản cai lo mỗi phận chu toàn<o:p></o:p>
Nặng nề quyền tước nào an<o:p></o:p>
Hãy lo hướng tới bước đàng chơn tu<o:p></o:p>
Cơ thanh lọc trần phù sẽ thấy<o:p></o:p>
Cuộc sảy sàng còn lại những ai<o:p></o:p>
Nhìn qua môn đệ Cao Đài<o:p></o:p>
Đồng tuân định luật, chau mày Kim Tinh<o:p></o:p>
Chiếc thuyền khơi khinh khinh lướt sóng<o:p></o:p>
Gió quậng chau dao động tài công<o:p></o:p>
Cần lo định trí thoát vòng<o:p></o:p>
Hướng về bến giác, bão bùng vượt qua<o:p></o:p>
Kỳ Trung Ngươn điểm qua ngày lễ<o:p></o:p>
Chơn giác đây nơi thế Đồng đăng<o:p></o:p>
Cầu siêu thất tổ phi đằng<o:p></o:p>
Tinh thần đặt trọn lòng hằng lo âu.<o:p></o:p>
Ngâm<o:p></o:p>
Huấn từ ban rải canh thâm<o:p></o:p>
Gíao Tông Đại Đạo từng vân phản hồi!<o:p></o:p>
Thăng<o:p></o:p>
( thánh giáo sưu tầm)<o:p></o:p>
 

Trung ngôn

Active member
Cám ơn Hào Quang đã đăng bài Thánh ngôn của Đức lý giải thích đạo học thật khoa học, có như vậy TN mới hiểu và nắm bắt thêm.
Đạo học quả là bao la.
Hào Quang có bài Thánh ngôn nào nói về việc sám hối hay chuộc lại tội lỗi hay gì cũng được để mọi người cùng đọc trong ngày chung niên sám hối không??
Kính.
 

Hao Quang

New member
Kính HTDM!" Vô ma khảo bất thành Đạo"! ở đâu cũng có sự khảo thí! ví như một người có quá khứ tội lỗi bây giờ hoàn lương có nhiều việc tốt cho gia đình và xã hội mà ta lại phủ nhận đi những việc tốt đó thì quả là đáng tiếc! cũng ví như một năm qua không về quê cứ nghĩ rằng ở quê mọi cảnh vật đều như một năm trước nhưng mình kg ngờ rằng vật đổi sao dời ngoài quê bây giờ thay đổi rất nhiều!
HTDM hãy đọc tham khảo với một tâm hồn thật vô tư! vì điều đó sẽ giúp cho chính HTDM chứ chẳng giúp cho ai hết! HQ gõ lại cũng không ngoài mục đích ấy!

kính Huynh TN! có thể năm qua mỗi chúng ta gây không ít tội lỗi! ai nói tôi kg gây tội lỗi là không đúng! vô tình hay hữu ý thì cũng có tội! ví như ta đi trên đường giẫm một con kiến nó chết! dù vô tình nhưng ta cũng có tội!

Sory Huynh TN! HQ kg có bài Thánh Ngôn nào dạy chi tiết về Ngày Chung Niêm Sám Hối! Nhưng hồi sáng có một Bạn Đạo rủ đi cúng nói 5h30 hình như chiều nay!
trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo các đấng cũng có dạy đầy đủ rồi mà Huynh Trung Ngôn! HQ nhớ không lầm 3 bài " Kinh Sám Hối" thì phải! 1 bài mấy câu đầu: " cuộc danh lợi là phần thưởng quý, đấng hóa công xét kỹ ban ơn..." bài này rất dài thuộc không nỗi! HQ nhớ đến đó! còn một bài là: " Quỷ lục dục thất tình cám giỗ, nhờ ơn trên ủng hộ đòi phen"... còn bài nữa HQ không nhớ!

nhưng có một điều HQ muốn "nói thẳng, nói thật" dù HQ ít đi cúng nhưng mỗi lần đi cúng đều để ý một số HTDM đọc kinh mà nhanh kinh hồn! giống như đọc để cho xong bài kinh ấy! nên nhiều đấng giáng cơ nói: " cùng đọc một bài kinh nhưng nơi này thì có kết quả còn nơi khác thì không có kết quả"

HQ xin phép mạo muội đăng tiếp bài này! bài này rất lâu rồi hơi cũ, chữ hơi mờ, mấy chỗ (...... ) đọc kg rõ nên không gõ bừa!

KIỀN TÂM AN TỊNH TRONG MỖI THỜI CÚNG

Thi
Nương vầng mây bạc lúc ngày thanh
Báo lệnh Đại Tiên giáng lập thành
Thiên Hiệp tịnh tâm thừa tiếp điển
Khai minh quang khiếu Lý Trường Canh
(................................)
Trường Canh Thái Bạch!
Vào thời Trung Cổ, khi các Đấng Phật, Bồ Tát lâm phàm, các Ngài duy nhứt dạy cho con người pháp môn Thiền Định, một số giới luật cần thiết, những giáo lý quan trọng, rồi thì các Đệ tử cố gắng tu hành cho đến khi đạt được đạo quả giải thoát. Đó là " Con Đường Đạo" rất đơn thuần và đầy trong sáng. Sau khi các Đấng Giáo Chủ nhập Niết Bàn, thì đường lối tu hành càng ngày càng trở nên đa đoan với nhiều nghi thức Lễ Bái cúng kính, nhiều kinh tụng được xiển dương. Đó là đã rơi vào con đường Tôn Giáo.

Nhìn qua Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chư hiền cũng thấy mang hai sắc thái như vậy: " Đạo Cao Đài" và " Tôn Giáo Cao Đài"

Đó là thể hiện lòng Đại Từ Bi của Đức Cha Trời Thượng Đế. Đức Chí Tôn thấy rằng con cái của Ngài đại đa số đều ở bực Hạ Căn và Trung Căn, chỉ thích hợp ở con đường Tôn Giáo. Vì thế nên Ngài lập " Tôn Giáo Cao Đài". Duy chỉ số it ở bực Thượng Căn nên Ngài lập " Đạo Cao Đài". Đây chính là "Cao Đài ứng hóa theo lòng chúng sanh" vậy.

.....................

Lễ bổn của Chư Hiền đó là phương tiện. Văn ngữ phàm trần ấy tạm mượn để độ chúng sanh. có kết quả hay không còn là vấn đề khác. Những văn ngữ này khi phát ra phải được tẩm tưới vào đấy một quyền năng thanh tịnh của mỗi đầu óc của Chức Sắc, Chức việc, đồng nhi, tu sĩ, Ban Lễ khi đọc kinh cầu nguyện"
Như vậy, lời kinh phát xuất ra sẽ biến thành những lằn rung động với ánh sáng tươi đẹp gọi là Quang Điển, mới hóa giải nỗi những nghiệp chướng của người sống tại cõi trần; và kẻ chết mà Vong Linh đang lang thang phiền não nơi Trung Giới, trung bình khoản 200-300 năm mới đầu thai lại cõi trần, có khi 500-700 năm, vì còn phải thăng tiến đến cảnh giới cao hơn( vẫn còn trong Tam Giới) để tu học, rồi mới đầu thai trở lại.
tuy nhiên, đối với những tiểu nhi, những người thiểu tuổi ít nghiệp chướng, có thể trở lại Trần Gian khoản 5, 10, 20 năm sau khi chết để tiếp tục tiến hóa.
Nếu ban lễ gồm những thành phần dâng kinh trong các thời cúng, mà tâm hồn loạn động thì không đạt được kết quả, hoặc là cầu nguyện cho Ông Bà Cha Mẹ của mình mà lại nhờ người khác thì kết quả cũng không đạt đặng nhiều.

Hỡi chư Thiên Mạng! chỉ cần 6 chữ " Nam Mô Cao Đài Tiên Ông" với một tâm thanh tịnh thì cũng đêm lại trọn vẹn kết quả cho sự cầu an và cầu siêu. Đức Đại Từ Phụ khi ban kinh Thiên Đạo và Thế Đạo cũng vì yêu thương chúng sanh vốn nhiều căn tánh.
.........
Bần Đạo mong sao chư hiền không nên rơi vào tình trạng " thấy chấp". ......Nếu quan niệm như vậy, tức là tự mình đã cản trở bước tiến hóa của chính mình, và cho thấy tâm linh vẫn còn bị nhốt trong chiếc lưới của Nhị nguyên vậy!
...............
Tụng kinh là cốt tại lòng thành, sự cảm xúc hiến dâng lên các Đấng. Đó là sự khẩn khoản vậy. Tụng nhiều quá e cho hao thần, tổn khí, rồi phải loạn động tâm trí. Quá nhiều kinh tụng thì làm cho nhơn sanh không đủ niềm tin. vậy thì phải Trung Dung vậy. Tất cả Tịnh, Tịnh, Tịnh, cầu nguyện, cầu an Bá tánh.
ngâm
Nguyện tâm đáp ứng giờ này
Trường Canh Lão giã, cung mây phản hồi!
thăng
( Thánh giáo sưu tầm)

Nhân ngày chung niên Sám Hối HQ chúc tất cả HTDM đi cúng để gội rửa hết tội lỗi của mình
 
Sửa lần cuối:

Facebook Comment

Top