THIÊN ĐẠO là gì?

nhattrung

New member
<P>Thưa Huynh Đạt Tường, </P>
<P>Như đã phân tích ở trên (các nguồn trích dẫn chưa được kiểm tra một cách chắc chắn) cho thấy có sự khác nhau đôi chút trong phần giải thích về Tam Công của Đức Lý Giáo Tông Đại Đạo và Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, thưa có đúng không ạ? </P>
<P>Đệ nghĩ nếu như có khác nhau về từ ngữ, nhưng chắc chắn không khác nhau về lý.</P>
<P>Xin được trao đổi cùng Huynh.</P>
<P>-----</P>
<P>Chào Phụng sự.</P>
<P>nhattrung</P>
 

Đạt Tường

New member
Thật sự hòan tòan không có sự khác nhau. <BR><BR>Đức Mẹ đã nói: "Không ai xâu tất cả các hạt ngọc vào cùng một xâu chuổi" <BR><BR>Tùy duyên hóa độ cho nên tùy theo căn trí và nhu cầu của nhân sanh địa phương mà các Đấng lần lượt dạy các chi tiết mới trên sườn căn bản. <BR><BR>Vì thế lời dạy của Ơn Trên là Thánh giáo. Để trở thành "giáo lý" phải có công "dung hòa tổng hợp" từ mọi nguồn Thánh giáo của bậc "hướng đạo". <BR><BR>Tam Công là đề tài căn bản của giáo lý Đại Đạo nhưng để có được cái nhìn khái quát nhưng đúng và đủ các yếu tố căn bản cũng phải lắm công. <BR><BR>Đức QUAN THẾ ÂM có dạy: “Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ, chư hiền đệ muội không có cái pháp Ba La Mật, nhưng thay vào đó cái pháp Tam Công cũng đầy đủ lắm rồi. Thực hành được Tam Công là chứng được Đạo quả mà Phật cho là Bồ Tát Hạnh.” <BR> 
 

DangVo

New member
<P>
Đạt Tường nói:
Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn ban ân cho nhân sanh TÂN PHÁP Tam Công. <BR><BR>Vậy ít nhứt phải: Công quả lo cho nhân sanh, Công trình "Ăn chay" đúng luật và phải tập "Công Phu Ngọai" cúng hàng ngày với tâm thanh tịnh nếu chưa bước lên bậc 2 là "Công Phu Nội" Tâm pháp "Tánh Mạng song tu".  
<BR>Huynh Đạt Tường có thể giải thích rõ Công Trình là gì không?<BR>Công quả lo nhân sanh ---> Đồng ý.<BR>Công Trình " Ăn chay" đúng luật ----> không hiểu rõ<BR>Công phu = công phu nội , công phu ngoại ---->  không hiểu rõ.</P>
<P><BR>Thân<BR>ĐV<BR> </P> 
 

Đạt Tường

New member
Tam Công, nên nói theo thứ tự từ: phần nền tảng là (Công Qủa, Công Trình) rồi mới cất lâu đài Công Phu <BR><BR>1. Công Quả: "Phổ Độ chúng sanh" trên cả 2 mặt (đời sống nhân sinh và tâm linh). Theo giáo lý nhà Phật gồm: thí tài, thí pháp và thí vô úy. <BR><BR>2. Công Trình: "luyện kỷ" (chữ KỶ là bản thân mình). Theo giáo lý nhà Phật gồm: trì giới, nhẫn nại và tinh tấn. <BR>     Td: - việc ăn chay để giữ giới "Cấm sát sanh", phải kiên trì tiến bước tăng dần cấp bậc số ngày chay trong tháng, chiến thắng sự thèm muốn ngon miệng ... Để có thể thực hiện vững chắc các điều vừa nêu thì cần phải kiên trì, siêng năng học hỏi giáo lý v.v... để biết được lợi ích của việc ăn chay cũng như biết phương pháp ăn khoa học và đúng với pháp đạo (tùy theo mỗi cấp từ hạ thừa đến thượng thừa). Những yếu tố đó là sự rèn luyện bản thân chúng ta từ "tư tưởng, lời nói, hành động" đề tiến đến CHAY LÒNG (không còn thèm ăn chay cho ngon, đồ chay mà đặt tên như đồ mặn, ...) <BR>      - Việc học giáo lý... Nhiều đạo hữu siêng làm công quả nhưng không đủ sức kiên trì đeo đuổi việc học đạo ! <BR><BR>3. Công Phu: cái gốc là tâm "Thanh Tịnh". Theo giáo lý nhà Phật gồm: thiền định, trí huệ <BR><BR>Công phu có 2 bậc: <BR>    a. Công phu ngoại là cúng (nhìn Thiên Nhãn) <BR>    b. Công phu nội là "Tánh mạng song tu". Pháp của Cao Đài là pháp tiên gia nên "luyện khí" = luyện cái đạo "Âm - Dương tự hữu" mà Trời đã ban đồng đều cho mọi người. <BR><BR>Nhưng để có thể "hòa hiệp Âm - Dương" này, người môn đệ Cao đài phải thể hiện với: <BR>    - "lòng thành" siêng năng cúng kính tịnh luyện mỗi ngày, <BR>    - "lòng tin". Tin vào Pháp môn Cao Đài, tin vào sự đón nhận được THẦN của Thầy luôn "đổ xuống" qua Thiên Nhãn. (Do đó nhập môn rồi mà không lập Thiên Bàn ở tư gia là một thiếu sót trầm trọng) <BR><BR>Ý nghĩa của câu kinh "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp" áp dụng cho cả 3 khía cạnh của Tam Công. <BR> 
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P> Xin huynh Đạt Tường giải thích thêm về : "Ý nghĩa của câu kinh "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp" áp dụng cho cả ba khía cạnh của Tam Công"</P>
<P>Có phải chúng đi đôi với nhau: </P>
<P>Lòng Thành----Công Quả</P>
<P>Tín -----Công Trình</P>
<P>Hiệp----- Công Phu</P>
<P>Kính,</P>
<P> </P>
 

Đạt Tường

New member
<P> Nói ngắn gọn là: Lòng Thành, Lòng Tin và Lòng Hoà Hiệp.</P>
<P>Cả ba đều ứng dụng:</P>
<P>- khi làm Công Quả,</P>
<P>- khi rèn luyện tánh hạnh và tri thức (Công Trình),</P>
<P>- cũng như khi Công Phu (ngoại: Cúng; nội: Tịnh)</P>
<P>Câu kinh " ĐAỌ GỐC BỞI LÒNG THÀNH, TÍN, HIỆP" là chìa khoá vạn năng. Phải áp dụng cho mọi việc từ Thế Đạo đến Thiên Đạo</P>
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P> Xin huynh Đạt Tường cho quí huynh tỷ đệ muội biết thêm về tài liệu tham khảo, hoặc thánh giáo,  cụ thể cho những chi tiết sau:</P>
<P>1/ Muốn thoát vòng luân hồi phải đạt đến Phật hồn</P>
<P>2/ Lúc nào thì có thể xưng Bần Đạo</P>
<P>3/ "... phải từ phẩm Giáo Hữu trở lên mới nên xưng tệ huynh, tệ đệ..."</P>
<P>Trước mắt huynh tỷ đệ muội chúng ta học được bài học khiêm cung từ những thông tin của bài viết của huynh Đạt Tường là cần phải khiêm nhường hơn nữa trong cách xưng hô dù chỉ là ở mức độ dễ nhận thấy là lời nói, lối xưng hô, vậy để đạt được sự khiêm cung thật sự trong suy nghĩ chắc còn phải khó hơn nhiều lắm. </P>
<P>Chào Hòa Thân Ái Kỉnh,</P> 
 

Đạt Tường

New member
<P><FONT size=3>1- Cũng không hẳn phải đạt đến Phật hồn mới thóat vòng luân hồi sanh tử. Theo giáo lý nhà Phật những phẩm vị căn bản mà người tu theo Phật pháp có thể đạt tới là: Thinh Văn, Duyên Giác, A La Hán... Bồ Tát, Phật. Từ phẩm Bồ Tát trở lên mới thóat vòng luân hồi.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Nhưng ngưòi tu theo Tiên Đạo thì có thể đắc: Chơn Tiên, Kim Tiên, Thiên Tiên... Đại Tiên Trưởng. Phải từ Thiên Tiên trở lên mới là "đắc Đạo" thóat vòng sanh tử. </FONT></P>
<P><FONT size=3>2- Với tuyệt đại đa số chúng ta, chẳng bao giờ dám tự xưng là Bần Đạo cả. Có ai thấy mình có thể đạt tới phẩm hạnh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hay không?!</FONT></P>
<P><FONT size=3>3- "... <EM>phải từ phẩm Giáo Hữu trở lên mới nên xưng tệ huynh, tệ đệ</EM>...". Không có Thánh giáo hay sách vở nào qui định cụ thể việc này. Nhưng cần lưu ý, trong đại lễ Khai Minh Đại Đạo, khi Thầy ban cho Pháp Chánh Truyền Nam phái thì có xác định từ phẩm Giáo Hữu mới là Chức Sắc (bởi thế trong Tân Luật chương Người Giữ Đạo nói Hạng Thượng Thừa từ Giáo Hữu trở lên phải trường trai... có nhiệm vụ phổ thông Chơn Đạo) về đối phẩm thiêng liêng thì bắt đầu vào hàng Địa Thánh. Với 3000 GH cho toàn thể địa cầu này thì ngày sau phẩm Gíao Hữu này không dễ đạt tới. Nhưng cũng nên khiêm tốn xưng hô là "đạo huynh, đạo tỷ" chứ còn "tệ huynh, tệ đệ v.v..." thì tùy môi trường mà sử dụng nhưng phải hết sức thận trọng.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Có duyên may được đọc nhiều nguồn Thánh giáo của hầu hết các Hội Thánh, khi nghiên cứu soạn quyển "Vấn Đề Thông Công Trong DDDTKPD" huynh rút ra được nhận xét: chỉ có các Đấng Thiêng Liêng cao cấp mỗi khi về đàn thì trước đó mới có "tiêu chuẩn" đồng tử đến báo đàn, rồi các Ngài mới nhập đàn và xưng là Bần Đạo. Người có vị trí càng cao thì càng khiêm tốn. Nhưng cũng phải khiêm tốn đúng lúc đúng chỗ. Cương nhu đúng mức tùy thời.</FONT></P>   
 

NhatNăng

New member
<P> Kính chào các HTDM!</P>
<P>Như Nhất Năng hứa hẹn sẽ hỏi thật nhiều câu hỏi để tìm phương học hỏi cho thông Giáo Lý. Nhưng mà hình như hứa như vậy là quá hàm hồ rồi vì nảy giờ đọc lại những câu hỏi và đáp của các Quý HTDM Đệ cảm thấy đã quá nhiều kiến thức mà Đệ chưa được biết đến. cho nên Đệ xin phép chỉ ngồi xem và học bài thôi còn hỏi thêm chắc là không dám vì Đệ sợ bị ngộp thở lắm <IMG src="http://www.caodaivn.com/smileys/smiley9.gif" border="0"></P>
<P>Cám ơn Các HTDM rất nhiều.</P>
<P>***Có một bài viết của Nhat Minh mà sao đệ đọc front chử đó không được vậy, xin Quý HTDM giúp dùm đệ ***</P>
<P> </P> 
 

Facebook Comment

Top