Tìm hiểu về Đ.Đ.T.K.P.Đ

dong tam

New member
j9lbjtkmu6fc8ggk7.jpg


Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier (bên phải) và Vua Bảo Đại (chính giữa)
 

dong tam

New member
lonszgviqjdwygfzt1.jpg


Sau khi quyển "Cái án Cao Đài" ra đời ở miền Bắc thì một thời gian sau ở miền Nam xuất hiện quyển "CẢI ÁN Cao Đài" do một người không phải là tín đồ Cao Đài viết.
 

dong tam

New member
2.2. Khai ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ tại Bắc Hà. (1 tháng 3 Giáp Tuất)

Trong lúc đó, ông Lễ Sanh Bùi Văn Hòa nghe tin cũng hướng dẫn một số thân hữu tìm đến cầu Đạo.

Huyền diệu thay! Sự trông đợi chờ mong của Bổn Đạo Bắc Hà đã khởi điểm tiếng chuông trống vang rền tại Thánh thất Cao Đài Harmand (gọi theo tên đường phố cho Bổn Đạo dễ nhớ) làm rung động bao con tim của những người ngoan Đạo tại thủ đô Hà Nội lúc bấy giờ, cùng thức tỉnh bao oan hồn lạc lõng nương theo tiếng trống chuông cầu xin siêu thoát.

Lần đầu tiên tiếng chuông trống ĐẠI ĐẠO ngân vang vào giờ Tý (12 giờ khuya đêm mồng 1 tháng 3 năm Giáp Tuất) giữa chốn nghìn năm văn vật trước sự ngạc nhiên của người Pháp và đồng bào quanh vùng Bắc Hà hiếu kỳ kéo nhau đến dự khán buổi lễ lịch sử Đạo CAO ĐÀI tại Bắc Hà. Nhứt là giọng đọc kinh trầm bổng thảnh thót hoà lẫn với tiếng nhạc cổ truyền Việt Nam của hàng trăm tín hữu nam nữ mặc Đạo phục màu trắng quỳ trước Thiên Bàn
....”
[Thừa sử Lê Quang Tấn. Ðạo Cao Ðài phổ truyền ra Bắc Việt (Hà Nội)]
 

dong tam

New member
2.3. Đại Đạo Khai Minh khôi phục văn hóa của đất nghìn năm văn vật

Thừa Sử Lê Quang Tấn có ghi nhận câu chuyện:

Ông Huỳnh Thành Tỉnh 69 tuổi, một vị kỳ mục thông suốt cuộc sống của đồng bào làng Lưu Xá có một nhận xét thâm thuý: với đà tiến triển của đạo Cao Đài như thế này thì sớm muộn gì toàn cả dân làng Lưu Xá đều sẽ nhập môn theo đạo Cao Đài hết.

Tôi biết rõ có những người trước đây thường hay kiện cáo, tranh giành từng tấc đất, từng lời nói. Mỗi khi ra họp việc làng rầy rà nặng nhẹ cùng nhau không tiếc lời, có khi còn say sưa đánh đấm nhau phải đưa đến cửa quan phân xử. Hương chức làng chúng tôi hết sức khổ tâm với họ. Nhưng hôm nay sau khi họ nhập môn vào đạo Cao Đài rồi, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy tánh tình họ thay đổi, hiền lành đạo đức hơn trước gấp trăm lần.

Điều đáng lưu ý hơn nữa là đạo Cao Đài chủ trương tự do và dân chủ thực sự. Dân chủ trong việc làm, lễ độ trong việc giao tế với nhau: cha ra cha, con ra con, thầy ra thầy đâu ra đấy. Nhứt là bình đẳng trong việc ma chay, dù giàu hay nghèo đều được tụng kinh tang lễ như nhau, không phân biệt sang hèn. Không như những nơi khác, người chết nhiều tiền bạc được tụng nhiều kinh chuông trống nổi lên ầm ĩ, còn kẻ không tiền thì chỉ một vài biến kinh đọc vội vã cho xong việc.

Một bằng chứng chính tôi chứng kiến là đạo Cao Đài đã âm thầm xoá bỏ giai cấp, trừ bỏ mê tín dị đoan được biểu hiện tại Lưu Xá này, là lễ an táng một ông “già mỏ” đã nói lên tinh thần đồng Đạo, không phân giai cấp nghèo hèn và nêu cao câu “Cùng nhau một Đạo tức một Cha” mà người tín đồ hằng nằm lòng khi nhập môn vào Đạo.

Trước năm 1945, tại các miền quê Bắc Việt đều sử dụng một người đi truyền rao lệnh quan cho dân làng. Người truyền lệnh đánh mỏ 3 tiếng “cốc, cốc, cốc” mà các vị lý Trưởng trong làng thường gọi là “thằng mỏ” (để gọi người truyền rao tin tức). Người làng ít ai tranh giành chức mỏ này cả bởi “mỏ” là vị trí thấp kém chỉ dành cho những ai không có miếng đất hay nghề nghiệp gì để kiếm sống. Do đó, người ta rất khinh miệt, ít ai giao du với người mỏ. Trong những ngày hội hè đình đám, người mỏ ngồi riêng một mâm và chỉ được ăn khi đã hầu hạ xong các bậc đàn anh trong buổi lễ. Với địa vị “mỏ” thấp hèn này thì ít có người tranh giành chỉ có cha truyền con nối mà thôi.

Làng Lưu Xá có một ông già mỏ, đảm nhận trách vụ đánh mỏ để báo tin cho đồng bào trên 30 năm qua, ông mới xin nhập môn vào đạo Cao Đài. Hằng ngày ông già mỏ rất hăng say với bổn đạo trong làng chăm lo việc Đạo cùng tham dự các lễ tang tế sự. Khi ông già mỏ qui vị vì tuổi cao sức yếu lúc 71 tuổi, đã được sự nhiệt tình giúp đỡ lo việc ma chay cho ông già mỏ vô cùng chu đáo.

Đặc biệt trong lễ tang ông già mỏ có cả chức sắc truyền giáo tại Bắc Hà chẳng quản đường xá xa xôi đến nhà ông già mỏ thực thi trách nhiệm của mình với đạo hữu, chăm lo việc an táng với các chức việc và bổn đạo Cao Đài vùng Lưu Xá, biểu hiện tinh thần đồng Đạo như anh em một nhà.

Bổn đạo ở các làng cận nhà ông già mỏ cũng kéo đến để chung lo ma chay cho ông hết sức chu đáo. Nhứt là những mâm quả phẩm được dâng cúng trước linh cửu đã nói lên tình nghĩa đậm đà của người đã sống đối với người chết, không phân biệt giai cấp sang hèn khinh trọng chi cả.

Nhứt là buổi lễ cầu siêu ông già mỏ gây nhiều ngạc nhiên cho đồng bào tại làng Lưu Xá, bởi đồng bào phân vân không biết ông già mỏ làm gì mà được bổn đạo Cao Đài chiếu cố đọc kinh kệ, có lễ nhạc, đăng điện hết sức trang trọng như thế. Bởi họ đã từng chứng kiến suốt mấy mươi năm qua biết bao trường hợp trong làng Lưu Xá này, chưa có đám tang nào linh đình trang trọng như đám tang ông già mỏ, vì bổn đạo Cao Đài mặc đạo phục trắng lớp cả sân nhà.

Sau nghi lễ cầu siêu xong, số đạo tỳ mặc đồng phục màu đen giềng trắng vào bái quan, tiếng trống kèn hoà lẫn nhau nhịp nhàng gây hiếu kỳ của đồng bào làng Lưu Xá, già trẻ đều kéo đến dự lễ tang ông già mỏ chật cả đường đi.
Lá cờ đạo ba màu vàng xanh đỏ dẫn đi trước, kế tiếp là lá phướn Thượng Sanh và biển hiệu Đạo ghi rõ hàng chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ tiến lần ra đường. Mấy mươi em đồng nhi nam nữ trong bộ đồng phục trắng liên tiếp tụng kinh cùng tiếng nhịp sanh hoà lẫn với tiếng đờn của dàng nhạc cổ truyền mang âm sắc Nam bộ, du dương trầm bổng khẩn cầu cho vong linh người quá cố mau được siêu thoát.

Linh cửu ông già mỏ vượt qua hàng trăm bạn đạo nam nữ đứng 2 bên lề đường nối tiếp theo sau linh cửu. Hình ảnh đẹp nhứt trong lễ an táng ông già mỏ là một dòng người trắng lớp trong bộ đồng phục của Đạo Cao Đài nổi bật trên thềm thảm xanh của đồng ruộng miền Bắc. Hàng trăm Chức Việc và bỗn đạo nam nữ từ Hà Nội và các địa phương lân cận trong bộ đạo phục trắng xếp hàng hai đi theo gia đình tang gia, đưa tiễn ông già mỏ ra đến phần mộ. Trước tình đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau của người tín hữu Cao Đài hoàn toàn biểu hiện trong buổi đưa đám ông già Mỏ, khiến cho đồng bào hiếu kỳ tập hợp theo vệ đường xem đoàn người mặc y phục trắng đi ngang qua.

Một bà cụ đứng bên vệ đường xem lễ tang có lời khen tặng: ông già mỏ này tốt số thật! Đám ma lão to và đông đảo trang nghiêm gấp mất lần đám ma ông Tiến Chỉ! Kế tiếp một cụ ông phụ hoạ: ông già mỏ nghèo xát xơ, chết khỏi tốn kém gì cả.

Bổn đạo Cao Đài từ xa kéo đến chung lo với người đạo ở làng Lưu Xá trợ giúp gia đình ông già mỏ đủ mọi thứ, nhứt là lễ tang ông Già Mỏ hết sức linh đình trang nghiêm suốt 2 ngày đêm nhạc lễ kinh kệ không dứt, xoá tan giai cấp ở làng Lưu Xá kể từ lễ tang ông già mỏ.

Đồng bào hằng nhắc nhở lễ tang ông già mỏ và không tiếc lời ngợi khen bổn đạo Cao Đài tổ chức nghi lễ an táng ông già mỏ hết sức long trọng chưa từng thấy trong vùng.

Chính vì thế, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của người tín hữu Cao Đài miền Bắc lúc bấy giờ là một nỗi lo âu không bờ bến của thực dân Pháp tại Bắc Hà.
 

dong tam

New member
2.4. Sự nhiệt tình hành đạo của các Chức sắc người Pháp tại Hà Nội

- Do quyền năng Thiêng liêng xoay chuyển là ông Giáo hữu Thái Abadie Thanh (Gabriel Abadie) đã nhập môn tại Pháp và được đổi sang Việt Nam làm chánh Lục sự Toà án Hà Nội.

Lễ sanh De Lagarde Thanh, Lễ sanh Hồ Trọng Tuấn cùng các bạn Đạo Tạ Đình Định, Nguyễn Văn Lịch, Đào Đức Nhung tự nhiên tìm đến Thánh thất tự nguyện chung lo việc đạo. Nhất là ông Giáo hữu Abadie và Lễ sanh De Lagarde vẫn hoà mình đi với Bổn đạo xuống tận các làng Bạch Mai, Tương Mai chẳng quản mưa phùn gió lạnh, đôi khi cởi giầy lội qua các con rạch sình lầy nước đọng dự lễ cầu siêu tại tư gia các tín hữu.

Trong thông lệ tại Bắc Việt lúc bấy giờ người Pháp ăn trên ngồi trước, nhưng nghĩa cử cao đẹp của ông Giáo hữu Abadie và Lễ sanh De Lagarde hoà mình với bổn đạo Cao Đài, đã phá cả giai cấp.
Đến dự tang lễ bất cứ gia đình giàu hay nghèo cũng như nhau, không bao giờ hai ông Giáo hữu Abadie và Lễ sanh De Lagarde tỏ vẻ mình là người Pháp, hay chức sắc Cao Đài. Hai ông luôn luôn đóng vai trò người thân trong tang quyến, sẵn sàng nhắc ghế mời khách ngồi, lau chùi mặt bàn ghế cùng rót nước mời khách mới đến không chút câu lệ. Với cử chỉ cao đẹp của nhị vị Giáo hữu Abadie và Lễ sanh De Lagarde đã thể hiện sâu sắc trong những buổi ma chay của bổn đạo ở các làng xa xôi đã in sâu vào trong tâm trí đồng bào.

- Năm 1939 Chánh quyền Pháp ra lệnh tất cả Thánh thất Cao Đài trên toàn quốc phải gỡ bỏ chữ Vạn với lý do Vạn là dấu hiệu của đảng Đức quốc xã do Quốc trưởng Hitler cầm đầu (Adolf Hitler muốn làm bá chủ hoàn cầu) đang tấn công đánh nước Pháp, nên tại các thuộc địa Pháp quá lo sợ nghi kỵ chữ Vạn trên nóc Thánh thất Cao Đài là thân Đức quốc.

Lệnh tháo gỡ triệt hạ chữ Vạn trên nóc Thánh thất Cao Đài được ban hành. Ông Giáo Hữu Abadie kiên quyết cưỡng lệnh Toàn quyền Đông Dương Goerges Catroux (1940) , đã 2 lần gửi văn thư buộc ông Abadie phải tuân lệnh của Nhà cầm quyền. Giáo Hữu Abadie nhơn danh Đầu Địa Phận đạo Bắc Việt viết một văn thư trình bày giải thích chữ Vạn nhà Phật đã xuất hiện trên 2400 năm rồi và tất cả các nước Á đông đang theo Phật giáo lấy chữ Vạn làm biểu tượng tôn kính từ trước đến giờ không lẽ các nước Á Đông đều theo Adolf Hitler hết hay sao?

Ông Abadie còn giải thích thêm là chữ Vạn của Hitler là hình con chim ó (con ó là biểu tượng của nước Đức) xoè cánh biến thế không liên hệ gì với chữ Vạn của Phật giáo. Chữ Vạn của Phật Giáo biểu tượng âm dương sanh hoá, nếu xóa bỏ đi thì tất nhiên toàn thể nhân loại và ngay cả vũ trụ sẽ tiêu diệt. Giả sử Hitler lấy chữ thập hay dấu hiệu giống chữ Thập của Thiên Chúa Giáo, liệu chánh quyền Pháp ở Đông Dương có dám ra lệnh các Nhà thờ Thiên chúa giáo xoá bỏ chữ Thập trên ngực chúa Jésus không?

Đoạn cuối bức văn thư Giáo Hữu Abadie cương quyết trả lời: “Nếu chánh phủ muốn xoá chữ Vạn tại Thánh thất Lê Lợi và các Thánh thất Cao Đài ở các Hương Đạo thì xin chánh phủ cứ đến thi hành lệnh của chánh phủ, còn các tín đồ Cao Đài thì không thể tự tay mình xoá bỏ biểu tượng của mình tôn kính phụng thờ”. Ông Giáo Hữu Thái Abadie Thanh cũng tự nguyện với tín đồ vào tù để chánh phủ thi hành lệnh của mình (chính văn thơ này do Chánh Trị Sự Phạm Tài Đoan đánh máy trình lên Ông Giáo Hữu Thái Abadie Thanh ấn ký và Chánh Trị Sự Đoan mang lên phủ toàn quyền Hà Nội).

Nhận được tối hậu thơ của Giáo Hữu Abadie, chánh quyền thực dân Pháp đành nhượng bộ không còn đòi hỏi đạo Cao Đài hủy bỏ chữ Vạn nữa, song họ tìm cách loại trừ con người hiên ngang bất khuất Abadie này cho đỡ thẹn. Nên suốt mấy năm liền Ông Abadie không được thăng chức thăng trật gì hết nhưng ông vẫn chu toàn trách nhiệm Chánh lục sự Toà án Hà Nội.

Quá mặc cảm vì tự ái, không lẽ chịu thua một công chức dưới quyền mình, Chánh phủ Pháp liền ra lệnh thuyên chuyển ông Abadie vào làm việc ở tỉnh Rạch Giá xa xôi cuối tận miền Nam đất Việt. Đó là một hình thức trừng phạt một công chức ương ngạnh khó bề sai khiến mà mưu đồ thâm độc của Thực dân Pháp tại Hà Nội lúc bấy giờ là tống xuất ông ra khỏi Bắc Hà cố tình tách rời ông Abadie ra khỏi khối tín đồ Cao Đài miền Bắc.

Các huynh tỷ bổn đạo miền Bắc làm sao quên được lời nhắn nhủ của ông Giáo Hữu Thái Abadie Thanh trong buổi tiệc trà tiễn biệt sau cùng tại Thánh thất Lê Lợi vào cuối năm 1940: “Tôi biết rõ theo Đạo Thầy là phải chịu khổ. Nhưng khảo đảo chính là dịp thuận tiện giúp ta trau dồi đạo hạnh và giúp chúng ta đắc Đạo về phần thiêng liêng sau này.
Tuy ra đi, tôi không hề quên được những cảm tình sâu sắc mà các anh chị em dành cho vợ chồng chúng tôi trong thời gian cùng chung hành đạo. Đổi vào Nam Kỳ một cơ hội tốt cho tôi được dịp lui tới viếng thăm các chức sắc nhứt là sẽ gặp lại anh Giáo sư Thượng Bảy Thanh. Tôi xin tự nguyện dù gặp phải hoàn cảnh nào, vợ chồng chúng tôi vẫn luôn luôn là người tín đồ Cao Đài”.

Lòng can đảm hy sinh vì đại nghiệp Cao Đài tại miền Bắc của Ông Giáo Hữu Thái Abadie Thanh đã đánh tan mọi luận điệu ngờ vực Ông Gabriel Abadie là người của thực dân Pháp cài vào Đạo Cao Đài trước kia của một ít tín đồ nông cạn, nhưng sau khi chứng kiến tinh thần bất khuất chống lại lịnh cưỡng bách hạ chữ Vạn đã giải toả mọi hoài nghi mà lại càng tôn kính tinh thần cao đẹp của Ông Gabriel Abadie.
 

dong tam

New member
3. TRUYỀN BÁ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ ĐẾN HẢI PHÒNG

- Phái đoàn chức sắc Truyền giáo Cao Đài tại Bắc Việt quá bận rộn công việc tại Hà Nội, mãi đến gần cuối năm 1934 các vị chức sắc Hội thánh Toà thánh Tây Ninh mới có thể đem ánh sáng chân lý của Đức Chí Tôn đến Hải Phòng, một hải cảng lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ, có nhà máy xi măng, nhà máy sợi, nhà máy phốt phát, nhà máy thuỷ tinh, xưởng đóng tàu biển, v.v...

Ngôi Thánh thất Cao Đài được tạm lập tại Hải Phòng ước độ 15 gia đình, nhưng tinh thần bổn đạo rất vững chắc do sự hướng dẫn nhiệt tình của ông Vũ Văn Huy dẫn dắt thường xuyên đến bái lễ Đức Chí Tôn trong ngày sóc vọng cùng sang Hà Nội dự nhiều buổi học để thu nhận các lời huấn giáo của Chức sắc.

- Năm 1935, số tín hữu càng tăng thêm nhanh chóng, bổn đạo bàn định phải tìm một nơi rộng rãi và khang trang để dời ngôi Thánh thất tạm về đường Cát Dài (tức phố d’Endhal) gần ngõ Khang Lạc Lý, cách phố Đầu Cầu Đất (phố Paul Doumer chừng 150m).

Hân hạnh thay! trong khi lo di chuyển Thánh thất Hải Phòng về chỗ mới rộng rãi hơn để cho nhơn sanh có nơi lễ bái Đức Chí Tôn trong những ngày đàn vía và sóc vọng thì được sự tiếp tay lo gánh vác công việc Đạo của Lễ sanh Thượng Định Thanh (Nguyễn Văn Định) và Lễ sanh Thượng Bút Thanh (Lê Văn Bút) nhiệt tình chạy lo một nơi khang trang ở đường Cát Dài để dời ngôi Thánh thất.

May mắn thay lúc bấy giờ có một nữ mạnh thường quân xuất hiện là bà Nguyễn Thị Long, một đồng bóng chuyên nghiệp từ lâu, khi đi ngang qua Thánh thất được nghe tiếng nhịp sanh và đồng nhi đọc kinh, thúc đẩy sự tò mò của người đồng bóng. Bà Long dừng lại, xin vào dự lễ đàn để cho biết sự cúng kính ra sao mà từ trước đến giờ chưa vinh hạnh tham dự. Sau buổi lễ, bà Long hết lòng khâm phục sự nghiêm trang và thành kính của bổn đạo hiến dâng Đức Thượng Đế Cao Đài khác hẳn các nghi lễ của các tôn giáo mà bà Long đã từng tham dự, nhứt là bộ đạo phục trắng của bổn đạo nghiêm trang hiến lễ Đức Chí Tôn.

Sau một đêm thao thức suy nghĩ, sáng ngày hôm sau bà Long, quần áo chỉnh tề đi đến Thánh thất Hải Phòng yêu cầu xin được nhập môn. Nhập môn cầu Đạo xong, bà khẩn nguyện trước Thiên bàn Chí Tôn ban ơn cho bà dứt khoát bỏ nghề đồng bóng mà bà đã hành nghề nuôi sống suốt 10 năm qua. Đồng thời bà Long cũng tự nguyện hiến dâng cho đạo ngôi đền để làm ngôi Thánh Thất Hải Phòng tại ngõ Tam Giang (phố Belgique) thành phố Hải Phòng.

Bà Long và 4 người bạn đã chung đậu tiền lại để mua căn nhà nầy, lập thành ngôi đền thờ đặng mưu sinh trên 10 năm rồi. Hôm nay bà Long tự nguyện dứt khoát không hành nghề mê tín dị đoan nữa, quyết tâm theo Thầy, hoàn toàn giác ngộ để sống một cuộc đời lương thiện lúc tuổi đã xế chiều, nhứt là từ bỏ sự gian dối lôi cuốn đồng bào nhẹ dạ non lòng đi theo mê tín dị đoan. Bà tự nguyện ăn chay trường để chuộc bao tội lỗi lường gạt đồng bào đặng nuôi sống bản thân và gia đình trước kia...

Huyền diệu Thiêng Liêng giúp cho bổn đạo Hải Phòng có nơi thờ phượng lễ bái Chí Tôn trong những ngày đàn Vía và Sóc vọng, nên mới có sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Long tự nguyện nhập môn cầu Đạo, và hiến Đền cho Ban Cai Quản Hải Phòng tạo thành ngôi thánh thất Cao Đài Hải Phòng, cùng hướng dẫn 4 người bạn nhập môn theo đạo Cao Đài, dứt khoát bỏ nghề đồng bóng là một hành động hi hữu tại Hải Phòng.

Ngoài bàn tay thiêng liêng độ dẫn, khai tâm mở trí cho bà Long cùng 4 người bạn chung sống nghề đồng bóng trên 10 năm qua phút chốc từ bỏ hành động không lương thiện để trở về đường ngay lẻ chánh, tự nguyện nhập môn vào đạo Cao Đài tu tâm dưỡng tánh hiến thân làm công quả tại Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng.

- Đến cuối năm 1945 chiến tranh bùng nổ, đồng bào và bổn đạo Hải Phòng di tản khỏi Hải Phòng, duy chỉ mình bà Long tình nguyện ở lại gìn giữ ngôi Thánh Thất Cao Đài Hải Phòng cho đến cuối năm 1946, một ít tín hữu hồi cư trở về chung lo việc đạo với Bà Long. Nhưng Lễ Sanh Thượng Định Thanh chưa hồi cư thì qui vị.

Thiết tưởng bà Nguyễn Thị Long đã tự nguyện hiến dâng cho bổn đạo lập ngôi Thánh Thất Hải Phòng, nhưng Ban Cai Quản Thánh thất Hải Phòng rất tế nhị nên xin bà Long nhận cho một đồng thuê nhà hằng tháng. Đến năm sau Ban Cai Quản xin mua đứt ngôi đền với giá tượng trưng là 10 đồng với sự vui vẻ chấp nhận của bà Long không chút do dự đắn đo.

Vững niềm tin nơi Đức Chí Tôn nên bà hiến thân công quả nơi Thánh thất Hải Phòng vô cùng đắc lực, bất chấp mọi hiểm nguy. Trong lúc chức sắc cùng bổn đạo Thánh thất Hải Phòng đồng di tản vào chiến khu hết, chỉ một mình bà Long can đảm ở lại bảo vệ và lo phần hương khói nơi Thánh thất là một sự hy sinh hiếm có của người tín nữ mới bước chân vào cửa Đạo mà đầy đủ đức tin vững chắc nơi quyền năng thiêng liêng của Chí Tôn hộ trì.
 

dong tam

New member
4. CÁC CHI PHÁI CAO ĐÀI RA TRUYỀN GIÁO BẮC VIỆT (Hà Nội)

Chẳng những Hội Thánh Tây Ninh thuyên bổ Chức sắc ra Truyền Giáo tại Miền Bắc vào năm 1933, và lần lượt các chi phái Cao Đài ở miền Nam cũng ra truyền Đạo Cao Đài ở Bắc Hà, nhưng sự tổ chức phổ biến nền Đại Đạo ở miền Bắc của các chi phái còn rời rạc hơn Chức Sắc của Hội Thánh Tây Ninh.

- Năm Ất Hợi (1935) Ngài Lê Kim Tỵ Chưởng Pháp của Chi Phái Tiên Thiên có ra Truyền Giáo ở Hà Nội. Nhưng chỉ trong vòng ít tháng thì Ngài Lê Kim Tỵ trở về Sài Gòn, vì mảnh đất Bắc Hà chưa thích hợp cho phái Tiên Thiên. Trước khi rời khỏi Hà Nội Ngài Lê Kim Tỵ có đến thăm Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh rất tâm đắc cùng gởi lời chúc mừng nền Đại Đạo được đơm hoa nở trái tốt đẹp khắp các tỉnh Miền bắc mà Chức Sắc Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh đã dày công vun xới.

- Năm Bính Tý (1936) Ngài Nguyễn Ngọc Tương Giáo Tông Chi Phái Ban Chỉnh Đạo, Hội Thánh Cao Đài Bến Tre có đề cử một số Chức sắc ra truyền giáo tại Bắc Việt, có tạo lập một ngôi Thánh thất tại phố nhà rượu cho bổn đạo tới hiến lễ trong những ngày đàn Vía. Và đến năm Đinh Hợi (1937) Ngài Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương có ra Hà Nội thăm viếng bổn đạo thuộc Chi Phái Bến tre tại Thánh thất Phố Nhà Rượu. Đồng thời ngày 31-5-1937, Ngài Giáo Tông Phái Bến Tre có đến thăm Chức Sắc và Bổn đạo Thánh thất Lê Lợi thuộc Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh hội đàm với Ông Giáo Sư Thượng Bảy Thanh trong tình thân mật cũng như trong thời gian Ngài Tương còn là Thượng Chánh Phối Sư của Toà Thánh Tây Ninh vậy.

- Kế tiếp Ngài Trần Đạo Quang (Trước kia là Ngọc Chưởng Pháp của Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh) ở miền Trung ra thăm Bổn Đạo Bắc Hà có đến Thánh thất Cao Đài Lê Lợi thăm Ông Giáo Sư Thượng Bảy Thanh, đại diện Tòa Thánh Tây Ninh rất thân mật đàm đạo trong tình đoàn kết huynh đệ một nhà như trước kia tại Tổ đình Toà Thánh Tây Ninh vậy.

- Ngày 9-4-1937, Bà Cao Triều Phát, Đại diện Hội Thánh Cao Đài Hậu Giang ra thăm bổn đạo Hà Nội do Chức Sắc Truyền Giáo của Toà Thánh Tây Ninh gầy dựng cũng chính thức viếng thăm Ông Giáo Sư Thượng Bảy Thanh tại Thánh thất Lê Lợi.

Nhìn chung các phái Cao Đài từ miền Nam ra truyền giáo tại miền Bắc gặp nhiều hoàn cảnh không thích hợp nhưng với những Hội Thánh có chức sắc và đạo hữu hiến thân hành đạo mới có thể bám trụ và phát triển như Hội Thánh Tây Ninh hay Hội Thánh Ban Chỉnh.

Chức Sắc thuộc Toà Thánh Tây Ninh đã hiến trọn thân phế đời hành đạo, từng bước được Hội Thánh bổ nhiệm đi truyền Đạo nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam nên đã quen thuộc với cảnh tha phương hành Đạo, rất dễ hoà mình cùng bổn đạo trong mọi cảnh ngộ. Lại nữa, bên cạnh chức sắc còn có một số thanh niên đạo hữu hiến thân hành đạo.

Từ năm 1941, cứ 12 gia đình hợp thành “Thập nhị gia linh bảo”, thanh niên trong thập nhị liên gia được tổ chức thành nhóm thi đua học đạo và hành đạo. Giáo Sư Thượng Bảy Thanh chú ý việc huấn luyện thanh niên con em nhà đạo về đức dục và giáo lý, đặc biệt quan tâm đến các em đồng nhi. Chúng ta không quên ghi nhận dấu chân của những thanh niên đạo hữu miền Nam ở Cao Lãnh như Nguyễn Kim Sa, Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Văn Sở vào khoảng 24 tuổi đã mạo hiểm ra tận đất Bắc xa xôi, trụ lại phổ độ.

Nhờ thế mà cơ phổ độ ở Bắc Hà đạt nhiều kết quả tốt đẹp trong việc truyền giáo khắp các tỉnh miền Bắc.
 

dong tam

New member
- Đạo trưởng Huệ Lương hành đạo tại Bắc Việt (1948-1951)

Sau khi từ nhà tù Côn Đảo trở về đất liền, năm 1947 Giáo Sư Ngọc Quế Thanh Thánh danh Huệ Lương lên ngụ tại Chiêu Hiền Viện ở Tòa Thánh Tây Ninh. Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc mời ông Giáo Sư vào Tòa Quốc Sự Vụ.
Năm 1948, hay tin Giáo Sư Quế nhận nhiệm vụ Giám đốc Dân Huấn Vụ sẽ ra công tác ở Hà Nội, Ngài Hộ Pháp bổ nhiệm ông Quế làm Khâm Mạng Bắc Tông Đạo.

Sự có mặt của Giáo Sư Khâm Mạng hiền hậu, trí thức, vững vàng đạo lý đã gây được nhiều cảm phục mến yêu của bỗn đạo Bắc Hà, lúc bấy giờ chưa mấy thấm nhập giáo lý Đại Đạo.

Lễ sanh Phạm Tài Đoan, một đạo hữu nhập môn tại Hà Nội và hành đạo nơi đây đã ghi lại:

Hồi này chúng tôi hăng say hành đạo, bất chấp gian nguy vì ai nấy tin tưởng mạnh mẽ vào sự trợ giúp của các Đấng Thiêng Liêng. Chúng tôi dám xông pha vào nơi thiếu an ninh để thành lập thánh thất mới, chẳng hạn như việc khai Đạo tại làng Đào Xá tỉnh Hưng Yên.

Làng Đào Xá thỉnh chúng tôi về Khai Đạo. Theo nguyên tắc, chúng tôi thông báo ông Tỉnh Trưởng và ông Tiểu Khu trưởng tỉnh Hưng Yên (Tiểu Khu trưởng chỉ huy quân sự một tỉnh). Cả hai ông đều viết thư khuyên chúng tôi nên bỏ ý định về làng Đào Xá vì thiếu an ninh, nếu xảy ra việc gì các ông không chịu trách nhiệm.

Không lẽ lùi bước trước một khó khăn như vậy, chúng tôi nhất định về khai Đạo tại làng Đào Xá theo như chương trình đã định. Chúng tôi góp tiền thuê 3 xe cam nhông (hồi đó chưa có xe buýt lớn như ở Sài Gòn), trương cờ, biểu ngữ trước sự ngạc nhiên của mọi người hai bên đường. Họ cho chúng tôi là lũ điên, liều mạng vào hang hùm. Không ngờ, chúng tôi đạt đươc mục đích.

Anh chị em làng Đào Xá trương cờ Đạo và cờ quốc gia ra đón. Cờ Đạo và cờ quốc gia đâu mà nhiều thế, từ ngoài đường cái đến đầu làng dài một cây số mà hai bên đường cờ xí rợp trời. Một cảnh tượng chưa từng có ở vùng này. Đồng bào các xã lân cận cũng đến coi đông như kiến khiến cho ban trật tự phải lo ngại… nhưng chúng tôi không mấy quan tâm.

Lễ Khai Đạo (nơi làng Đào Xá – tỉnh Hưng Yên) hoàn thành mỹ mãn. Đồng bào vỗ tay thưởng bài thuyết đạo của ông Giáo Sư Khâm Mạng Ngọc Quế Thanh. Đức tin đã giúp chúng tôi thắng mọi trở lực
…”

Cho đến đầu thập niên 50, Cao Đài giáo đã phổ độ đến nhiều địa phương Bắc Việt, ngoài Hà Nội còn có Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Gia Lâm, Hà Đông, Kiến An, Quảng Yên, Hải Dương, v.v…
 

dong tam

New member
- Giai đoạn sau 1975 đến nay

Trên mạng xã hội Face book, có một số bài viết của một thanh niên Cao Đài Tây Ninh tên Tạ Thành Giáo, cháu nội của vị Giáo Hữu Khâm Châu Đạo Hà Tây. Đạo hữu Giáo viết như tâm sự với các bạn đạo:

“Có nhiều bạn bè lấy làm lạ mỗi khi thấy tôi đăng những hình ảnh liên quan tới Đạo Cao Đài, một số thì hỏi tôi rằng:

- Lý do tôi theo Cao Đài? Và tôi theo Đạo này từ bao giờ? v.v…

Sự thật là tôi được sinh ra trong một gia đình theo Đạo Cao Đài từ buổi phôi thai nơi đất Bắc. Nhưng những ấn tượng về Đạo Cao Đài của tuổi thơ tôi cũng lu mờ như cái màn sương giữa trời đông giá rét vậy…
Bởi hồi đó Đạo chưa được chính quyền cấp tư cách pháp nhân hoạt động nên đồng Đạo chỉ thực hiện nghi thức cúng kiến theo một nhóm nhỏ tại tư gia của một vị đạo hữu mà thôi. Có chăng những ký ức còn lại bây giờ chỉ là những lần được theo bố mẹ tới dự lễ. Nói thì nói vậy chứ lúc đó lũ trẻ chúng tôi chẳng quan tâm việc người lớn họ làm gì, chỉ cần được gặp nhau để đùa nghịch và quậy phá là vui rồi! Khi ra về mỗi đứa còn được nhận thêm một túi lộc xinh xinh nữa, như thế trẻ con đứa nào lại chả thích, chả hí hửng đòi theo mỗi khi tới ngày dự lễ.

Thời gian cứ thế trôi đi, tuổi thơ của tôi qua nhanh tới mức tôi chưa kịp định hình ra điều gì cả, mọi thứ cứ mờ mờ ảo ảo như một giấc mơ vậy, ấy thế mà bây giờ nghĩ lại nhiều lúc cũng vui vui thú vị ra phết!

… Đọc tới đây có lẽ nhiều người sẽ có nhận định rằng: "Sở dĩ tôi theo Đạo là vì được sinh ra trong một gia đình có truyền thống rồi! Có chăng tôi cũng chỉ là sống trong cái khuôn khổ, đi theo một cái lối mòn đã được định sẵn của gia đình…"
 

dong tam

New member
wshm9g4xtx2ey4qc99o.jpg


Chúng ta thấy quý tiền bối đội khăn đóng đúng kiểu của miền Bắc.
 

dong tam

New member
- Có vị đạo hữu ở Thánh thất Thăng Long Hà Nội đi vào Nam khi đứa con trai chỉ mới được một tuổi! Hoàn cảnh đất nước phân ly nên ông phải ở lại miền Nam rồi hành đạo qua các miền đất Quảng Ngải, Nha Trang, Cao Lảnh, Cà Mau, v.v… và trụ lại đất Thánh Tây Ninh với phẩm Giáo Hữu.

Tháng 6 năm 1975, có một chiến sỉ trẻ tìm đến Tòa Thánh Tây Ninh để truy tìm tung tích người cha đã 20 năm chưa hề biết mặt với ít dòng thông tin của mẹ. Tại Thánh thất, khi thấy một anh bộ đội trẻ từ miền Bắc cộng sản vào nhưng khi lên chánh điện thực hiện nghi thức bái lạy rất thuần thục và nghiêm trang nên các đạo hữu Cao Đài rất lấy làm ngạc nhiên!...

Năm 1982 khi Giáo Hữu Ngọc Hậu Thanh… xin được về quê hương, Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa cầm tay, dặn dò…

Giờ đây, người cán binh Bắc Việt ấy đã thành Lễ sanh Phó Ban Cai quản một thánh thất ở Hà Tây.
 

dong tam

New member
rd6qhg88nv8wwpo663yr.jpg


Giáo Hữu Ngọc Hậu Thanh, người đã hiến nhà làm Thánh thất ở miền quê Hà Tây vào cuối thập niên 40 khi Giáo Sư Ngọc Quế Thanh (sau này là Chủ Trưởng Hội Thánh Truyền Giáo) làm Khâm Trấn Bắc Tông bộ do Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc bổ nhiệm.
 

dong tam

New member
Vì biến cố đất nước phải rời bỏ quê hương ra đi với hai bàn tay trắng, nay trở về lại vẫn trắng tay sao trong lòng không khỏi bùi ngùi… Thánh Thất nơi quê nhà đã bị chiến tranh tàn phá nay chỉ còn là một phế tích ngổn ngang, Thánh thất Thăng Long, số 29 - Lý Thường Kiệt – Hà Nội, nơi quy tụ tâm linh của toàn Đạo Cao Đài Tây Ninh phía Bắc giờ cũng chỉ còn lại trong ký ức của toàn thể chức sắc và tín đồ lưỡng phái… Nhiều chức sắc như cụ Lễ Sanh Thái Thái Thanh, Lễ Sanh Hương Dư,… và hàng ngàn tín đồ Cao Đài Tây Ninh phần thì đã mất, phần thì ly tán hết, cũng có người vì không chịu nổi thử thách nên rời Đạo, hay có người vì chọn cách âm thầm giữ đạo nên buộc phải quy thuận về Thánh thất Cao Đài Thủ Đô thuộc chi phái Bến Tre…

Không đành lòng nhìn một nền đạo đức bị ngửa nghiêng, nội đứng lên cùng một số chức việc khi ấy vận động số đồng đạo còn lại góp tiền và công sức xây cất ngôi thờ Đức Chí Tôn trên chính nền móng của Thánh Thất cũ, ngày ngày nội ra coi sóc công việc xây cất cùng anh em đồng đạo mà trong lòng tràn đầy hạnh phúc.

Hỡi ôi! cũng bởi vạn sự do Thiên định, công việc xây cất Thánh Thất phải tạm dừng lại vì thời ấy đạo chưa được nhà nước cấp tư cách pháp nhân cho nên mọi công việc truyền bá hay xây dựng đều phải đợi sự chấp thuận của chính quyền.

Tất cả đồng đạo lại đành quay về cuộc sống giữ Đạo thuần túy, thánh tượng Thiên Nhãn được chuyển về thờ tạm tại tư gia vị cố Chánh Trị Sự Nguyễn Thị Ninh coi sóc đèn nhang hàng ngày còn tín đồ thì chỉ một tháng hai lần tới dự lễ vào ngày rằm và ngày mùng một…

Thời gian thì cứ lặng lẽ trôi đi, tuổi tác con người mỗi ngày cũng giảm sút mà tin vui vẫn chẳng thấy đâu, nội chỉ còn biết buồn rầu trong im lặng và chờ đợi… nhìn những bức tường Thánh Thất đang xây dở bị thời gian hoang hóa đã đổi màu làm sao một con người vì Thầy, vì Đạo không khỏi chạnh lòng…

Chiếc áo đạo phục nội vẫn thường khoác trên mình mỗi khi vô cúng đàn nay đành gấp gọn trong chiếc rương nhỏ, đôi lúc nội trân trân nhìn vào chiếc áo ngắm nghía hồi lâu, những quá khứ oai hùng lại như dội về trong tâm khảm của nội, mỗi vết sờn trên vai áo đều là kỷ niệm gắn bó về những năm tháng hành đạo tha hương của nội. Nội nói với ba tôi: “tâm nguyện của cha đó là làm sao trước khi cha mất sẽ được khoác lại chiếc áo này...!” Câu nói tưởng như bình thường dung dị ấy lại khiến cho cha tôi trăn trở mãi không yên, làm sao để hoàn thành tâm nguyện của nội?
 

dong tam

New member
Những năm tháng tiếp theo, sau khi Hội thánh Cao Đài Tây Ninh có pháp nhân, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của quý đồng Đạo nơi làng quê Phúc Đức nên cuối cùng đã xin được giấy phép xây cất Thánh thất theo khuôn mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh. Ở đây tôi có dịp được gặp gỡ những người đồng Đạo trong Tòa Thánh ra làm công quả lo xây cất Thánh thất theo chỉ thị của Hội Thánh. Nhiều phái đoàn các Tộc Đạo ở mọi nơi tới thăm viếng và giúp đỡ nhiều mặt về tinh thần cũng như tài chính cho công cuộc xây dựng. Họ thực sự đã làm tôi cảm thấy quý mến vì cách ứng xử, quan tâm của họ đối với người Đạo chúng tôi. Chẳng họ hàng, chẳng thân tộc gì cả, từ một nơi xa lắc xa lơ, chỉ chung nhau có hai chữ Cao Đài thế mà quý nhau như ruột thịt.

Mãi tới sau này tôi mới hiểu được rõ ý nghĩa của những lời trong Thánh Ngôn mà Đức Chí Tôn chỉ dạy:

Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng chung một Đạo tức một Cha;
Nghĩa nhơn đành gửi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa
.”

Và tôi nhận ra một điều, thứ khiến tôi có cảm hứng, lôi cuốn tôi tìm hiểu giáo lý Cao Đài không phải là do nơi triết lý cao sâu hay truyền thống gia đình dòng tộc mà nó bắt nguồn từ những điều dung dị mà thiêng liêng nhất đó là sự gần gũi, sự sẻ chia trong tình thương yêu của những tín đồ Cao Đài trên mọi miền tổ quốc!
 

dong tam

New member
Còn ông tôi, đã thật sự mãn nguyện khi Thánh thất xây dựng mới được hoàn thành cùng với sự gia tăng số lượng đạo hữu mới, nhứt là mỗi khi về Thánh thất có tiếng cười đùa của các em cháu đồng nhi. Có những đợt cầu thăng chức sắc, nhiều người gợi ý ông tôi nộp đơn cầu thăng lên phẩm Giáo Sư, nội chỉ mĩm cười nói “mình đã lớn tuổi, đâu còn sức khỏe để gánh vác thêm những việc lớn lao hơn, làm được phần nào bổn phận của người Giáo Hữu “củng cố đức tin của đồng đạo” trong giai đoạn đất nước khó khăn thời hậu chiến, được như thế là vui lắm rồi”.

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm Quý Tỵ (2013)
Tạ Thành Giáo
 

dong tam

New member
III. SƠ KẾT

Từ khi mới Lập Đạo Đức Chí Tôn đã dạy:

Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà;
Nam Bắc rồi cùng ra ngoại quốc,
Chủ quyền Chơn Đạo một mình Ta
.”

Thời điểm này, tiếng chuông trống Cao Đài đã rền vang trên đất Bắc tròn 80 năm, là những người tiếp nối đạo nghiệp hôm nay chúng ta nhắc lại lịch sử để ghi nhớ công lao của quý tiền bối, học lấy gương sáng về đức tin và đức hy sinh vì Thầy vì Đạo phụng sự nhơn sanh. Dầu bao gian lao khắc nghiệt của binh đao hay những thử thách bởi chế độ xã hội của nhà cầm quyền thực dân hay ấu trỉ về ý thức hệ nhưng nơi đầu sóng ngọn gió đã có biết bao thế hệ tín hữu Cao Đài không phân biệt phái chi đã kiên định trụ vững làm sáng danh Thầy danh Đạo.

Hiện nay, sau 80 năm đầy những biến động lịch sử của đời và đạo từ khi Cao Đài Giáo chánh thức đặt chân lên miền Bắc Việt Nam, đã có các Thánh thất hay Thiên bàn của các Hội Thánh Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trụ vững và phát triển trên nhiều tỉnh thành như: Tây Ninh, Ban Chỉnh, Truyền Giáo….

Ngày nay khi hoàn cảnh đổi mới thuận lợi hơn, cơ đạo miền Bắc với bao lớp trẻ tiếp nối chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc phổ độ chúng sanh, chấn hưng đạo đức dân tộc và mang ánh sáng đại đồng lan tõa hầu góp phần chung tay thực hiện sứ mạng Kỳ Ba như lời Đức Cao Triều Phát, đại diện một thế hệ tiền bối đã từng dấn thân hành đạo nơi Bắc Hà mong ước:

Dù thế cuộc sắp bày dâu bể,
Dù nước nhà trong thế loạn ly;
Nghiêng vai sứ mạng Tam Kỳ,
Trải thân hướng đạo bù chì vạn sinh
.”

Kỷ niệm 80 năm Cao Đài giáo chánh thức truyền ra đất Bắc, chúng ta nhắc lại vài dòng lịch sử để ghi nhớ công lao của bao thế hệ tiền nhân, đặc biệt với những đồng đạo đã kiên trinh trong giai đoạn khói lửa chiến tranh cận đại cùng với những kỳ thị ấu trỉ về hệ tư tưởng, đã âm thầm kiên trì nuôi dưỡng hạt giống Cao Đài chờ đợi ánh xuân quang. Giờ đây, người cán binh bộ đội Bắc Việt vào năm 1975 ấy xuôi dòng lịch sử của đất nước đi vào Nam tìm cha, nguyên là vị Chánh Trị Sự đã hiến đất và nhà của mình để làm Thánh thất, cũng đã trở thành Lễ sanh Phó Ban Cai quản của một Thánh thất ở Hà Tây đang cùng với con trai tiếp nối truyền thống đạo nghiệp của cha ông phổ độ sanh chúng.
Hôm nay đây, bình minh đã lố bóng thái dương, anh chị em đồng đạo ở miền Nam có nghĩa vụ phụ trợ huynh tỷ trên đất Bắc: trước là giúp ích gầy dựng lại các cơ sở thờ tự, kế là có kế hoạch xương minh giáo lý Đại Đạo để tiếp tục phát huy những điều tốt đẹp của Cao Đài vào xã hội mà các thế hệ đi trước đã thực hiện nhưng vẫn chưa kịp hoàn tất nên lòng hằng mong ước.

Người đi trước quên mình vì Đạo,
Mong ai sau hoài bảo tương lai;
Xương minh giáo lý Cao Đài,
Mở cơ tận độ trong ngoài vạn bang
.”

Bài viết có sử dụng tài liệu phổ biến trên internet của
Thừa Sử Lê Quang Tấn và đạo hữu Tạ Thành Giáo
 

dong tam

New member
NHỮNG NGÀY 13 THÁNG 3 LỊCH SỬ trong ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ


Hạ tuần tháng 2 năm Quý Sửu – 1973, giải thích lý do vì sao Ơn Trên đốc thúc việc xây cất phải cố gắng làm để kịp khánh thành ngôi “Vĩnh Nguyên Tự tái thiết” tại tỉnh Long An vào ngày 13 tháng 3 Quý Sửu, Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy:

Bần Đạo giải thích về đạo số cho chư hiền được rõ:

Ngày 13 tháng 3, Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Chí Tôn đã chọn ngày ấy phong Thánh cho tam vị Đại Thiên Phong Chức Sắc đầu tiên. Đó là Thượng Trung Nhựt Lê Văn Trung, Ngọc Lịch Nguyệt Lê Văn Lịch, Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Ngày 13 tháng 3 cũng là ngày Chí Tôn Thượng Phụ thâu hồi người anh cả tín hữu Cao Đài. Đó là Ngô Văn Chiêu. Chư hiền đệ muội còn nhớ, một thời Chí Tôn đã sắc phong cho Ngô Văn Chiêu vào chức vị Giáo Tông, nhưng người đã bái mạng không nhận lãnh. Đó cũng là lý số.

Xuyên qua lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng trước đây, chắc một số chư hiền còn ghi nhớ, đó là những diễn tiến kế tiếp trong thời kỳ Chí Tôn đến đất nước Việt Nam nhỏ bé này khai đạo. Chí Tôn đã dùng một di tích đầu tiên nơi Dương Đông - Phú Quốc và đã truyền giao cho Ngô Văn Chiêu nhận lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn để làm biểu tượng thờ phượng trong đạo Cao Đài từ ấy đến nay.

Di tích thứ hai là Vĩnh Nguyên Tự. Chí Tôn đã dùng nơi này thâu nhận những sứ đồ trung kiên làm nòng cốt ban phong Thiên sắc để nhận lãnh công việc khai đạo truyền bá giáo lý trong Tam Kỳ Phổ Độ. Nơi đây đã là nơi Chí Tôn lập các kinh điển luật pháp đạo trong buổi sơ khai.

Di tích thứ ba là Thánh Thất Cầu Kho mà hôm nay biến thành Nam Thành Thánh Thất. Chí Tôn đã dùng nơi này Khai Tịch Đạo với nhà đương cuộc lúc bấy giờ.

Di tích thứ tư là nơi Thiền Tự tại Gò Kén. Chí Tôn đã dùng nơi này Khai Minh Đại Đạo trước quốc dân bá tánh.

Mỗi một chỗ đều có một sứ mạng, tuy riêng nhưng chung qui nó là những mắc dây xích đều có móc nối nhau để đến ngày thành tựu là Tòa Thánh Tây Ninh rồi tuần tự các nơi khác.

Như cây đã mọc lên, đâm tược nảy chồi đơm hoa kết quả cho nhơn sanh đồng thọ hưởng. Bần Đạo nói như vậy để chư hiền ý thức về tiến trình của ngày sơ khai Đại Đạo.
(…)”
 

dong tam

New member
I. NGÀY 13 THÁNG 3 và NHỮNG SỰ KIỆN LICH SỬ

Như vậy trong “tiến trình của ngày sơ khai Đại Đạo”, những sự kiện lịch sử có liên quan đến ngày 13 tháng 3 này là những gì? Chúng ta có thể điểm lại theo thứ tự thời gian như sau: Sự kiện lịch sử thứ nhứt là

1. Ngày Đức Ngô Kiến Nhận Thiên Nhãn

Trước năm 2000, các sách đạo sử đều đã ghi nhận vào năm Tân Dậu – 1921, khi Đức Chí Tôn gợi ý tìm biểu tượng để thờ kính nhưng sau lời đề xuất dùng “thập tự” không được chấp thuận, Ngài Ngô Văn Chiêu đã 2 lần được kiến nhận Thiên Nhãn. Tuy nhiên, lần đầu tiên được ân ban kiến nhận đó là ngày nào, chúng ta chưa thấy có tác giả nào đề cập đến mà chỉ nói vào khoảng tháng 3 mà thôi.

Hơn 10 năm trước đây, đã có huynh tỷ phát hiện được chi tiết quan trọng đề cập đến thời gian của sự kiện “lần đầu tiên kiến nhận Thiên Nhãn” qua đoạn Thánh giáo sau đây của Đức Ngô:

Hôm nay, chư đệ tử thiết lễ kỷ niệm để nhớ ơn thầy, và thay mặt thầy mời chư đồng đạo các nơi quy tụ đến mảnh đất nhỏ hẹp nầy để đánh dấu lịch sử ngày Thượng Đế ban biểu hiệu cho Đạo Cao Đài trong kỳ ba ân xá. (…)

Tiên Huynh nhận thấy lòng ưu tư và thiết tha đến ngày kỷ niệm nầy của chư hiền đệ hiền muội, nên chư hiền đệ hiền muội từ các phái đoàn các nơi đến thành phần cá nhơn, đã vượt sóng ngàn khơi đến để tưởng nhớ và hân hoan ghi nhận nơi đã phát sinh di tích Đạo Cao Đài
.”

Vậy Đức Ngô đã xác nhận ngày 13 tháng 3 năm Tân Dậu – 1921 là thời điểm lần đầu tiên Đức Chí Tôn ban ân cho Ngài “nơi Dương Đông - Phú Quốc … nhận lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn để làm biểu tượng thờ phượng trong đạo Cao Đài”.
 

dong tam

New member
Năm 1924, sau 3 năm tu luyện thành công, Ngài Ngô được Đức Chí Tôn ban thưởng cho thấy cảnh bồng lai khi ngồi hóng mát nơi Dinh Cậu.

7x27evtpgjv6dyjwmo.jpg
 

Facebook Comment

Top