Tìm hiểu về Đ.Đ.T.K.P.Đ

dong tam

New member
68k1szovtzhapvtj8mwd.jpg
 

dong tam

New member
Sự kiện lịch sử thứ hai có liên quan đến ngày 13 tháng 3 là

2. Thời Điểm Đức Chí Tôn Thiên Phong Chức Sắc Lần Đầu Tiên Và Ban Cho Lời Thề Nhập Môn


Trước khi quyển Khai Đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý được phát hành, đọc các quyển đạo sử khác chúng ta chưa thấy có tác giả nào khi nói đến sự kiện Đức Chí Tôn Thiên phong cho ba vị Đại Thiên Phong đầu tiên gồm hai vị Đầu Sư (Thượng Trung Nhựt, Ngọc Lịch Nguyệt) và Phạm Hộ Pháp mà có nhắc đến ngày 13 tháng 3.

Đọc Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1, chúng ta thấy đàn cơ Đức Chí Tôn dạy chư vị Tiền Khai cách thức sẽ tổ chức lễ phong Thánh đề ngày “22 et 23/4/26” “11 và 13/3 BD” nhưng không ghi rõ địa điểm lập đàn.

Đối chiếu với lịch vạn niên thì ngày 23.4.1926 lại tương ứng với ngày 12.3 Bính Dần. Vậy ngày nào là chính xác?

Về thời điểm và địa điểm của sự kiện lịch sử này đã được Đức Đông Phương khẳng định:

Ngày 13 tháng 3, Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Chí Tôn đã chọn ngày ấy phong Thánh cho tam vị Đại Thiên Phong Chức Sắc đầu tiên.(…)

Vĩnh Nguyên Tự. Chí Tôn đã dùng nơi này thâu nhận những sứ đồ trung kiên làm nồng cốt, ban phong Thiên sắc để nhận lãnh công việc khai đạo truyền bá giáo lý trong Tam Kỳ Phổ Độ.”


Chúng ta có thể hiểu đây là cách Ơn Trên minh định về một thời điểm quan trọng và địa điểm đã xảy ra sự kiện trong đạo sử.

Trong tờ ĐẠI ĐẠO QUI NGUYÊN LƯỢC LUẬN quyển nhứt phát hành năm 1937 từ trang 17 đến 23 có ghi nhận sự kiện tại Vĩnh Nguyên Tự tổ chức đại hội Thiên Quan Tứ Phước từ ngày 10 đến 12 tháng 3 năm Đại Đạo 12:

“… Ông Nguyễn Bửu Tài diễn giải về 4 chữ Thiên quan tứ phước. Rồi kế đến nói đại ý của 3 ngày hội là lễ Châu thiên kỷ niệm ngày phong Thánh của 2 vị Đầu sư khai Đạo lúc ban sơ là ông: Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt tại Vĩnh Nguyên Tự và đọc bài Thánh giáo phong Thánh này, trong quyển Thánh Ngôn hiệp tuyển (…)

Vĩnh Nguyên Tự , ngày 13-3-12
NGUYỄN QUANG SANH
Cẩn ký


Đi kèm theo sự kiện này, trong nội dung hướng dẫn về nghi thức cuộc Thiên Phong, Đức Chí Tôn cũng đã hướng dẫn thêm về lời thề và cách thức thực hiện minh thệ cho các môn đệ:

“ . . . Tới phiên các môn đệ. Từ người đến bàn Ngũ Lôi mà thề rằng:

"Tên gì?. . . Họ gì? . . . Thề rằng: từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng. Hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài. Như sau có lòng hai thì Thiên tru, Địa lục".

Tới trước bàn Hộ Pháp, cũng thề như vậy
.”

Như vậy, sự kiện lịch sử được Thầy ban cho lời minh thệ để dùng trong các buổi lễ nhập môn cho suốt “thất ức niên” của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cũng là một chi tiết không kém phần quan trọng mỗi khi nhắc đến ngày 13 tháng 3 Bính Dần.
 

dong tam

New member
Và sự kiện lịch sử thứ ba là:

3. Ngày Đức Ngô “cỡi rồng về Nguyên

Khoảng 3 giờ chiều ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Thân – 1932, các sách sử đạo đều ghi nhận, Đức Ngô Minh Chiêu đã thoát xác trong xe hơi khi đang qua phà Mỹ Thuận - Tiền Giang trên đường từ Tổ Đình Chiếu Minh ở Cần Thơ trở về Tân An – Long An. Đúng như lời Đức Chí Tôn đã ban cho Đức Ngô từ năm 1924.

Giờ này Thầy điểm thâm công,
Ngày sau con sẽ cỡi rồng về Nguyên
.”

Trong lúc gần thoát xác, da của Đức Ngô trở vàng như nghệ nhưng sau khi Ngài liễu đạo rồi thì dần trở lại hồng hào như bình thường và mắt trái hé mở ra.

Đã qua ba ngày với hoa tươi phủ quanh thân thể, Đức Ngô vẫn nằm trong tư thế ngủ ngồi trên chiếc ghế loại dùng riêng cho người tu Chiếu Minh với sắc mặt bình thường mắt trái vẫn hé mở.
 

dong tam

New member
II. NHẬN ĐỊNH:

1. Từ chiếc nôi ở Dương Đông - Phú Quốc, người đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài đã trực tiếp thọ nhận Tâm Pháp và kiến nhận Thiên Nhãn vào ngày 13-3 Tân Dậu - 1921 như lời của Đức Đông Phương:

Là một anh cả trong thập nhị tông đồ đầu tiên. Ngô Văn Chiêu đã kiến nhận và tiếp lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn.
Nói về lý số Thiên Nhãn là con số 1, tượng trưng cho Ngôi Thái Cực
.”

Về Đạo số, ngày 13 tháng 3 đầu tiên này trong “Tiến trình … sơ khai Đại Đạo” là thời điểm xuất hiện hình ảnh của “Lẽ Một” hay là điểm khởi nguyên. (Năm 1921 là năm khởi đầu của thập niên 20 và theo cách gọi của âm lịch Tân Dậu cũng bắt đầu bằng chữ Tân nghĩa là mới)

2. Năm năm sau, tại Vĩnh Nguyên Tự, vào ngày 13 tháng 3 Bính Dần – 1926 hai vị Đầu Sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt được Thiên phong. Âm dương đã hình thành và chuyển “pháp” để phổ độ nhơn sanh qua vai trò của Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Về Đạo số, ngày 13 tháng 3 của năm Bính Dần này được Đức Đông Phương giải thích tiếp:

Kế đến lập thành lưỡng nghi nơi Vĩnh Nguyên Tự. Đó là nhựt nguyệt âm dương.

Từ Thái Cực biến lưỡng nghi trở thành cái Pháp sanh hóa muôn loài vạn vật mà cái Pháp ấy Hộ Pháp đã tượng trưng
.”

Ba vị Đại Thiên Phong đầu tiên được phong Thánh. Hình bóng của “Lưỡng nghi” và “Tam cực” cho thấy chiều hướng phóng phát của Đạo để cứu độ vạn linh.

Nhưng nếu nhơn sanh nào “hữu duyên hạnh ngộ Cao Đài” thì trước tiên phải nhập môn với nghi thức đọc lời minh thệ gồm 36 từ trước chư chức sắc và đồng đạo. Đây là bước đầu căn bản phải “gõ cửa Cao Đài” mà không ai có thể bỏ qua được trước khi học và thực hành Tân Pháp Cao Đài nếu muốn được hưởng duyên lành đại ân xá kỳ ba.

Ngày nay, hầu như chỉ còn tại Vĩnh Nguyên Tự mới duy trì nghi thức nhập môn y như buổi ban đầu đã được dạy: vừa đọc lời “minh thệ” trước Thiên bàn và vừa đọc trước bàn thờ Hộ Pháp.

3. Và ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Thân – 1932, trên sông Tiền của dòng Cửu Long, Đức Ngô đã “cỡi rồng về nguyên” với hình ảnh của mắt trái mở sau khi thoát xác.

Và kể từ đó hình ảnh này đã trở thành dấu hiệu báo tin vui kết quả của một đời tu hoàn thành sứ mạng Kỳ Ba. Sau này, qua thực tế nhiều trường hợp đã cho chúng ta thấy hiện tượng “mắt trái mở” sau khi liễu đạo của những vị đã dày công quả phổ độ hay tu luyện.

Đây là tín hiệu riêng, chỉ có trong Cao Đài giáo.
 

dong tam

New member
Về Đạo số, nếu như giờ Thìn (8 giờ sáng) ngày 13 tháng 3 năm Tân Dậu là thời điểm khởi đầu của năm thứ nhứt (số sinh) của sự kiện lần đầu tiên Đức Ngô được kiến nhận Thiên Nhãn.

Cũng vào ngày này của năm Nhâm Thân lúc 15g (giờ Thân), vừa bắt đầu chuyển sang năm thứ 12 từ khi Thiên Nhãn xuất hiện là thời điểm đánh dấu ngày thành đạo của người đệ tử Cao Đài đầu tiên. Kết quả này đã thể hiện lý số của Kinh Dịch và Đạo số của Đấng Cao Đài Giáo Chủ.

Một cách tổng quát, chuỗi các sự kiện liên quan đến ngày 13 tháng 3 cho chúng ta thấy hình ảnh “sinh thành” của một chuỗi vòng tròn trôn ốc đi từ khởi điểm phát sinh đến giáp mối thành quả. Hình ảnh này gợi ý cho nhân sanh tín hữu lộ trình cần phải thực hiện nếu muốn trở lại với “Nhứt Nguyên”. Đó là phải thực hành Tân Pháp Cao Đài (Pháp môn Tam Công).

Và việc Đức Ngô từ năm Tân Dậu được kiến nhận Thiên Nhãn và rồi năm Nhâm Thân “về Nguyên” có gợi ý cho chúng ta hình ảnh và ý nghĩa lời sấm của Ngài Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho dân tộc Việt: “Thân Dậu niên lai kiến thái bình” hay không?

Sự xuất hiện của Thiên Nhãn là dấu hiệu của ngọn đuốc soi đường cho nhân sanh vượt qua thời Hạ Nguơn Mạt Kiếp hướng về thời Thượng Nguơn Thánh Đức.

Thiên Nhãn xuất hiện vào năm Dậu là biểu tượng tin vui gà cất tiếng gáy vang báo hiệu bình minh, cơ đại ân xá kỳ ba tạo điều kiện cho nhân sanh được có cơ hội có thể chấm dứt kiếp nhân sinh “lăng xăng” của mình chỉ với một kiếp tu.

Và nếu dân tộc này ý thức thực hiện tốt vai trò “dân Nam sứ mạng tiền phong” trong sứ mạng kỳ ba thì thái bình thạnh trị sẽ đến với Nam bang Thánh địa trước khi lời tiên tri của Thầy “Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc, Ngày sau làm chủ mới lạ kỳ” sẽ trở thành hiện thực.
 

dong tam

New member
III. KẾT LUẬN

1. Như vậy đã có 3 cột mốc thời gian về ngày 13 tháng 3 trong “tiến trình của ngày sơ khai Đại Đạo” qua các năm Tân Dậu-1921, Bính Dần-1926 và Nhâm Thân-1932.

Trong ba yếu tố vừa nêu trên, chúng ta thấy yếu tố thứ ba chỉ là thành quả sau cùng. Thử hỏi, nếu không có hai yếu tố Thiên Nhãn và sự chuyển Tân pháp kỳ ba thì có thể đi đến kết quả hay không?

Hàng năm, vào ngày 13 tháng 3 này, với những nơi nào có tổ chức kỷ niệm mà bấy lâu nay thường chỉ trú trọng đến ý nghĩa là ngày “về Nguyên” của Đức Ngô với mắt trái mở thì ngày nay cũng nên tập dần ghi nhớ đến thời điểm sự kiện lần đầu tiên Ngài Ngô được Đức Cao Đài ân ban cho kiến nhận Thiên Nhãn. Và đây cũng là ngày Thiên phong lần đầu tiên cho ba vị cao đồ chức sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cùng lời minh thệ được Thầy ban cho trong nghi thức nhập môn. Như thế chúng ta mới có được cái nhìn tổng quát nhứt mang đầy đủ sự kiện lịch sử về ngày 13 tháng 3 trong “thời kỳ khai nguyên lập đạo”.

Về hình tướng Thiên Nhãn là ngọn đuốc soi đường đồng thời ẩn chứa nội dung “Thần” của vũ trụ. Người tu theo “pháp Tam kỳ”, chính nhờ tiếp nhận được Thần của Đức Chí Tôn ban rải qua Thiên Nhãn mới có thể đạt đến thành quả: “Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn Thần cho các con đặng đắc Đạo. Các con hiểu "Thần cư tại Nhãn"… Nguồn cơ Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó.”

Hy vọng đến thời điểm kỷ niệm 100 năm Cao Đài giáo hiện diện, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ sẽ thiết lễ kỷ niệm ngày này với đầy đủ ý nghĩa trong tâm tưởng của mọi tín hữu Cao Đài.
 

dong tam

New member
2. Ba mốc thời gian liên quan đến ngày 13 tháng 3 cho thấy hình bóng các con số 1, 2, 3, …12, 36 … của Đạo số:
. Khởi đầu với số (1) là Thiên Nhãn xuất hiện tượng trưng cho Thái Cực qua kiến nhận của người môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài.

. Tiếp theo, nhị vị Đầu Sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt được Thiên phong tượng trưng cho số (2) của Lưỡng Nghi. Và vị thứ (3) là Hộ Pháp Phạm Công Tắc, tượng trưng cho pháp môn đại ân xá của Tam Kỳ Phổ Độ bắt đầu vận chuyển cơ cứu độ.

. Rồi các số (12) và (36) gợi ý cho chúng ta thấy: người tín hữu Cao Đài khởi đầu nhập môn qua lời minh thệ có (36) từ, khi đã hoàn thành sứ mạng sẽ vượt qua được tam thập lục thiên.

Riêng với những ai có căn cơ sứ mạng cao hơn có thể theo trọn con đường Tâm Pháp tuyển độ thì thời gian tu luyện để trở về “phối Thiên” cùng Thầy sẽ được rút ngắn trở lại còn mười hai năm (số 12 của Thầy).

3. Các sự kiện lịch sử liên quan đến ngày 13 tháng 3 trong chuỗi các mốc thời gian hình thành và phát triển của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ giúp cho người tín hữu Cao Đài chúng ta thấy rằng không có sự phân chia rạch ròi giữa cơ Phổ Độ - Ngoại giáo Công truyền và cơ Tâm Pháp Vô Vi – Nội giáo.

Trái lại, Phổ Độ Công Truyền và Tuyển Độ Tâm Truyền luôn là hai mặt của một thể thống nhứt không thể tách lìa nhau. Tín hữu Cao Đài chúng ta cần phải ý thức rõ điều này để cố gắng thực hành trong một đời tu của mình hầu song hành nhiệm vụ phổ độ và tâm pháp.

Một khi hoàn thành sứ mạng sẽ được cỡi rồng về nguyên như lời Đức Ngô Minh Chiêu có dạy: “Ngày nay tuy lòng người còn phân cách công truyền, tâm truyền nhưng đến một lúc nào đó sẽ thấy phải có đủ công truyền tâm truyền mới tạo Tiên tác Phật được.” [Đức Ngô Minh Chiêu, Minh Đức Tu Viện, mồng 1 tháng 2 Tân Dậu (06.3.1981)]

Trong thực tế, chúng ta đã thấy có nhiều tín hữu Cao Đài, nam cũng như nữ tuy không tu hành theo pháp môn Đại Thừa Tâm pháp của Chiếu Minh mà chỉ nhứt tâm song tu tánh mạng theo pháp của Hội Thánh Cao Đài của mình nhưng khi liễu đạo vẫn có được ấn chứng Kỳ Ba là mắt trái mở.

Đây cũng là một thực tế chứng minh cho lời Thánh giáo: “không có pháp môn cao hay thấp” điều quan trọng nhất chỉ là quyết tâm thực hành Trung Đạo “Nội giáo và Ngoại giáo đều cần thiết như nhau”.
 

Chanh Tuan

New member
NỀN TẢNG CAO ĐÀI ĐẠI ĐẠO – TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC “LUYỆN ĐƠN NẤU THUỐC”:



NỀN TẢNG CAO ÐÀI ÐẠI ÐẠO
(Mùng 01 tháng 09 Bính Tý 1936 – Đại Thừa Chơn Giáo)

"...Tưởng tin Tiên, Phật trên đầu,
Giúp mình tu luyện dài lâu vững bền.
Tuyệt nhiên thanh tịnh là nền,
Dụng công khổ hạnh mới nên Thánh Hiền.
Dễ gì làm đặng Phật, Tiên!
Ðặng là nhờ pháp bí truyền mà thôi.
Ngoài ra thì khó mong rồi!
Tu không luyện mạng luân hồi hưởng an.
Dẫu nhiều công đức thế gian,
Sau này hưởng phước giàu sang với đời.
Dễ chi nhập đặng cửa Trời,
Dễ chi thoát khỏi luân hồi tử sanh!
Tại sao? Tại chẳng chí thành,
Kim Thân chẳng có, cao thanh khó về..."​

http://www.chanhtuan.com/nen-tang-cao-dai-dai-dao/
 

dong tam

New member
TRÌNH BÀY NÀY ĐÚNG VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ TIỀN CĂN LỚN nhưng với đa số tín hữu nhứt là tuổi trẻ thì e là chưa thực hiện được!
 

dong tam

New member
Chánh pháp nhiều người hiểu biết sai,
Chỉ đâu hình tướng ở bên ngoài;
Chánh tâm diệt dục Như lai hiện,
Phá vọng hiển chơn trí huệ khai.
Đóng cửa luân hồi ơn Tận Độ,
Lấp bằng biển khổ pháp Cao Đài;
Nhờ tu mà được nên Tiên Phật,
Khó nhọc đừng nao mới gọi tài.
[Đức Chí Tôn; Thánh Truyền Trung Hưng Giáo Pháp; Huyền Quan Đàn, 15.7 Tân Mùi (24.8.1991)]
 

dong tam

New member
“… xét kỹ lại kẻ tu hành thì nhiều, nhưng người thực hành đúng theo chánh giáo thì có được mấy! Họ chỉ biết có việc ăn chay, làm lành, lập công bồi đức, chứ có mấy người rõ thấu con đường Chánh pháp Kỳ Ba là gì! Dù có đa số còn lầm lẫn mãi cứ chạy theo thanh âm sắc tướng, lo sơn phết bề ngoài, mến chuộng những sự hư huyễn của trần ai giả tạm mà xao lãng con đường tu tâm dưỡng tánh là một điều cốt yếu để phản bổn huờn nguyên

Tệ Thần không hiểu tại làm sao có người tu hành đã nhiều năm mà không hiểu con đường tu của mình sẽ ra sao? Chánh pháp của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do đâu mà có? Ta phải đi đến đâu mà được về cùng Thầy? Cứ lẩn quẩn loanh quanh trong việc quỳ hương cúng nước lập công, mà không thấy đó chỉ là bước tu hạ thừa mà thôi! Dù cho công chất bằng núi mà không gặp chơn truyền chánh pháp thì bất quá là hưởng hồng phúc kiếp sau mà thôi, chớ làm sao quy hồi cựu vị
!”
[Đức Tuệ Minh Thần, Thánh Truyền Giáo Pháp 1, Tịnh đường 23.6 Nhâm Dần (1962)]
 

dong tam

New member
Bất cứ vật nào và loài nào cũng được thành Phật, song một chóng một chầy, tại chỗ giác ngộ, đắc pháp hay không, mà hóa ra hai đường đốn tiệm.
Nên pháp cứu cánh nền Đại Đạo nhắm vào hai yếu điểm:
a) Tịnh luyện và hành đạo đi đôi.
b) Sự tu tiến lập công mà cũng để lòng cầu chánh tâm diệt dục, đồng nhứt với Thiên lý.
Về con đường nhập Thánh siêu phàm, bỏ hai phương pháp trên, thì không còn cửa nào để thành quả vị
”.
[ĐẠO HỌC CHỈ NAM; Đạo Cao Đài]
 

DangVo

New member
NỀN TẢNG CAO ĐÀI ĐẠI ĐẠO – TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC “LUYỆN ĐƠN NẤU THUỐC”:



NỀN TẢNG CAO ÐÀI ÐẠI ÐẠO
(Mùng 01 tháng 09 Bính Tý 1936 – Đại Thừa Chơn Giáo)

"...Tưởng tin Tiên, Phật trên đầu,
Giúp mình tu luyện dài lâu vững bền.
Tuyệt nhiên thanh tịnh là nền,
Dụng công khổ hạnh mới nên Thánh Hiền.
Dễ gì làm đặng Phật, Tiên!
Ðặng là nhờ pháp bí truyền mà thôi.
Ngoài ra thì khó mong rồi!
Tu không luyện mạng luân hồi hưởng an.
Dẫu nhiều công đức thế gian,
Sau này hưởng phước giàu sang với đời.
Dễ chi nhập đặng cửa Trời,
Dễ chi thoát khỏi luân hồi tử sanh!
Tại sao? Tại chẳng chí thành,
Kim Thân chẳng có, cao thanh khó về..."​

http://www.chanhtuan.com/nen-tang-cao-dai-dai-dao/

Đây là con đường trở về với Thầy, ngoài ra không có con đường nào khác, pháp Bí Truyền chỉ có một .
Thầy dìu dắt đi từ hữu hình đến vô vi nên mới có Công Truyền và Tâm Truyền.
Duyên mai gặp đặng Đức Cao Đài truyền Đại Đạo
 

dong tam

New member
MỘT QUAN ĐIỂM DUNG HÒA VỀ
TIẾN TRÌNH “KHAI ĐẠO” NĂM BÍNH DẦN


Nhìn tổng quát, chúng ta nên dùng cụm từ “Thời Kỳ Khai Nguyên Lập Đạo” như lời Thánh giáo của Đức Đông Phương Chưởng Quản mà thay cho cụm từ “thời kỳ tiềm ẩn của Cao Đài giáo” khi nói về giai đoạn ban sơ từ năm 1920 đến cuối năm 1926: từ những bước chuẩn bị ban đầu cho đến khi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được lập thành và ra mắt công chúng.

Ngô Văn Chiêu đã kiến nhận và tiếp lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn. Nói về lý số Thiên Nhãn là con số 1, tượng trưng cho Ngôi Thái Cực. Kế đến lập thành lưỡng nghi nơi Vĩnh Nguyên Tự, đó là Nhựt Nguyệt Âm Dương. Từ Thái Cực biến Lưỡng Nghi trở thành cái Pháp sanh hóa muôn loài vạn vật mà cái Pháp ấy Hộ Pháp đã tượng trưng.

Chí Tôn Thượng Đế đã chọn ngày an vị khánh thành sắp tới đây để các sứ đồ con cái của Ngài ôn nhớ lại kỷ niệm thời kỳ Khai Nguyên Lập Đạo.” [Đức Đông Phương CQ, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 20.02 Quý Sửu (1973)]

Khai Nguyên là chữ Hán Việt. Còn Lập Đạo là chữ Việt. Trong từ Khai Nguyên, chữ Khai mang nghĩa là mở ra còn chữ Nguyên theo Dịch học thì có nghĩa là "đầu" là "lớn" là cái gốc.

Thời kỳ Khai Nguyên: là thời kỳ ban đầu chứa đựng những yếu tố căn bản để hình thành nên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Từ mầm Đạo khởi phát tiến đến giai đoạn tôn giáo hình tướng hiện hữu trước nhơn sanh.

Thời kỳ ân xá, Đại Đạo khai minh tại miền nam đất Việt, thì Tiên Huynh là người được chọn để khởi mầm tiếp nhận Thiên Nhãn, đồng thời Đức Chí Tôn cũng chọn một số người để phóng phát cái trung điểm của kiền khôn vũ trụ vạn vật ra mọi hướng để thành một Đại Đạo cứu thế. Sự bắt đầu từ chỗ khởi điểm tới Khai Minh để hình thành một Thánh thể, một thực tướng phổ độ nhơn sanh.” [Đức Ngô Minh Chiêu, Minh Đức Tu Viện, 27.01 Canh Thân (13.3.1980)]

Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu khi soạn Đạo Sử có viết ở đoạn nói về sự kiện Lễ Vọng Thiên Cầu Đạo (mùng 1 tháng 11 Ất Sửu - 1925) như sau:

Ngày Vọng Thiên cầu Đạo là sắp vô đề mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.”

Vào Noel 1925 Đức Cao Đài Tiên Ông bắt đầu chính thức xưng danh đầy đủ “Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương”. Trong đàn hôm đó, Ngài đã nhắn với chư vị bên nhóm Công Truyền:

Giờ ngày gần đến, đợi lịnh.(…) Bấy lâu Thầy vẫn tá danh AĂÂ là để cốt dìu dắt các con vào đường đạo đức hầu chẳng bao lâu đây các con phải ra giúp Thầy Khai Đạo”.

Như thế ở thời điểm Noel 1925, theo lời Đức Chí Tôn thì sắp tới đây Thầy sẽ Khai Đạo. Vậy thời điểm đó là lúc nào?
Một số tài liệu còn lưu lại của chư vị Tiền Khai như Lê Văn Trung, Nguyễn Trung Hậu, v.v… đều khẳng định đó là giao thừa Tết năm Bính Dần 1926, thời điểm danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xuất hiện qua cơ bút Cao Đài.

Tuy nhiên, thực tế trong một thời gian dài, chúng ta thấy danh từ Khai Đạo lại được Ơn Trên cũng như các Hội Thánh Cao Đài thường dùng chung cho cả ba trường hợp lịch sử của năm Bính Dần mỗi khi đề cập đến các sự kiện lịch sử trọng đại này!. Vậy chúng ta nên dùng từ Khai Đạo để chỉ chuổi tiến trình hình thành Cao Đài giáo bắt đầu từ mầm khởi phát đến thực tướng hữu hình để ra mắt nhơn loài.

Năm Bính Dần - 1926, có ba sự kiện lịch sử trọng đại liên quan trực tiếp đến tiến trình hình thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm các việc: thành lập, đăng ký hoạt động và công khai ra mắt tổ chức của Đạo trước nhơn sanh.
Để giúp bỗn đạo và nhơn sanh hiểu đúng ý nghĩa của mỗi sự kiện, không bị nhầm lẫn, chúng ta cũng nên dùng từ theo cách Ơn trên đã dạy qua các Thánh giáo.

Tên gọi của 3 sự kiện lần lượt là: - Lập Đạo - Khai Tịch ĐạoKhai Minh Đại Đạo.
Tiến trình Khai Đạo đã diễn ra theo Thiên cơ y như Dịch Lý.
 

dong tam

New member
I. TIẾN TRÌNH THEO LÝ SỐ ĐẠO HỌC

Theo như lý luận về thứ tự Đạo số mà Đức Đông Phương Chưởng quản đã sử dụng để giải thích về diễn trình buổi đầu hình thành nền tổ chức Tam Đài của Đại Đạo, chúng ta thấy tiến trình Khai Đạo cũng đã diễn ra như thế.

1. Số 1
Sự kiện Thầy “lập Đạo”, thời điểm danh từ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bắt đầu xuất hiện trong Thánh Ngôn, thuộc về số 1: “giờ Tý ngày mùng 1 tháng giêng”.

Cái mầm mạnh mẽ đâm chồi mới là điều đáng kể.”

2. Số 2

Khai Tịch Đạo, thuộc về số 2, thể hiện qua hai việc:
▪ đêm 23/8 Bính Dần, quý tiền bối làm dự thảo văn kiện Khai Tịch Đạo.
▪ và ngày mùng 1/9 Bính Dần, nhóm đại diện đến gặp nhà cầm quyền khai báo sự hiện hữu và hoạt động tôn giáo của mình để được “văn kiện thế gian đã ghi nhận.

Tôn giáo và chánh quyền đã liên hệ với nhau đúng pháp lý.

3. Số 3

▪ Khai Minh Đại Đạo – “Hội Tam giáo lập Luật” , thuộc về số 3 theo thứ tự của sự kiện từ trên xuống dưới.
▪ Số 3 này được thể hiện qua 3 yếu tố căn bản: - địa điểm - tổ chức nhân sự và nền tảng luật pháp Đại Đạo.
Ba điều này được thể hiện qua các việc: khánh thành Thánh Thất đầu tiên, - ra mắt Hội Thánh Cao Đài và tiếp nhận Pháp Chánh Truyền cùng soạn thảo Tân Luật.

▪ Số 3 này còn được thể hiện qua 3 tháng hội lễ Khai Minh Đại Đạo.

Nhìn chung lại, cả ba sự kiện trọng đại của lịch sử hình thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã diễn tiến đúng với trình tự Tam Nguơn trong năm Bính Dần:

▪ Lập Đạo vào Thượng Nguơn.
▪ Khai Tịch Đạo vào Trung Nguơn.
▪ và Khai Minh Đại Đạo vào Hạ Nguơn.
 

dong tam

New member
II. TIẾN TRÌNH THEO THẾ TAM TÀI

Sau khi đã vận chuyển cho 2 nhóm: phò loan vô vi (Ngài Ngô Minh Chiêu là đại diện) và nhóm phổ độ (quý Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang là đại diện) tiếp xúc và hợp tác với nhau vào tháng chạp Ất Sửu (đầu năm 1926), âm dương đã phối hợp. Đức Cao Đài Giáo Chủ đã phát khởi lệnh thành lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Với góc nhìn theo Dịch học, chúng ta thấy chuỗi tiến trình này của Thiên cơ cũng đã diễn đúng theo thứ tự mô hình của Tam Tài: Thiên – Nhơn – Địa.

1. Về phần Thiên

Sự kiện Đức Chí Tôn Lập Đạo vào đêm giao thừa Bính Dần hoàn toàn là phần của Trời. Đấng Tạo Hóa Thái Cực hay Cao Đài Giáo Chủ đã tuyên bố lệnh khởi phát.

Mầm mống Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được chánh thức tượng hình sau khi hai nhóm Tâm truyền và Công truyền hợp tác với nhau theo sự vận chuyển của Thầy.

Các con đã hiểu câu "Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhơn sanh ư Dần". Vì lý Trời như thế, nên từ niên Giáp Tý, Thầy chuyển cơ Đạo cho anh con là Ngô Minh Chiêu thọ chơn truyền của Thầy trước. Đến Ất Sửu, Thầy mới tỏa lần lần.
Đến Bính Dần, Thầy mới mở Đạo là ngày sơ nhứt chánh ngoạt, (…) Các con hiểu rõ cơ Trời đã qua như thế
.”

Chữ Đạo nơi đây được hiểu là tôn giáo Cao Đài với tên chánh thức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Một thực tướng đã được Trời cho nảy mầm. Buổi đầu ban sơ ấy số tín hữu Cao Đài rất ít độ chừng vài chục, nhưng thường được cho rằng có 12 môn đệ tiêu biểu. Sau đó, từ tháng giêng cho đến cuối tháng 8 Bính Dần, những vấn đề căn bản để hình thành một tôn giáo như cách thờ phượng, cách bái lạy, các giáo phẩm, phương thức tu hành, v.v… cùng nội dung ý nghĩa của các phần hình tướng này lần lượt được Đức Cao Đài Giáo Chủ hướng dẫn.

Số tín hữu Cao Đài khi đó đã tăng lên mấy trăm vị. Đặc biệt, việc tham dự các buổi cầu cơ có hình thức trang trọng và kín đáo cần thiết để có sự thanh tịnh hầu tiếp xúc với các Đấng Thiêng Liêng để được nhận lời dạy bảo về đạo đức đã thúc đẩy chư vị Tiền Khai về nhu cầu hợp pháp hóa các hoạt động tín ngưỡng của mình theo luật lệ hiện hành. Các Tiền Khai Đại Đạo đã xin Thầy cho phép chư vị thực hiện thủ tục hành chánh của nhà cầm quyền và đã được Đức Chí Tôn miễn cưởng chấp thuận.
 

dong tam

New member
2. Về phần Nhơn

Đêm 23 tháng 8 Bính Dần, 243 Tiền bối tập họp dưới sự chủ tọa của hai vị Đầu Sư Thượng Trung Nhật và Ngọc Lịch Nguyệt theo lời dạy của Thầy, thảo luận và soạn văn bản Khai Tịch Đạo. Hành động “trí tuệ tập thể” này đã phản ảnh mối tương tác thống nhất tinh thần của các cá nhân trong tập thể đạo ban sơ ấy. Sau đó một danh sách 28 người được Thầy chọn lọc ra từ bảng ký tên tập thể và chỉ đạo ngày đăng ký với chánh quyền.

Mùng 1 tháng 9 Bính Dần, phái đoàn đại diện tập thể đạo đến gặp nhà cầm quyền đương thời, Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol, đăng ký pháp nhân cho nền Tân tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đây là thủ tục pháp lý trong đời sống giữa công dân với chính quyền, đó là một quan hệ dân sự.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, khi ban cho danh từ Khai Tịch Đạo để ghi dấu sự kiện đăng ký hoạt động tôn giáo này theo luật pháp đời quy định, đã nói:

Bần Đạo vâng lịnh Đức Chí Tôn và cũng thay mặt các Tiền Bối quá vãng đến để nói rõ ngày 23 tháng 8 và ngày Rằm tháng 10 (…)

Ngày Hai Mươi Ba tháng Tám là ngày Khai Tịch Đạo trên bình diện pháp lý Thế Đạo.(…) một ngày trước đây đã đi vào lịch sử của văn minh nhơn loại, một chứng nhân của cuộc đời, một xác định của văn kiện thế gian đã ghi nhận
.”

Như vậy sự kiện Khai Tịch Đạo là những hành vi của con người giữa các đạo hữu với nhau để thống nhất ý chí tinh thần hầu đối đải với người đại diện chánh quyền. Đây là một mắc xích cần thiết không thể thiếu của tiến trình Khai Đạo, vì “hữu hình mới phục vụ hữu hình”, để hợp pháp sinh hoạt tôn giáo đúng theo luật định đương thời.
Liền sau khi đã thực hiện bước đi về thủ tục hành chánh pháp lý bên đời, để thuận tiện cho việc tiến hành phổ độ chư vị tiền bối đã cho in một tập mỏng giới thiệu những nét căn bản của nền Tân tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh. Nơi trang cuối của tài liệu này có thông tin sự kiện đã hợp thức hóa hoạt động theo luật định.
Một tháng phổ độ nhơn sanh từ mùng 10 tháng 9 cho đến mùng 10 tháng 10 Bính Dần đã được chư vị tích cực thực hiện ở Lục tỉnh Nam Kỳ và một số tỉnh miền Đông Nam bộ.

Mỗi đêm có hàng chục đến hàng trăm người xin nhập môn cầu đạo khi được tham dự đàn cơ và được Đức Chí Tôn ban ân.

Kết quả chỉ trong một tháng mà số tín hữu Cao Đài đã tăng vọt lên được mấy ngàn người làm nền tảng quần chúng, tiến đến việc khai trương công khai ra mắt trụ sở cùng Hội Thánh để thực hiện công cuộc phổ độ chúng sanh.
 

dong tam

New member
3. Về phần Địa

Các con biết rằng, chẳng thế nào mà sái Thánh ý Thầy đặng, chi chi trong năm Dần cũng cho rồi đặng phổ thông ngoại quốc, nghe à.”

Theo kế hoạch đã định trước, ngay từ khi chưa có các bước tiến hành việc Khai Đạo về mặt pháp lý thế tục, Đức Chí Tôn đã chọn Tây Ninh “chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà thôi, vì là Thánh Địa”.

Và Thiền Lâm Tự ở Gò Kén hân hạnh được Thầy chọn làm Thánh Thất đầu tiên để chư vị chuẩn bị về hình tướng thờ phượng theo nghi thức mới của tôn giáo mới Cao Đài.

Những vị trí chức phẩm chánh yếu cũng được Đức Chí Tôn Thiên phong để thành lập cơ cấu căn bản cho Hội Thánh hầu làm Đại Lễ công khai ra mắt Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trước nhân sanh trong nước và quốc tế.

Đây là bước sau cùng của tiến trình Khai Đạo vào “Thời Kỳ Khai Nguyên Lập Đạo”, chánh thức đưa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào đời sống để phổ độ chúng sanh.

Rằm tháng Mười, Khai Minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế (…)
là hướng ngoại để xem thấy cuộc đời là đau thương khổ lụy hầu tìm phương cứu độ
...”

Thánh Thất đầu tiên là trụ tướng ban đầu; là địa điểm làm lễ lập vị các Đại Thiên Phong và Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam phái được Thầy ân ban – nền tảng của luật pháp đạo được hình thành để Hội Thánh chính thức nhận trách nhiệm thực hiện sứ mạng cứu thế kỳ ba.

Những điều kiện để một tôn giáo chánh thức đi vào đời sống nhân quần đã được căn bản định hình gồm: Cơ sở, bộ máy Tổ chức nhân sự và Nền tảng Luật Pháp. Ba sự kiện này nói lên hình ảnh khởi đầu công cuộc hoằng khai Đại Đạo, thực thi sứ mạng phổ độ chúng sanh.

Cũng từ đó số tín đồ nhanh chóng gia tăng từ vài ngàn người lên đến hơn bốn mươi ngàn chỉ trong vòng hai tháng rưởi với nhiều thành phần dân tộc khác nhau: Việt, Campuchia, Hoa, Pháp…

Sự kiện Khai Minh Đại Đạo này thuộc về phần Địa. Vì sao? Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo đánh dấu lịch sử Đại Đạo Tam Kỳ qua ý nghĩa của “Lễ Thánh thất” , danh hiệu chánh thức được Thầy sử dụng khi hướng dẫn chư vị Tiền Khai về cách tổ chức cuộc đại lễ.

Địa là đất, Thánh thất phải ở tại một địa chỉ cụ thể trên một địa bàn xác định. Một nghĩa khác tương ứng với Địa là Pháp, Cao Đài giáo tiếp nhận Pháp Chánh Truyền làm nền tảng để Pháp chuyển Đạo vào đời thực hiện đại ân xá.
Địa hay Khôn là thời kỳ tính âm đang ngự trị chánh yếu, biểu thị giai đoạn Hạ Nguơn Mạt Kiếp. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hòa nhập vào đời sống nhân sinh, đem Đạo dẫn dắt nhơn sanh vượt qua giai đoạn cực âm hướng đến thời kỳ Thượng Nguơn Thánh Đức của đại chu kỳ Tam Nguơn mới.

Vì thế chúng ta thấy diễn tiến thật tế của hội lễ Khai Minh Đại Đạo đã được Thầy cho phép thực hiện từ Rằm Hạ Nguơn Bính Dần đến Rằm Thượng Nguơn Đinh Mão.

Rằm tháng Mười, Khai Minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế… Sứ mạng cứu thế đã chánh thức trải dài trên đường tối âm u thế sự. Sứ mạng này hiển nhiên huy hoàng và sáng chói đến tận cuối thời gian và không gian.”
 

dong tam

New member
III. KẾT LUẬN

Sau khi chánh thức xưng danh đầy đủ vào Noel 1925, “Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam phương”, vào tháng chạp cuối năm Ất Sửu (đầu 1926), Đức Chí Tôn đã vận chuyển cho hai nhóm phò loan Vô Vi và Phổ Độ gặp nhau, âm dương đã phối hợp.

Hình ảnh Thiên Nhãn kiến nhận từ Đức Cao Đài Thượng Đế và những bài kinh cầu cơ đã được Ngài Ngô Văn Chiêu truyền lại cho quý vị nhóm Phổ Độ dùng làm biểu tượng chánh thức để thờ phượng và thông công. Để rồi sang năm 1926 đã ghi nhận đánh dấu 3 sự kiện lịch sử liên quan mật thiết, không thể tách rời riêng rẽ, cho tiến trình Khai Đạo – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chỉ trong vòng năm Bính Dần như lời Đức Ngô Minh Chiêu.

Sự bắt đầu từ chỗ khởi điểm tới Khai Minh để hình thành một Thánh thể, một thực tướng phổ độ nhơn sanh.”
 

dong tam

New member
Bài Học
“LỄ THÁNH THẤT” - KHAI MINH ĐẠI ĐẠO


Khai Minh Đại Đạo là một trong vài lễ trọng hàng năm của Cao Đài giáo. Như lời hướng dẫn của Thiêng Liêng khi tổ chức một lễ kỷ niệm nào là dịp ôn lại truyền thống cùng nâng cao lòng quyết tâm tiếp nối sự nghiệp của người đi trước. Mỗi năm, để thành tâm hiến lễ Kỷ Niệm Khai Minh Đại Đạo, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại bài học ẩn chứa trong những chi tiết sự kiện đã diễn ra trong đại lễ lịch sử đánh dấu việc chánh thức ra mắt nhân sanh của nền tân giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

I. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ “LỄ THÁNH THẤT,,

Sau khi văn kiện Khai Tịch Đạo được thảo luận thống nhất ý kiến vào đêm 23 tháng 8 Bính Dần 1926, sẽ đăng ký thông báo với nhà cầm quyền việc công khai sinh hoạt tôn giáo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chư vị Tiền Khai Đại Đạo tích cực thực hiện các bước kế hoạch được Đức Chí Tôn vạch ra hầu chuẩn bị đại lễ sẽ diễn ra vào dịp Hạ Nguơn Bính Dần.

Cuộc đại lễ lịch sử này là kết quả ghi dấu nhiều chi tiết căn bản của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Trước đó 3 tháng, từ khi bước vào quý 3, Thiên cơ đã bắt đầu vận chuyển những bước căn bản:

1. Trước hết, về danh xưng cơ sở thờ tự của Cao Đài giáo.

Danh từ Thánh Thất bắt đầu xuất hiện trong thư tịch Cao Đài vào ngày 16 tháng 7 Bính Dần.

Như Nhãn hiền đồ, nghe dạy: (…)
Nơi đây là Thánh địa, Ta lập Thánh Thất. Hiền đồ có lòng giúp Ta chăng?


2. Kế đến, địa điểm được chọn làm Thánh Thất là ngôi Thiền Lâm tự ở Gò Kén -Tây Ninh.

Trung nghe con. Con biết rằng Thánh Thất đã lập tại Tây Ninh, Thầy đã cho con hiểu là Thánh Địa nữa. Nguyên Đạo Thầy do nơi đó mà xuất thấu thế gian.”

3. Về thời gian tổ chức:

Các con, Thầy đã lập thành Thánh Thất. Nơi ấy là nhà chung của các con. Biết à!
Thầy lại quy Tam Giáo lập Tân Luật, trong rằm tháng mười có Đại Hội cả Tam Giáo nơi Thánh Thất. Các con hay à
!”

4. Nội dung cuộc đại lễ:

Đại Lễ đánh dấu ý nghĩa gồm 3 sự kiện quan trọng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là: thứ nhứt Khánh thành Thánh thất đầu tiên, thứ hai ra mắt Hội Thánh đầu tiên và thứ ba hội Tam giáo tiếp nhận Pháp Chánh Truyền và soạn thảo Tân Luật.

5. Hai ngày trước Đại Lễ, kế hoạch tổ chức từ chương trình Đại Lễ và Hội cho đến nhân sự phụ trách và thực hiện đều được Đức Chí Tôn trực tiếp hướng dẫn:

Trung, Trang, con mời thiện nam cùng tín nữ đến cầu Đạo ra ngoài. Thầy khuyên chúng nó lên Thánh thất, nơi ấy mở cửa cho cầu Đạo trọn ba tháng thì có ngày giờ nhiều cho tâm thành chúng nó thõa nguyện. Thầy mắc lo lập Lễ Thánh Thất nghe à!...”

Trong đoạn Thánh Ngôn trên có 2 chi tiết quan trọng về mặt lịch sử:

- Thời gian cuộc Hội lễ này được Đức Chí Tôn cho phép sẽ kéo dài 3 tháng.

Bấy lâu nay có những ý kiến cho rằng đại lễ dự kiến được thực hiện trong 3 ngày nhưng người đến viếng liên tục kéo dài mấy tháng nên cuối cùng Thầy ra lệnh phải chấm dứt vào Rằm tháng giêng.

Thật ra, thời gian ba tháng hội lễ đã định sẵn theo Thiên thơ vì đây là chứng cứ quan trọng cho ý nghĩa Lý Đạo của cuộc lễ (dẫn dắt nhân loại vượt qua Hạ nguơn để đến thời Thượng nguơn Thánh đức).

Xin dẫn chứng thêm một đoạn Thánh Ngôn sau:

Trung con nói với chúng nó nơi Thánh thất nầy duy để cho chúng sanh cầu Đạo mà thôi.
Quá ba tháng Thầy sai Lý Thái Bạch cho thuốc và gia đạo
…”

- Tên gọi Đại Lễ này được Thầy gọi chánh thức là “LỄ THÁNH THẤT”. Cần lưu ý đến thời điểm tình hình lịch sử khi đó, danh từ Thánh thất chưa được thông dụng trong đạo hữu Cao Đài cũng như trong xã hội. Tên gọi này rất lạ tai vì thế cũng rất ấn tượng.
 

Facebook Comment

Top