Tìm hiểu về Đ.Đ.T.K.P.Đ

dong tam

New member
II. DIỄN TIẾN “LỄ THÁNH THẤT,,

Như thế “Lễ Thánh thất” đã được Đức Chí Tôn đích thân chỉ dẫn từng chi tiết và đã trở thành một Lễ Hội trọng thể.
Phần Lễ chánh thức ra mắt tân tôn giáo Cao Đài trước nhơn sanh, đã được long trọng tổ chức trong ba ngày theo như lời sắp đặt của Thầy trong đàn đêm 13 tháng 10.

Còn phần Hội, đã được Thầy cho phép diễn ra trong suốt ba tháng như lời dạy trước đó trong đàn đêm 12 tháng 10.
Về phần Lễ bắt đầu từ đêm 14 tháng 10. Diễn tiến của đêm Lễ chánh đã diễn ra như sau:

1. Tối ngày 14, sau khi thực hiện tụng kinh hành lễ xong, chư vị lập đàn theo lệnh dạy. Khi vừa nhập đàn Thầy đã rầy:

Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương
(…) Hành lễ bất nghiêm. Xuất ngoại nhơn, con Trang.(…)
Nữ phái nghe Thầy lập Tịch (…).
Lâm Thị phong nữ Giáo Sư lấy Thiên ân là Hương Thanh, Ca Thị phong vi Phó Giáo Sư lấy Thiên ân là Hương Ca, Đường Thị đã thọ Thiên sắc ấy cứ giữ địa vị mình…
Thầy ban ơn cho các con, cứ hành lễ theo lời dặn
.”

Ngay khi khởi đầu hành lễ đã có quá đông người đến dự. Nhiều người không có phận sự cũng vào được chánh điện để xem lễ! Nhiều đến mức Thầy phải dạy Ngài Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh (chịu trách nhiệm chánh về phần lễ theo sự sắp đặt của Thầy trong đêm 12) phải “xuất ngoại nhơn”!

Và Thầy cũng chưa Thiên phong cho quý vị ở lục tỉnh như đã hứa đêm qua mà chỉ mới ban ân Chức Sắc cho ba vị nữ để đại diện Nữ phái trong Lễ Lập Vị ra mắt Hội Thánh.

2. Trong khi Lễ Lập Vị đang được tiến hành thì xảy ra sự cố, có hai vị tuổi thanh niên, phái nam là ông Lê Thế Vĩnh còn nữ là Cô Vương Thanh Chi bị tà nhập nhảy múa như lên đồng trong chánh điện xưng là Tề Thiên Đại Thánh và Quan Âm Bồ Tát.

Sau đó chư vị lập đàn tái cầu (đàn thứ 2) lúc Tý thời rạng ngày Rằm tháng 10, Đức Chí Tôn giáng đàn nói ngay:

“… Cả chư môn đệ đều ngu, ngu, ngu! Thầy lập phép để làm chi? Thầy dạy sắp đặt lễ, chẳng một điều làm trúng phép. (…) Thái Đầu Sư đâu? Tương đâu? (…)
Chẳng lẽ một địa vị Thiên tước mà rẻ rúng vậy! Nhưng mà các con lại đặng hiểu rõ tà quái có quyền hành là bực nào mà giữ mình hằng buổi. Thầy lấy làm tức cười mà lại đau thảm cho những kẻ vô phước bị ngã vì tại bận thử thất nầy.
Tái cầu khi Trang, Tương, Minh đến nghe à.
Cư, con có lỗi trong sự ấy hiểu à
.(…)”

Như thế Lễ Lập Vị chưa thành vì có phần chi tiết về nghi lễ chưa thực hiện hoàn toàn đúng theo “phép” Thầy đã dạy nên đã có ảnh hưởng đến sự chưa thành công của việc Hội Thánh ra mắt nhơn sanh! Thật ra việc thử thách này cũng đã được trù định trong kế hoạch của Thiêng Liêng để sàng lọc những vị có căn nhưng duyên phần hạn chế!

Nửa tháng sau, trong đàn cuối ngày mùng 1 tháng 11 Bính Dần (06.12.1926) Đức Lý hé lộ điều này:

Nhị hiền hữu có biết Tề Thiên ngày hôm qua là Tề Thiên nào chăng?
Trung bạch: Bạch ngài, anh em tôi cũng người phàm mắt thịt không biết rõ.
Cười! Ấy là Tề Thiên ngày đại lễ nhập xác cho Vĩnh của Lão sai đến nghe à. Cười
.”

Trong đàn thứ 2 này Thầy hỏi “Thái Đầu Sư đâu? Tương đâu?”. Và Thầy dạy tiếp: “Tái cầu khi Trang, Tương, Minh đến nghe à ”. Hai chi tiết này cho thấy sau lễ Lập Vị thất bại vì sự cố tà thần quấy phá, lúc đó khi lập đàn tái cầu đã không có đủ mặt chư vị Đại Thiên Phong. Vậy khi đó các vị này ở đâu? Chư vị đang cố gắng ổn định tư tưởng thân nhân và sắp xếp lại nội bộ gia đình quyến thuộc đang bị chao đảo.
 

dong tam

New member
3. Khi đã có mặt đủ ba ông Trang Tương Minh, bộ phận thông công lại tái cầu lập đàn lần thứ ba để nghe Thầy dạy lại:

Tái cầu 2: 15.10 BD
“(...) Thầy dặn Lịch nghe dạy, phải trấn đàn tứ phía góc Thánh thất chớ chẳng phải nội ở giữa mà thôi, rồi làm đại lễ như buổi tại chùa Vĩnh Nguyên.
Nhớ đừng phát cờ lộn nữa nghe! Bỡi tại con nên ra đến đỗi! Hiểu à. Thầy dặn con một điều nầy nữa. Từ đây khá làm theo lời Thầy dạy đừng biến cãi nghe. Nghe à (...)
Thầy buộc tái cầu đặng Thiên phong nghe à. Thầy ngự
.”

4. Sau đó Lễ Lập Vị được thực hiện lại và hoàn tất vào lúc quá nửa đêm, chư vị tái cầu lần cuối (lần thứ 4) để đón nhận việc ban ân Thiên Phong như Thầy đã dặn.

Tái cầu: “Thầy các con. Trang ra mời chư Thiên phong lục tỉnh còn sót lại vào hầu.(…) Tín Thầy phong chức Giáo Sư,… Nhơn đã là Giáo Hữu Thầy thăng lên chức Giáo Sư (…)
Thầy dạy các con nhớ ngày nay là ngày kỷ niệm. Trung con phải lấy tên họ của các môn đệ có mặt tại đây ngày nay mà giữ gìn để lưu lại cho hậu thế biết nghe à.

Thầy cần dùng ba chục đứa tình nguyện đi phổ cáo xứ xa. Ai đâu? Lấy tên, con Tương. Trung kỳ, Bắc kỳ. {Hồ v Đình, Nguyễn Minh Đức, Trần v Nhạc, Phạm v Thông, Huỳnh Trung Tuất, Dương v Hoài, Nguyễn v Thiện.} (…). Cười, thôi con Tương. Cả thảy Thầy phong chức Giáo Hữu. Đem đến sau. Thầy buộc học hết Thánh Ngôn rồi mới đi phổ cáo nghe à.
(…) Đêm nay các con phải thành tâm cầu nguyện đặng ngày mai Thầy lập Pháp Chánh Truyền nghe à. Thầy không phong sắc cho ai hết đặng phạt tội ngã lòng
.”

5. Qua đêm sau vào giờ Tý rạng 16 tháng 10 Đức Chí Tôn ban cho Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam phái.
 

dong tam

New member
III. BÀI HỌC KHAI MINH

1. Về tên gọi cuộc Đại Lễ:


▪ Khởi đầu vào giữa tháng 8, Đức Chí Tôn dùng từ “Hội… Tam Giáo” khi nói đến mục đích của cuộc lễ.
▪ Những ngày cận cuộc lễ sẽ diễn ra, khi dạy sắp đặt nhân sự và chương trình hành lễ, Thầy chính thức dùng tên là “Lễ Thánh Thất”.
▪ Theo thời gian trôi qua những tên gọi này đã bị lãng quên và biến đỗi thành nhiều tên gọi khác. Nơi Tòa Thánh Tây Ninh dùng tên Lễ kỷ niệm “Hoằng Khai Đại Đạo”, còn một số Hội Thánh khác gọi là Lễ kỷ niệm “Khai Đạo”.
▪ Đến năm 1970, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vâng lệnh Đức Chí Tôn và thay mặt các Đấng Tiền Khai ban danh từ chánh thức là “Khai Minh Đại Đạo” cho sự kiện Rằm tháng 10 và danh từ “Khai Tịch Đạo” cho sự kiện 23 tháng 8.

2. Về ý nghĩa và nhiệm vụ Sứ mạng:

- Lễ hội Khai Minh Đại Đạo đã diễn ra trong ba tháng từ ngày Lễ Hạ Nguơn Bính Dần cho đến ngày Lễ Thượng Nguơn Đinh Mão.
Khoảng thời gian này là hình tượng mang đến thông điệp có ý nghĩa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mở ra con đường sáng chỉ dẫn nhơn sanh vượt qua thời kỳ Hạ Nguơn với những đêm đen lạnh lùng u tối để tiến đến giai đoạn Thượng Nguơn Thánh Đức là những ngày Xuân tươi sáng ấm áp.
- Nhưng để có thể vượt qua đêm dài tăm tối ấy, mọi người Cao Đài cần phải học thuộc và hiểu rõ bài học để thi hành nhiệm vụ:

a. Với các tín hữu,
a1. Phải luôn ý thức hành lễ nghiêm trang trong các cuộc lễ.
a2. Bài học sự cố tà quái nhập trong buổi lễ nhắc chúng ta phải:
. Luôn đặt trọn lòng tin nơi Đức Chí Tôn và Đại Đạo.
. Luôn ghi nhớ lời Thầy:“Các con lại đặng hiểu rõ tà quái có quyền hành là bực nào mà giữ mình hằng buổi.” để ý thức rằng “Đạo khai tà khởi”.
Trong thời Hạ Nguơn Mạt Kiếp này lực lượng tà quái luôn hiện diện quấy phá thử thách người tu.
. Thầy có cho phép lực lượng âm tà được phép làm giám khảo thử thách khảo đảo người tu. Đó là phần công quả của họ.
a 3. Lễ Khai Minh Đại Đạo đã khởi đầu từ thời Thủy Quan Giải Ách cho đến Thiên Quan Tứ Phước.
Lễ kéo dài 3 tháng đầu từ Lễ Hạ Nguơn Bính Dần và chấm dứt vào Lễ Thượng Nguơn Đinh Mão.
Khai Minh Đại Đạo, Cao Đài Giáo chính thức ra mắt nhơn sanh. Cao Đài nói theo ngôn ngữ Dịch học là thời kỳ Thiên Thủy tụng vì như lời Đức Lý Thái Bạch đã dạy:

Chúng sanh khá nhớ:
CAO vi Càn; Càn vi THIÊN.
ĐÀI vi Khảm, Khảm vi THỦY.

Tức là quẻ “Thiên Thủy tụng” thì chạy đâu cho khỏi số Trời định đoạt binh lửa bốn phương? Những kẻ thiếu tu, đành cam số phận. Cười, cười!
…”

Vậy làm thế nào để vượt qua thời kỳ mà “tranh tụng” giữa trời và nước luôn bủa vây? Đây là hình ảnh của bão biển, của sóng thần, v.v... Chỉ còn cách duy nhất là phải luôn cố gắng nghiêm chỉnh sống theo đạo lý đồng thời khuyến khích người khác cũng hãy sống cùng đạo lý.

Những bóng đen chập chờn bao phủ trùm lên số kiếp của mỗi dân tộc. Người hướng đạo phải vượt mình lên trên mọi khuôn khổ nhỏ hẹp để quan sát toàn diện cuộc đời.

Quan sát để thấy rõ chứng bịnh triền miên. Quan sát để biết tận cùng bề mặt lẫn bề trái của cuộc đời để tìm phương cứu chữa. Đó là mặc nhiên đặt mình vào cuộc đời để hướng dẫn cuộc đời từ tối tăm ra xán lạn, từ đau khổ đến hạnh phúc, chớ không phải quan sát cuộc đời để vì đời rồi sa lầy vào bến mê tân khổ của cuộc đời (…).

Một dân tộc được chọn! một dân tộc được đặc ân trong trách nhiệm, hãy hoan hỉ tràn ngập tâm linh để đón nhận mọi trách nhiệm. Đừng để phải hối hận nuối tiếc mà nhìn đoàn người chết khát bên bờ suối, đàn chiên chết đói trên đồng cỏ xanh, đoàn người chết đói bên vựa lúa vô tận.”

Ngày nay sau gần một thế kỷ hiện diện của Cao Đài giáo khi sự biến đổi khí hậu ngày trở nên càng sâu rộng mà Việt Nam là một trong những quốc gia phải chịu đựng nặng nề của việc nước biển dâng cao gây nên lụt lội, v.v… Một trong những giải pháp căn bản mà các nhà khoa học về môi trường kêu gọi mọi người hãy thực hiện để cứu lấy hành tinh xanh của chúng ta là hạn chế việc chăn nuôi và sử dụng các loại thịt đỏ. Nhìn lại từ thập kỷ 20 của thế kỷ trước, Tân Luật Cao Đài đã đưa việc ăn chay ít nhứt 6 ngày mỗi tháng là nhiệm vụ của tín đồ.

Hay việc thực hành Yoga hay thiền định trong đời sống đang là một nhu cầu thời thượng của giới trẻ phương Tây đang hướng về phương Đông, lợi ích của thiền đã lan tõa trở thành nhu cầu để phục hồi thể lực trí tuệ cho những hoạt động tư duy sáng tạo của các nhà nghiên cứu hay nhà quản trị doanh nghiệp.

Đây không là một vài thí dụ sinh động của việc Khai Minh dẫn lối cho nhân sanh bước lên con đường sáng trong đời sống văn minh diệu ão hay sao?

Nhưng có học mới biết và hiểu để làm cho đúng. Vậy những ai sẽ hướng dẫn chỉ đường dẫn lối? Chính là chư vị Chức sắc.

b. Với các Chức sắc,

Lời dặn “Thầy buộc học hết Thánh Ngôn rồi mới đi phổ cáo nghe à.” và chi tiết trong đêm đại lễ ấy, các chức sắc nam nữ được Thiên phong đều thuộc phẩm Giáo Hữu và Giáo Sư. Điều này có ẩn ý gì không?
Theo Pháp Chánh Truyền được Thầy ban vào đêm sau rạng 16 tháng 10, nội dung với sứ mạng “phổ thông Chơn Đạo” của Giáo Hữu và “dạy dỗ chư tín đồ trong đường Đạo và đường đời” của Giáo Sư, để thực hiện trách nhiệm pháp lệnh này người chức sắc cần phải nổ lực tự khai sáng bản thân, sau đó sẽ góp phần khai sáng cho nhơn sanh.
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
Mùa Khai Minh Đại Đạo chúng ta đọc lại các Thánh Ngôn chép tay của Ngài Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh, một nhân chứng có trọng trách trong sự kiện lịch sử trọng đại này. Qua đó, chúng ta có thể rút ra được một vài điểm căn bản để làm bài học cho đường tu của người tín hữu Cao Đài.

1. Về mặt lịch sử thuở xưa, tên gọi ban đầu là Hội Tam Giáo. Sau đó trước đại lễ ít hôm, tên chánh thức được Đức Chí Tôn gọi cho buổi lễ là “Lễ Thánh Thất”.

2. Đây là lễ ra mắt chánh thức trước nhân sanh đồng bào dân tộc và quốc tế với 3 nội dung chánh: Cơ sở, Tổ chức nhân sự và Nền tảng Luật Pháp. Đại Lễ được thể hiện qua các việc: Khánh thành Thánh thất đầu tiên, ra mắt Hội Thánh và tiếp nhận Pháp Chánh Truyền - luật căn bản của thời Tam Kỳ.

3. Ý nghĩa Lễ Khai Minh Đại Đạo là mở ra con đường sáng dẫn nhơn sanh đi từ thời Hạ Nguơn tiến đến Thượng Nguơn. Giai đoạn này là thời kỳ Thiên Thủy tụng loạn lạc đao binh đồng thời phải dự thi vượt những khảo thí của tà ma thử thách. Muốn được vậy người tín hữu phải luôn giữ vững đức tin nơi Thầy và Đại Đạo, nghiêm túc tuân thủ pháp môn Đại Đạo.

4. Sự kiện Thiên phong các Giáo Sư và Giáo Hữu với lời dạy của Thầy “buộc học Thánh Ngôn rồi mới đi phổ cáo” nhắc nhở chư chức sắc phải nhớ đến trách nhiệm học hỏi và giáo hóa nhân sanh.

Dắt nhơn sanh lên đời Thánh Đức,
Đưa nước nhà đến bực văn minh;
Ngàn năm một thuở thanh bình,
Trời Nghiêu, đất Thuấn vãn sinh cộng đồng
.”
 

dong tam

New member
MỘT QUAN ĐIỂM DUNG HÒA VỀ
TIẾN TRÌNH “KHAI ĐẠO” NĂM BÍNH DẦN


Nhìn tổng quát, chúng ta nên dùng cụm từ “Thời Kỳ Khai Nguyên Lập Đạo” như lời Thánh giáo của Đức Đông Phương Chưởng Quản mà thay cho cụm từ “thời kỳ tiềm ẩn của Cao Đài giáo” khi nói về giai đoạn ban sơ từ năm 1920 đến cuối năm 1926: từ những bước chuẩn bị ban đầu cho đến khi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được lập thành và ra mắt công chúng.

Ngô Văn Chiêu đã kiến nhận và tiếp lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn. Nói về lý số Thiên Nhãn là con số 1, tượng trưng cho Ngôi Thái Cực. Kế đến lập thành lưỡng nghi nơi Vĩnh Nguyên Tự, đó là Nhựt Nguyệt Âm Dương. Từ Thái Cực biến Lưỡng Nghi trở thành cái Pháp sanh hóa muôn loài vạn vật mà cái Pháp ấy Hộ Pháp đã tượng trưng.
Chí Tôn Thượng Đế đã chọn ngày an vị khánh thành sắp tới đây để các sứ đồ con cái của Ngài ôn nhớ lại kỷ niệm thời kỳ Khai Nguyên Lập Đạo
.”

Khai Nguyên là chữ Hán. Còn Lập Đạo là chữ Việt. Trong từ Khai Nguyên, chữ Khai mang nghĩa là mở ra còn chữ Nguyên theo Dịch học thì có nghĩa là "đầu" là "lớn" là cái gốc.

Thời kỳ Khai Nguyên: là thời kỳ ban đầu chứa đựng những yếu tố căn bản để hình thành nên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Từ mầm Đạo khởi phát tiến đến giai đoạn tôn giáo hình tướng hiện hữu trước nhơn sanh.

Thời kỳ ân xá, Đại Đạo khai minh tại miền nam đất Việt, thì Tiên Huynh là người được chọn để khởi mầm tiếp nhận Thiên Nhãn, đồng thời Đức Chí Tôn cũng chọn một số người để phóng phát cái trung điểm của kiền khôn vũ trụ vạn vật ra mọi hướng để thành một Đại Đạo cứu thế. Sự bắt đầu từ chỗ khởi điểm tới Khai Minh để hình thành một Thánh thể, một thực tướng phổ độ nhơn sanh.”

Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu khi soạn Đạo Sử có viết ở đoạn nói về sự kiện Lễ Vọng Thiên Cầu Đạo (mùng 1 tháng 11 Ất Sửu - 1925) như sau:

Ngày Vọng Thiên cầu Đạo là sắp vô đề mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.”

Vào Noel 1925 Đức Cao Đài Tiên Ông bắt đầu chính thức xưng danh đầy đủ “Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phương”. Trong đàn hôm đó, Ngài đã nhắn với chư vị bên nhóm Công Truyền:

Giờ ngày gần đến, đợi lịnh.(…) Bấy lâu Thầy vẫn tá danh AĂÂ là để cốt dìu dắt các con vào đường đạo đức hầu chẳng bao lâu đây các con phải ra giúp Thầy Khai Đạo”.

Như thế ở thời điểm Noel 1925, theo lời Đức Chí Tôn thì sắp tới đây Thầy sẽ Khai Đạo. Vậy thời điểm đó là lúc nào?
 

dong tam

New member
Một số tài liệu còn lưu lại của chư vị Tiền Khai như Lê Văn Trung, Nguyễn Trung Hậu, v.v… đều khẳng định đó là giao thừa Tết năm Bính Dần 1926, thời điểm danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xuất hiện qua cơ bút Cao Đài.

Tuy nhiên, thực tế trong một thời gian dài, chúng ta thấy danh từ Khai Đạo lại được Ơn Trên cũng như các Hội Thánh Cao Đài thường dùng chung cho cả ba trường hợp lịch sử của năm Bính Dần mỗi khi đề cập đến các sự kiện lịch sử trọng đại này!. Vậy chúng ta nên dùng từ Khai Đạo để chỉ chuổi tiến trình hình thành Cao Đài giáo bắt đầu từ mầm khởi phát đến thực tướng hữu hình để ra mắt nhơn loài.

Năm Bính Dần - 1926, có ba sự kiện lịch sử trọng đại liên quan trực tiếp đến tiến trình hình thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm các việc: thành lập, đăng ký hoạt động và công khai ra mắt tổ chức của Đạo trước nhơn sanh.

Để giúp bỗn đạo và nhơn sanh hiểu đúng ý nghĩa của mỗi sự kiện, không bị nhầm lẫn, chúng ta cũng nên dùng từ theo cách Ơn trên đã dạy qua các Thánh giáo.

Tên gọi của 3 sự kiện lần lượt là: - Lập Đạo - Khai Tịch Đạo và Khai Minh Đại Đạo.

Tiến trình Khai Đạo đã diễn ra theo Thiên cơ y như Dịch Lý.
 

dong tam

New member
I. TIẾN TRÌNH THEO LÝ SỐ ĐẠO HỌC

Theo như lý luận về thứ tự Đạo số mà Đức Đông Phương Chưởng quản đã sử dụng để giải thích về diễn trình buổi đầu hình thành nền tổ chức Tam Đài của Đại Đạo, chúng ta thấy tiến trình Khai Đạo cũng đã diễn ra như thế.

1. Số 1
Sự kiện Thầy “lập Đạo”, thời điểm danh từ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bắt đầu xuất hiện trong Thánh Ngôn, thuộc về số 1: “giờ Tý ngày mùng 1 tháng giêng”.

Cái mầm mạnh mẽ đâm chồi mới là điều đáng kể.”

2. Số 2
Khai Tịch Đạo, thuộc về số 2, thể hiện qua hai việc:
▪ đêm 23/8 Bính Dần, quý tiền bối làm dự thảo văn kiện Khai Tịch Đạo.
▪ và ngày mùng 1/9 Bính Dần, nhóm đại diện đến gặp nhà cầm quyền khai báo sự hiện hữu và hoạt động tôn giáo của mình để được “văn kiện thế gian đã ghi nhận.”
Tôn giáo và chánh quyền đã liên hệ với nhau đúng pháp lý.

3. Số 3
▪ Khai Minh Đại Đạo – “Hội Tam giáo lập Luật” , thuộc về số 3 theo thứ tự của sự kiện từ trên xuống dưới.
▪ Số 3 này được thể hiện qua 3 yếu tố căn bản: - địa điểm - tổ chức nhân sự và nền tảng luật pháp Đại Đạo.
Ba điều này được thể hiện qua các việc: khánh thành Thánh Thất đầu tiên, - ra mắt Hội Thánh Cao Đài và tiếp nhận Pháp Chánh Truyền cùng soạn thảo Tân Luật.

▪ Số 3 này còn được thể hiện qua 3 tháng hội lễ Khai Minh Đại Đạo.
Nhìn chung lại, cả ba sự kiện trọng đại của lịch sử hình thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã diễn tiến đúng với trình tự Tam Nguơn trong năm Bính Dần:

▪ Lập Đạo vào Thượng Nguơn.
▪ Khai Tịch Đạo vào Trung Nguơn.
▪ và Khai Minh Đại Đạo vào Hạ Nguơn.
 

dong tam

New member
II. TIẾN TRÌNH THEO THẾ TAM TÀI

Sau khi đã vận chuyển cho 2 nhóm: phò loan vô vi (Ngài Ngô Minh Chiêu là đại diện) và nhóm phổ độ (quý Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang là đại diện) tiếp xúc và hợp tác với nhau vào tháng chạp Ất Sửu (đầu năm 1926), âm dương đã phối hợp. Đức Cao Đài Giáo Chủ đã phát khởi lệnh thành lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Với góc nhìn theo Dịch học, chúng ta thấy chuỗi tiến trình này của Thiên cơ cũng đã diễn đúng theo thứ tự mô hình của Tam Tài: Thiên – Nhơn – Địa.

1. Về phần Thiên

Sự kiện Đức Chí Tôn Lập Đạo vào đêm giao thừa Bính Dần hoàn toàn là phần của Trời. Đấng Tạo Hóa Thái Cực hay Cao Đài Giáo Chủ đã tuyên bố lệnh khởi phát.

Mầm mống Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được chánh thức tượng hình sau khi hai nhóm Tâm truyền và Công truyền hợp tác với nhau theo sự vận chuyển của Thầy.

Các con đã hiểu câu "Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhơn sanh ư Dần". Vì lý Trời như thế, nên từ niên Giáp Tý, Thầy chuyển cơ Đạo cho anh con là Ngô Minh Chiêu thọ chơn truyền của Thầy trước. Đến Ất Sửu, Thầy mới tỏa lần lần.
Đến Bính Dần, Thầy mới mở Đạo là ngày sơ nhứt chánh ngoạt, (…) Các con hiểu rõ cơ Trời đã qua như thế
.”

Chữ Đạo nơi đây được hiểu là tôn giáo Cao Đài với tên chánh thức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Một thực tướng đã được Trời cho nảy mầm. Buổi đầu ban sơ ấy số tín hữu Cao Đài rất ít độ chừng vài chục, nhưng thường được cho rằng có 12 môn đệ tiêu biểu. Sau đó, từ tháng giêng cho đến cuối tháng 8 Bính Dần, những vấn đề căn bản để hình thành một tôn giáo như cách thờ phượng, cách bái lạy, các giáo phẩm, phương thức tu hành, v.v… cùng nội dung ý nghĩa của các phần hình tướng này lần lượt được Đức Cao Đài Giáo Chủ hướng dẫn.

Số tín hữu Cao Đài khi đó đã tăng lên mấy trăm vị. Đặc biệt, việc tham dự các buổi cầu cơ có hình thức trang trọng và kín đáo cần thiết để có sự thanh tịnh hầu tiếp xúc với các Đấng Thiêng Liêng để được nhận lời dạy bảo về đạo đức đã thúc đẩy chư vị Tiền Khai về nhu cầu hợp pháp hóa các hoạt động tín ngưỡng của mình theo luật lệ hiện hành. Các Tiền Khai Đại Đạo đã xin Thầy cho phép chư vị thực hiện thủ tục hành chánh của nhà cầm quyền và đã được Đức Chí Tôn miễn cưởng chấp thuận.
 

dong tam

New member
2. Về phần Nhơn

Đêm 23 tháng 8 Bính Dần, 243 Tiền bối tập họp dưới sự chủ tọa của hai vị Đầu Sư Thượng Trung Nhật và Ngọc Lịch Nguyệt theo lời dạy của Thầy, thảo luận và soạn văn bản Khai Tịch Đạo. Hành động “trí tuệ tập thể” này đã phản ảnh mối tương tác thống nhất tinh thần của các cá nhân trong tập thể đạo ban sơ ấy. Sau đó một danh sách 28 người được Thầy chọn lọc ra từ bảng ký tên tập thể và chỉ đạo ngày đăng ký với chánh quyền.

Mùng 1 tháng 9 Bính Dần, phái đoàn đại diện tập thể đạo đến gặp nhà cầm quyền đương thời, Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol, đăng ký pháp nhân cho nền Tân tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đây là thủ tục pháp lý trong đời sống giữa công dân với chính quyền, đó là một quan hệ dân sự.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, khi ban cho danh từ Khai Tịch Đạo để ghi dấu sự kiện đăng ký hoạt động tôn giáo này theo luật pháp đời quy định, đã nói:

Bần Đạo vâng lịnh Đức Chí Tôn và cũng thay mặt các Tiền Bối quá vãng đến để nói rõ ngày 23 tháng 8 và ngày Rằm tháng 10 (…)
Ngày Hai Mươi Ba tháng Tám là ngày Khai Tịch Đạo trên bình diện pháp lý Thế Đạo.(…) một ngày trước đây đã đi vào lịch sử của văn minh nhơn loại, một chứng nhân của cuộc đời, một xác định của văn kiện thế gian đã ghi nhận
.”

Như vậy sự kiện Khai Tịch Đạo là những hành vi của con người giữa các đạo hữu với nhau để thống nhất ý chí tinh thần hầu đối đải với người đại diện chánh quyền. Đây là một mắc xích cần thiết không thể thiếu của tiến trình Khai Đạo, vì “hữu hình mới phục vụ hữu hình”, để hợp pháp sinh hoạt tôn giáo đúng theo luật định đương thời.

Liền sau khi đã thực hiện bước đi về thủ tục hành chánh pháp lý bên đời, để thuận tiện cho việc tiến hành phổ độ chư vị tiền bối đã cho in một tập mỏng giới thiệu những nét căn bản của nền Tân tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh. Nơi trang cuối của tài liệu này có thông tin sự kiện đã hợp thức hóa hoạt động theo luật định.
Một tháng phổ độ nhơn sanh từ mùng 10 tháng 9 cho đến mùng 10 tháng 10 Bính Dần đã được chư vị tích cực thực hiện ở Lục tỉnh Nam Kỳ và một số tỉnh miền Đông Nam bộ.

Mỗi đêm có hàng chục đến hàng trăm người xin nhập môn cầu đạo khi được tham dự đàn cơ và được Đức Chí Tôn ban ân.

Kết quả chỉ trong một tháng mà số tín hữu Cao Đài đã tăng vọt lên được mấy ngàn người làm nền tảng quần chúng, tiến đến việc khai trương công khai ra mắt trụ sở cùng Hội Thánh để thực hiện công cuộc phổ độ chúng sanh.
 

dong tam

New member
THÁNH NGÔN 90 năm, GIAO THỪA ĐINH MÃO 1927

"Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương

Các con... Mừng các con.
Trung, Cư, Tắc; mấy con nhớ đêm nay năm rồi thế nào, còn nay ra thể nào chăng?... ... ...

Thầy lập Đạo năm rồi ngày nầy, thì môn-đệ của Thầy chỉ có 12 đứa, mà bốn đứa đã vào nơi tay Chúa Quỉ, chỉ còn lại tám. Trong tám đứa còn lại thì còn một đôi đứa biếng nhác mà không hành Đạo, Thầy hỏi nếu chẳng phải quyền hành Thầy, dầu cho một vị Phật thiệt lớn giáng thế đi nữa, cũng chưa có phương chi mà độ hơn bốn muôn sanh linh, nhờ tay có 6 đứa môn đệ trong một năm cho đặng bao giờ.

Thầy vui mừng, Thầy khen tặng hết cả bốn muôn Môn đệ của Thầy. Thơ con đã ngoan Đạo, mà sự ngoan Đạo của con đó còn độ lắm kẻ. Thầy khen con.
"

NHỮNG AI vẫn giữ quan điểm: Thầy khai Đạo vào Rằm tháng 10 Bính Dần, phải xem lại sự thành tâm học hỏi Thánh ngôn, Thánh giáo của mình!

(THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN 01)
 

dong tam

New member
- Đêm 14 rạng Rằm tháng Giêng Đinh Mão (1927), Hội Thánh trình dâng Tân Luật lần thứ ba lên Ơn Trên.

- Rằm tháng Giêng Đinh Mão, lần đầu tiên Đức Chí Tôn ban chức sắc cho chư vị nữ phái gồm: 02 Phối Sư (Lâm Hương Thanh và Đạo Minh cô 6 Minh Đường); 08 Giáo Sư; 28 Giáo Hữu; 56 Lễ Sanh.
 

dong tam

New member
[MEDIA]LƯỢC SỬ PHÁP CHÁNH TRUYỀN[/MEDIA]

Hiện nay, phần đông tín hữu Cao Đài thường nói “Tân Luật - Pháp Chánh Truyền”! Trong thực tế chúng ta cũng thấy sách đạo với tựa đề rõ cũng như thế!

Nhưng với những ai có hiểu biết sơ qua về 3 tháng “Lễ Thánh thất – Đại hội Tam giáo lập Luật” đều biết là chư vị Tiền bối thời Khai Đạo đã soạn nên Tân Luật căn cứ vào Pháp Chánh Truyền và Thánh Ngôn đã được Đức Chí Tôn ban cho. Thật ra theo diễn tiến lịch sử, Pháp Chánh Truyền vừa nhận được khi đó vẫn chưa phải là văn bản luật hoàn chỉnh.

Tuy được học vài lần về mảng đề tài này nhưng bản thân chúng tôi cũng đã từng có những hiểu biết chưa đúng về nhiều điểm liên quan! Vì trong quá trình được tiếp nhận thông tin hầu như các giảng viên chỉ đặt nặng, chú trọng về nội dung nhiều hơn về lịch sử.

Thiển nghĩ qua kinh nghiệm lầm tưởng của bản thân, còn nhiều đạo hữu chúng ta cũng ở hoàn cảnh tương tợ nên chúng tôi xin được góp phần tìm hiểu thêm về khía cạnh lịch sử của vấn đề này.
 

dong tam

New member
I. PHÁP CHÁNH TRUYỀN:

- Được đọc Thánh Ngôn chép tay của chư vị Tiền Khai, đúng là danh từ Tân Luật đã sớm hiện diện trước khi xuất hiện danh từ Pháp Chánh Truyền.

Ngay từ khi phong cho hòa thượng Như Nhãn là “Quản Pháp Thiền Sư Thích Đạo Chuyển Luật Lịnh Diêu Đạo Sĩ” Đức Chí Tôn đã nói đến phần nhiệm vụ soạn Tân Luật:

Con phải biết, Thầy ngày nay trông công con mà lập thành Tân Luật Thích giáo. Con phải đại tịnh kể từ tháng 9 cho tới Rằm tháng 10, Thầy không muốn cho con lo lắng điều gì khác hơn là xét xem kinh điển lại.(…). Con phải xem xét hết lại mà lập Tân Luật.(…)

Rằm tháng 10 nầy, Thầy xin con hội cả chư Hòa Thượng tại Thánh Thất đây chung lo lập Tân Luật
”.

Qua Thánh Ngôn, chúng ta thấy danh từ Tân Luật bắt đầu xuất hiện trong đàn cơ cuối tháng 7 Bính Dần. Còn với danh từ Pháp Chánh Truyền bắt đầu được đề cập đến trong Thánh Ngôn của Thầy từ khi nào?

- Lúc ban đầu trong đàn ngày 12-10 Bính Dần, khi dạy việc Lễ chuẩn bị cho Lễ lần đầu tiên ra mắt Hội Thánh, tên gọi được Đức Chí Tôn dùng là Phật Truyền Chánh Pháp.

Thầy dặn: Hành lễ rồi thì phải biểu Lễ sanh xướng: “Thiên phong phò loan” đặng Thầy lập Phật Truyền Chánh Pháp.

Cư, Tắc phải để Thiên phục vậy mà phò cơ nghe
”.

Đêm sau Thầy mới đổi lại là Pháp Chánh Truyền.

Vào lập vị hành Ðại Lễ như buổi Vĩnh Nguyên Tự nghe Lịch à... là đã hết một đêm đầu rồi.
Kế đêm sau, thì là đêm Thiên Phong cho cả chư môn đệ và là đêm các con phải thành tâm trai giới cho Thầy lập Pháp Chánh Truyền
”.

Như vậy, danh từ Pháp Chánh Truyền bắt đầu xuất hiện sau danh từ Tân Luật khoảng 2 tháng rưỡi.
Ngày nay khi đọc văn bản Pháp Chánh Truyền hoàn chỉnh, nhiều đạo hữu Cao Đài như chúng tôi đã từng lầm tưởng, đêm Rằm rạng 16 lịch sử ấy toàn bộ Pháp Chánh Truyền gồm cả hai phần Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài đã được Thầy ban. Thật ra không phải thế!
 

dong tam

New member
1. Lập Pháp Chánh Truyền (Cửu Trùng Đài).

Có đọc kỹ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển hầu như mọi người đều biết Pháp Chánh Truyền Nam phái đã được Thầy ban cho trước tiên, gần ba tháng sau phần Pháp Chánh Truyền Nữ phái mới được Đức Lý Giáo Tông ban tiếp.

Nhưng theo diễn tiến lịch sử, thật ra lúc khởi đầu chưa hề có danh từ Cửu Trùng Đài, Đức Chí Tôn chỉ mới dạy “Lập Pháp” về tổ chức điều hành chung cho cả nam và nữ.

1.1. Trong đêm thứ hai của đại lễ, Rằm rạng 16 tháng 10 Bính Dần, Thầy giáng đàn chỉ mới ban Pháp Chánh Truyền từ phẩm Giáo Tông cho đến Lễ Sanh. (gồm 7 bậc).

Chư Minh Lý có mặt ha. Thầy mầng các con.

Chư môn đệ nghe Thầy lập Pháp:
Giáo Tông nghĩa là anh cả các con
,...”

Khởi đầu ở thời điểm ấy, theo truyền thống của các cựu giáo, các chức phẩm đều giao hết cho bên nam phái chịu trách nhiệm. Chưa có phân biệt rạch ròi phần trách nhiệm của nam và nữ trong Nền Tổ chức Đại Đạo.

1.2. Qua đêm thứ ba, Thầy ban tiếp Pháp Chánh Truyền phần Công Cử Chức Sắc.

1.3. Vào trung tuần tháng giêng Đinh Mão 1927, khi quá trình bàn thảo trình dâng Tân Luật lên Đức Lý Giáo Tông bước vào giai đoạn cuối, ngày 11 tháng giêng Đức Lý Giáo Tông mới dạy thêm về phần tổ chức cho phái nữ:

Thái Bạch...
Hội Thánh nghe Lão ban sắc phục cho nữ phái nghe và từ đây xem sắc phục ấy mà hành lễ theo đẳng cấp.

Nữ phái phải tùng Đầu Sư nữ phái, song tùng quyền của Giáo Tông và Chưởng Pháp (...)
Lễ Sanh Nữ Phái mặc như Giáo Hữu,...

Lâm Hương Thanh hiền muội phải viết thơ mời đủ mặt ngày rằm nầy, Thầy đến phong chức lập thành nữ phái nghe em
”.

1.4. Danh từ Cửu Trùng Đài bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào trong Thánh Ngôn, đây là việc cần tiếp tục tìm kiếm!

Khi chỉ dạy mô hình xây cất Thánh Thất tạm ngày 28-02-1927, Đức Lý Đại Tiên chỉ dùng các từ

Bát Quái Đài..., Hiệp Thiên Đài..., Chánh điện...” chưa xuất hiện danh từ Cừu Trùng Đài!

Tạm thời cho đến nay (2017) chỉ tìm được; lần đầu tiên cụm từ Cửu Trùng Đài xuất hiện trong Thánh Ngôn ngày 04-5-1928 (Rằm tháng 3 Mậu Thìn):

Thầy phán lịnh cho Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài phải hiệp, nghe à”.

Vì các chức phẩm được Đức Chí Tôn qui định lúc đầu chỉ có 7 bậc từ Giáo Tông cho đến Lễ Sanh mà thôi. Kế tiếp, khi Đức Lý dạy về nữ phái cũng chỉ nói từ phẩm Đầu Sư đến Lễ Sanh. Như thế, lúc đầu Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông dạy phẩm phải qua vị trí Lễ Sanh rồi sau đó mới có thể lên Giáo Hữu. Lời Đức Chí Tôn đã dạy:

“… Như vào đặng hàng Lễ Sanh, mới mong bước qua hàng chức sắc. Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng, mới đi khỏi ngã ấy mà thôi... nghe à! . . . Chư Môn đệ tuân mạng!”.

- Ngày 11-02-1927 (10 tháng Giêng Đinh Mão), Đức Lý dạy về tổ chức hành chánh nơi Thánh thất:

Còn phần Trị Sự thì ý của Thầy muốn mỗi chỗ ít nữa là 4 người, còn Bần Đạo còn muốn cho rộng hơn nữa... sau Bần Đạo phong cho làm Phó Đầu Họ... Hiền hữu Hóa, cắt nghĩa mỗi Họ cho chúng sanh và đạo hữu nghe...

- Ngày 18-01 Đinh Mão (19-02-1927), Đức Lý Thái Bạch dạy tiếp:

“… Còn sổ bộ của tín đồ, phải làm cho hoàn toàn. Các nơi phong thêm Ban Trị Sự và Chức việc Hương đạo đặng tiện lo cho chư môn đệ của Thầy…”

Phải đến gần bốn năm sau, mới chánh thức bổ sung thêm cấp Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự trong Đạo Nghị Thứ Ba được Đức Lý Giáo Tông cùng Ngài Hộ Pháp ban hành vào đầu tháng 10 Canh Ngọ (1930). Sau này, Đức Lý có nhắc:

Hộ Pháp... Bởi chúng ta muốn nền Đạo đủ Thiên đạo và Thế đạo, nên Lão xin cùng hiền hữu, buổi nọ lập nên Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự, rồi lại đem phẩm Lễ Sanh vào hàng Chức sắc làm đầu nhơn sanh trong Quyền Vạn Linh đã lập”.
 

dong tam

New member
2. Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài

- Ngày 12 tháng giêng Đinh Mão (13 Février 1927), Đức Chí Tôn ban tiếp phần Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài.

Thật ra, danh từ Hiệp Thiên Đài đã bắt đầu xuất hiện từ khi Thầy ban Pháp Chánh Truyền trong lời dạy về Chưởng Pháp. Trong Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, Đức Chí Tôn chỉ qui định cơ cấu tổ chức đến Thập nhị Thời quân mà thôi.

Đặc biệt, Thầy không có định việc công cử các chức phẩm Hiệp Thiên Đài.

- Pháp Chánh Truyền chú giải đã được Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hoàn tất phần nội dung vào cuối tháng 3-1931 và in ấn, ban hành ngay sau đó. Xin nói thêm một điểm đặc biệt: Trong phần Chú giải Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài có đề cập đến một hệ thống Chức sắc khác bên cạnh Pháp Chánh Truyền, đó là Thập Nhị Bảo Quân. Thập Nhị Bảo Quân đối phẩm Phối Sư, được xem như là Hàn Lâm Viện của Đạo.

Châu tri số 11 của Tòa Thánh do Ngài Thượng Trung Nhựt ký ngày Rằm tháng 2 Tân Mùi (02-4-1931) có đoạn: “Ngày nay, Đại Đạo lại ban hành Pháp Chánh Truyền chú giải,....”

- Năm Nhâm Thân (1932), Ngài Hộ Pháp cùng chư vị Thập Nhị Thời Quân, có sự hợp tác của một số chức sắc cao cấp Cửu Trùng Đài đã lập thành “Hiến Pháp và Nội Luật Hiệp Thiên Đài”.

Sau một thời gian cân nhắc, ngày 04-12-1932, Ngài Hộ Pháp đã ký văn thơ (không số) gởi đến chư Chức sắc Hiệp Thiên Đài.

- Ngày 16-02 Ất Hợi (20-3-1935), Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng dạy tại Tòa Thánh:

Cười… Phẩm trật rắc rối khó nói rõ, nhưng chia ba: Pháp, Đạo, Thế; thì theo sự hiểu biết của Bần Đạo như vầy:

Sĩ Tải là Secrétaire archiviste
Lên phẩm Truyền Trạng là Greffier
Rồi lên phẩm Thừa Sử là Commissaire de la Justice
Phẩm Giám Đạo là Inspecteur
Lên phẩm Cải Trạng là Avocat
Lên phẩm Chưởng Ấn là Chancelier

Lên phẩm ấy rồi tùy phái lên đại vị Hiệp Thiên Đài, nhưng phải biết rằng: Chưởng Ấn lên đại vị Tiếp Dẫn Đạo Nhơn mà đắc phong phổ thông đặng một nước nào rồi mới vào Chánh vị
”.

- Ngày 23-5 Bính Tý (11-7-1936), Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc ban hành sắc lịnh số 34: “Tuyển chọn hạng Luật Sự (agent judiciaire) trong chức việc nam nữ”. Đối tượng dự tuyển là Chánh Trị Sự nam nữ, Thông Sự nam nữ và tín đồ nam nữ. Từ phẩm Luật Sự mới lên Sĩ Tải.

Như vậy, từ đầu năm Ất Hợi (1935) đến giữa năm Bính Tý (1936), Hiệp Thiên Đài có thêm hàng chức sắc “trung cấp” trợ thủ cho chư vị Thập Nhị Thời Quân và Thập Nhị Bảo Quân.

Nhưng thật ra mầm mống của hàng trung cấp này đã xuất hiện hồi đầu năm 1927 khi ban chức phẫm độ dẫn người Khmer vào ngày 26-02-1927 (25 tháng Giêng Đinh Mão), Đức Lý dạy:

Hóa Cao miên, Hóa nghe Lão.
Hiền hữu vốn là người Nam thì nên mừng cho Chơn Đạo khai tại Nam. Lão ban cho hiền hữu một quyền riêng là Tiếp Dẫn Đạo Nhơn chánh sắc Thiên phong, chức ấy cầm quyền độ rỗi những nguyên nhân Thổ. Khá tuân mạng, mặc như Thái Chưởng Pháp
”.
 

dong tam

New member
II. KẾT LUẬN

1 - Lịch sử Lập Pháp Tam Kỳ.

Gắn liền với 3 tháng “hội Tam giáo lập Luật”. Khởi đầu với Pháp Chánh Truyền được Thiên ban, kết thúc với việc bổ sung Pháp Chánh và trình dâng lần thứ ba Tân Luật hoàn chỉnh. Vậy chúng ta nên tập thói quen nói đúng thứ tự ra đời của hai văn bản luật căn bản này của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: Pháp Chánh Truyền và Tân Luật.

Pháp Chánh Truyền là nền tảng để chư vị Tiền Khai Đại Thiên phong dựa vào soạn nên phần Đạo Pháp trong Tân Luật.

2 – Lịch sử Pháp Chánh Truyền.

- Phần lớn nội dung của Pháp Chánh Truyền (Cửu Trùng Đài) và Hiệp Thiên Đài lần lượt đã được Đức Chí Tôn ban cho vào thời gian đầu và thời gian cuối của 3 tháng “Lễ Thánh Thất – Đại hội Tam Giáo lập Luật”. Cũng có phần đóng góp của Đức Lý Giáo Tông, đặc biệt là phần Pháp Chánh Truyền về Cửu Trùng Đài Nữ phái.

Lúc đầu phần Lập Pháp vẫn chưa hoàn chỉnh, mới chỉ có 7 bậc, chưa có phẩm Chức Việc (Chánh Trị sư, Phó Trị Sự và Thông Sự).

Thật ra trong các đàn cơ trong năm 1927, những danh từ “Chánh, Phó trị sự” đã có được nhắc đến. Thí dụ:

▪ “… Còn sổ bộ của tín đồ, phải làm cho hoàn toàn. Các nơi phong thêm Ban Trị Sự và Chức việc Hương đạo đặng tiện lo cho chư môn đệ của Thầy…”.
▪ “Trung bạch, về việc Trị Sự và phái viên”.
▪ “Trung bạch: Hội chư Thánh đặng lập Bàn Trị Sự”.
▪ “Vì muốn tránh việc bất bình cho chư đạo hữu về việc tuyển cử phái viên nên Thầy định hủy chức ấy, duy để lại Chánh, Phó Trị Sự, còn mấy người đắc cử phái viên rồi Thầy sẽ phong Thánh”.

Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, chúng ta không tìm thấy cụm danh từ “Cửu Trùng Đài”! Còn trong Thánh Ngôn sưu tập, cụm từ này xuất hiện vào ngày 13 tháng Chạp Đinh Mão (05-01-1928) ở Kim Biên do Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn sử dụng.

Như thế trong những năm đầu, nền tổ chức đạo Cao Đài chưa hoàn chỉnh. Các phẩm chức việc còn đang trong quá trình thử nghiệm vào thực tế hành đạo ở các Họ Đạo địa phương. Sau bốn năm thực nghiệm, đến đầu tháng 10 năm Canh Ngọ (1930) qua Đạo Nghị Định số 3 của Đức Lý Giáo Tông và Hộ Pháp Phạm Công Tắc mới bổ sung hoàn chỉnh hệ thống 9 bậc của Cửu Trùng Đài. Từ đây Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài mới hoàn chỉnh như văn bản hiện hành và cơ cấu Tam đài của Thánh thể Đức Chí Tôn (Tòa Thánh, Thánh Thất, Hội Thánh,...) mới được hoàn chỉnh.
 
Sửa lần cuối:

Trung ngôn

Active member
Kính huynh dongtam,
Huynh có thể cho biết thêm là tại sao Thầy không lập ngay Pháp chánh truyền Cửu trùng đài ngay sau khi Khai Minh Đại Đạo - Rằng tháng 10 Bính Dần, 1926?
Có phải việc này:
1. Để cho Hội Thánh cùng lập để thể hiện tinh thần "Thiên nhân hiệp nhất", một trong những tin thần vô tiền khoáng hậu của Đại Đạo tam Kỳ Phổ Độ; Thiêng liêng không lạm quyền ?
2. Nhân sự chưa có [các nguyên nhân lạc lối đâu đó] nên phải chờ cho đủ thì Tòa Tam giáo mới chuẩn y, việc lập mới thành?
Kính.
 

dong tam

New member
[Trung ngôn, có thể vì một trong những lý do đạo lý sau]

- Có khi nào, chúng ta thắc mắc vì sao Đức Chí Tôn chỉ ban chức sắc từ phẩm Lễ Sanh trở lên gồm 7 bậc?

Trong Kinh Dịch phần Hạ Kinh, Đức Khổng Thánh có dạy 9 quẻ tối cần cho những người muốn “tiến đức tu nghiệp” bắt đầu từ quẻ Lý. Sau nầy, Đức Thánh Trần giải thích thêm:

Lý đức chi Cơ”, ... nghĩa là: lấy lễ nghi, Đạo lý làm nền, cho công phu tiến đức. Lễ nghi khuôn phép đã có nền, ví như ta làm nhà phải xây nền móng trước vậy. Nền đó là lễ phép.”

Nền căn bản này tạo lập nên quyền pháp đạo luật, Đức Lý Giáo Tông có dạy:

Quyền pháp là , là , là phương định đưa tuyệt đối vào sở vật tương đối, chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt.”

Cũng vì thế, chỉ từ phẩm Lễ Sanh (chuẩn Chức sắc) trở lên mới được dự phần vào ba phái Thái, Thượng, Ngọc và

Như vào đặng hàng Lễ Sanh, mới mong bước qua hàng chức sắc. Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng, mới đi khỏi ngã ấy mà thôi... nghe à! . . . Chư môn đệ tuân mạng!”.

Do đó, sau này vì lý do nào đó (sức khỏe, tuổi tác,...) mà không thể trực tiếp thực thi hành chánh đạo nhưng hạnh đức công quả sâu dày nhiều năm, chỉ từ phẩm Lễ Sanh trở lên mới có việc được hàm phong mà thôi. Khi đó, hàng Lễ Sanh mới được dự phần vào các tiêu chuẩn như (được có “Tịch đạo” theo phái, được sử dụng đạo phục Trường Y, ...). Đây là vinh dự cho những ai đã nổ lực, trì chí tu tập rèn luyện được hạnh đức sâu dày.

Hàng Chức việc “Trị sự” không hề có các tiêu chuẩn này cũng như không có thủ tục hàm phong cho cấp bậc Chánh, Phó trị sự,...!

- Trong thực tế hiện nay, hầu như các Hội Thánh trong Đại Đạo đều cơ cấu nhân sự Hiệp Thiên Đài theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải, có thêm: Thập Nhị Bảo Quân (Bảo Học Quân, Bảo Sanh Quân, Bảo Y Quân…) và các cấp do Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đã thêm vào để đáp ứng nhu cầu đạo sư như:... Giám Đạo, Thừa Sử, Truyền Trạng… cho đến Luật Sự.

- Cần lưu ý trong Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài không có phần qui định về “Công cử” như Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài. Trên nguyên tắc, Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài không có nữ phái tham gia.

ĐẠT TƯỜNG
 

Facebook Comment

Top