Sự thật về linh hồn

1234

Active member
Kính huynh luutunha .

Nếu vì qua một lời nói , mà con người dễ dàng ngộ ra điều gì đó ! thì thiên hạ đã trở nên .... thái bình , Chồng đã dạy nên vợ , Cha đã ... dạy nên con ! hết cả rồi phải không huynh ? Cái mà chúng ta nghe được đa phần không phải là nghe bằng cái "Hồn" mà là nghe bằng cái Nhĩ căn đang nằm trong một cái "Xác thúi" này .... mà thôi ! Do hai cái nghe rất ư là ... khác nhau ! Một cái nghe của những bậc chứng ngộ là bằng cái nghe khác , bằng một thứ "vô âm" nhưng lại có đủ lời , lý , nghĩa .... Còn cái nghe của phàm phu là do nghe có âm tiếng mới được gọi là nghe , mà đa phần là cái nghe này rất hạn hẹp , trói buộc trong câu từ .... thanh tao , thô thiển , hay , dở , cao , thấp ... gì gì đó của thế gian .

Do một cái nghe của phần "Xác" không đồng với cái nghe của phần "Hồn" nên không trách chi , và rất dễ hiểu và cảm thông cho những vị đã ... bỏ đi trong câu chuyện trên mà huynh vừa nhắc kể phần trên.

"Hồn" thì luôn hiện hữu ra đó ! nhưng "Hồn" có cái nhu cầu nghe rất khác cái của "Xác thúi" nghe . Do cái "xác thúi" thích lăng xăng , lanh chanh , lách chách tiếm đoạt , dành hết cái "Nghe" những gì thuộc về phần "Xác" nghe , nó lấn át cái nhu cầu nghe của "Hồn" . nên chi nó chỉ loanh quanh ,lẩn quẩn nghe được những âm thinh , sắc tướng giả tạm trong cõi trược được mà thôi ! còn những thứ thuộc về Vi Diệu Âm thì .... "Hồn" mãi đứng đó để đợi được nghe thì hoàn toàn không có .... cơ hội ! nhưng chỉ mãi là .... xa xăm , vô vọng !

+ Vì phần "Xác" nó luôn chủ quan ! cho rằng nó có đủ khả năng ! ( cái này do "thằng bản ngã" bên trong xui khiển phần Xác ) . Vì thế Xác luôn trong tư thế Chủ Quan cho rằng mình có học vị cao sâu , có kiến văn học thức thâm sâu quảng bác , có phẫm vị , uy tín lớn trong Tôn Giáo , có quá trình tu học , huân tu .... rất lâu ! Có sự nghiên cứu sâu sắc , có sự gần gủi , quen biết với những vị chức sắc có đầy uy tín , tên tuổi trong Tôn Giáo , hay kể cả những bậc đã được thế gian nhìn nhận là bậc Giác Ngộ .

( Xin ai đó nếu có lỡ đọc , xem qua những lời tản mạn ngu muội của đệ ! xin đừng ngộ nhận rằng đệ chối bỏ hay có cái nhìn tiêu cực về những điều nêu trong bài như : Học Vị , Phẫm Vị , Quá trình Huân Tu , Trình độ Nghiên Cứu , Sự quen biết dẫn dắt trợ duyên của những bậc Giác Ngộ hay có Uy Tín trong Tôn Giáo .... đệ nêu qua chỉ cốt yếu muốn nhấn thêm đó là một trong vô số thứ mà phần Xác dễ ... Chủ Quan chấp lầm ! => để như "Vô Tình" Phần Hồn bị lấp liếm trong .... mờ nhạt ! )

+ Do cái "Xác" luôn lăng xăng , lanh chanh , và chộn rộn .... đủ điều như thế ! Anh Cả "Hồn" đứng kề bên Nhăn Mặt than thở :

+ Ui chà ơi ! Nó "Tu" như thế mà nó dám bảo rằng nó "Tu để Giác Ngộ ! để " Giải Thoát" .... Sao mà cao siêu quá vậy !

Và than tiếp rằng : Thoát là "Hồn" thoát chứ "Xác Thúi" nó có thoát được đi đằng nào đâu ! mà ngày này tháng nọ nó tuy rằng mở miệng là nói tu này tu nọ ! pháp môn này , pháp môn kia .... um sùm beng ! rối mù , rối tung cả lên ! mà thật chất nó chỉ lo chăm bẫm , cung phụng , thỏa mãn cho cái bản ngã của đã được sơn phết, che đậy ... rất kỹ càng !dưới dáng vẻ , văn phong , tư tưởng của một người y hệt là bậc chân tu giác ngộ ! ôi đáng tiếc thay cho một cái kiếp tu mà hễ cái gì nghe tới , "Chạm" tới , ai nói tới điều gì đó không thuận tình vừa ý là "Nó" đã trồi sụt , cuộn trào trong sâu xa tâm thức nó nhiều thứ .... thay vì đã được trôi đi xa .... đằng này tâm thức nó cuộn trào lên những thứ "Trầm Tích" của ngàn năm sâu lắng ... ! Hỏi đến bao giờ thì Xác nó bớt lăng xăng , lanh chanh , lách chách ... rèn kỷ , dạy dỗ , rèn lại cái thằng "đầy tớ" bản ngã để nó biết khi nào là việc của "Nó" khi nào là việc của "Chủ Nhân" ( thằng đầy tớ ! nhưng rất cần cho Chủ trong những lúc nào đó )

Để quản lý tốt nó bớt "Lừng" mặt Chủ Nhà ! Chủ Nhân mà nghiêm khắc thì Đầy Tớ sẽ không dám "Láo - Hỗn" mà nó sẽ tự biết vai trò, nhiệm vụ và thân phận của "Nó" ! mà .... nhường "Ghế" , nhường cái nghe , cái thấy, biết và quyền quyết định thật sự cho Chủ Nhân khi những lúc nó nên .... vào nha bếp, hay ra ngoài cửa xem chừng cổng cho Chủ Nhân tiếp khách hay làm việc ! phần này "Nó" không nên xen ngang , nói leo , nói với theo vào câu chuyện , công việc của Chủ Nhân ! Vai trò thứ lớp được định phân rõ ràng ! Chừng khi ấy Tớ Chủ nhà nó đề huề ! ( nhìn vào ai ai cũng khen À ! nhà này Tớ Chủ nó có lớp lang , gia phong có nề nếp , thứ lớp , dưới không Hỗn Trên ! mà trên không Hiếp Dưới ! Tớ Chủ nó thật sự đạt được Hạnh Phúc thế gian khó tầm cầu !. ( Cái nào của Chủ ra Chủ , cái nào phần Tớ ra Tớ ! ) .

+Còn giả như Hành giả không qua sự rèn giũa , tôi luyện kỹ càng ! theo một kỹ thuật nào đó , Thằng "Đầy Tớ" bản ngã không qua sự trui rèn để có một kỷ cuơng , nề niếp thật sự ... phải cần và có ... thì một khi Chủ Nhân vừa đi vắng là "Nó" sẽ nhảy vào "Ghế" và tự khoác lác , mạo nhận "Nó" mới là Chủ Nhân .... "Nó" sẽ dùng cái phàm phu bản ngã vốn có của nó mà đem ra trưng dụng ... Khi Chủ Nhân thật sự về thì nó mới lấm lét ngó quanh mà đi một mạch .... xuống nhà bếp ! khi đó nó làm , nó nói .... những chuyện đã rồi ! để lại một mớ bòng bong cho Chủ Nhân nó ... giải quyết ! Thật sự là nó vô tình làm khó cho Chủ Nhân của nó lắm !

Có lẽ là như thế chăng ? Ôi Hồn và Xác tuy hai mà một , tuy một mà hai , nhưng xác chủ quan trong tất cả các cái chủ quan ! ( trong tưởng nhầm rằng nó rất khiêm tốn ! nhưng thật sự cái bản ngã bên trong nó cuơng liệt , dữ dội lắm ! ) không tôi luyện để bản ngã lấn át phần Hồn , Hồn mãi ngàn năm đứng đợi để được lắng nghe .... tiếng Diệu Âm .

Vài dòng tản mạn cùng huynh luutunha . Kính
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
Nhân dịp các anh đang bàn về LINH HỒN.

Xin cho biết khái niệm căn bản về hồn linh (tiểu linh quang) theo giáo lý Cao Đài.

Đây là hỏi thiệt không có đánh đố gì cả vì tôi thấy đây là một lãnh vực mà người Cao Đài trình bày quan điểm còn khá khác nhau! (ngay ở CQ.Ptgl)
 

luutunha

New member
Kính Huynh dong tam -

Theo luutunha hồn linh trong người mình không đơn giản chỉ là tiểu linh quang. Gọi là tiểu linh quang hay điểm linh quang để thấy rằng ban đầu Thượng Đế ban cho chúng ta chỉ một điểm nhỏ ánh sáng thôi, nhưng khi chúng ta sở hữu được xác thân trần thế thì cái xác nầy có khả năng sinh hóa và nhân cái điểm sáng nầy lên vô lượng điểm sáng nữa. Đây chính là sự kỳ diệu mà tạo hóa đặc ân ban cho con người. Loài thực vật và động vật côn trùng cũng có khả năng nầy nhưng chúng khác ở chỗ chúng chỉ hóa sanh ra hồn giống loài của nó chứ không có cơ chế hóa sanh ra hồn có đẳng cấp cao hơn.

Giáo Lý Đạo Cao Đài khác các đạo khác hiện nay là chủ yếu nhắm vào giải thích cơ chế hóa sanh linh hồn nầy.
Đức Ngô hồi sanh tiền khi giác ngộ đã thấy mọi người tu đều không hiểu cơ chế hóa sanh nầy nên ngài viết trên tường nhà câu:

Nguyên thần hiện xuất sinh hóa - Thử hỏi người tu có biết không ?

Nguyên thần là gì ? Nó hiện xuất ra làm sao ?

Nói chung ai cũng thích xuất hồn, nhưng rốt cuộc xuất hồn như thế nào mới đúng thì không ai rõ. Người ta chỉ mơ hồ nói hồn là một thứ ánh sáng, ai thấy ánh sáng nầy thì biết cách xuất hồn.

Thực sự thì Thầy lập giáo chỉ rõ cho chúng ta thấy hồn là gì và xuất hồn là thế nào.
Thầy lập giáo mượn hình thức bên ngoài chỉ đạo bên trong thân mình.
Hình thức bên ngoài của đạo Cao Đài cơ bản tồn tại có 2 cơ chế: Về phần tu ẩn, chủ yếu tu tại gia, thì xem Đức Ngô là linh hồn của nhóm. Về phần Phổ Độ có nhiều nhánh nhưng chúng ta lấy Tây Ninh làm cơ sở thì mọi người xem ngài Phạm Công Tắc là linh hồn.

Hai ngài Ngô và Phạm là linh hồn bên ngoài , nhưng lại có thể giúp chúng ta dò xét và nhận ra linh hồn trong thân chúng ta.

Đức Ngô gặp đạo từ Phú Quốc tu luyện 3 năm thì vô đất liền - Có hợp tác với các vị phổ độ và cuối cùng thoát xác trên sông Tiền. Phú quốc là chỉ vào cơ quan sinh ra vô số ánh sáng nơi thân người. Cơ quan nầy được xem là ngoài biển. Ngài thấy Thiên nhãn ở đây và không xuất ngoại tại đây mà lại nhập nội. Qua quá trình tu luyện đến cuối cùng ngài thoát xác trên sông Tiền. Đặc biệt ngài có kể lại chuyện ngài xuất thần lên trời và được uống nước ngọt. Đó là hiện tượng xuất hồn lần thứ nhất, và một lần nữa là ngài xuất hồn đi giáng cơ. Vậy người tu nào muốn biết sự xuất hồn chính đáng là thế nào thì phải biết rõ thứ nước ngọt là gì và thế nào là giáng cơ.

Còn nói về Ngài Hộ Pháp thì người Tây Ninh xen ngài là giáo chủ, ngài là Thượng Đế giáng sanh, là Chúa Jesus là Phật Di Đà.. . Vậy chúng ta thử tìm xem trong người chúng ta - nơi nào là có vị Hộ Pháp thì nơi đó có linh hồn.

Nói về xuất ngoại thì Ngài Hộ Pháp có 2 lần xuất ngoại. Dựa trên 2 lần xuất ngoại của ngài chúng ta hiểu được 2 cách xuất hồn của chúng ta. Cách thứ nhất ngài xuất ngoại do Pháp đưa ngài qua Châu Phi - Cách thứ 2 ngài tự âm thầm đi về hướng Tây qua nước láng giềng là Tần quốc. Lần xuất do Pháp đưa đi thì ngài trở về nhưng lần qua Tần Quốc thì không thể trở lại là chết luôn nơi láng giềng.

Lý đạo ở đây rất thú vị :

Thầy nói trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Một giọt máu là một khối chơn linh, nếu các con dâm dục quá độ là sát mạng chúng sanh. Trong Đại Thừa Chơn Giáo thì dạy : Một nhiễu tinh dịch là một khối ánh sáng - là thiên mạng.

Nếu ai biết dụng pháp ( chữ pháp trong Pháp quốc cũng là chữ pháp trong Đạo Pháp ) thì sẽ xuất hồn qua châu khác, nhưng vì theo đời mà chìu theo ý muốn sẽ xuất hồn qua nơi người láng giềng và chết nơi chỗ biển hồ. ( người láng giềng là người kết duyên Tần Tấn và cũng là Tây Cung phi tần của vua. ).
 

DangVo

New member
Nhân dịp các anh đang bàn về LINH HỒN.

Xin cho biết khái niệm căn bản về hồn linh (tiểu linh quang) theo giáo lý Cao Đài.

Đây là hỏi thiệt không có đánh đố gì cả vì tôi thấy đây là một lãnh vực mà người Cao Đài trình bày quan điểm còn khá khác nhau! (ngay ở CQ.Ptgl)

Quyễn Đại Thừa Chơn Giáo đã giải thích, sau đó mỗi người suy luận theo hiểu biết của mình rồi bàn luận, càng bàn luận càng trật lất vì không có thực chứng, những vị Tu có kết quả thì lại im lìm, các vị Cao Đài, Phật Giáo tuy cách hành pháp khác nhau, như kết quả giống nhau 80-90%, nên chẳng có chi mà phải bàn luận, họ đều biết rỏ Linh Hồn là gì? Làm thế nào để có thể hoà nhập Đại Linh Quang, Vô Lượng Quang .

Phật Giáo thì Đức A Di Đà là Vô Lương Quang (Ánh Sáng), Vô Lượng Tho.
Đức Cao Đài là Đại Linh Quang (Ánh Sáng), chúng sanh là Tiểu Linh Quang (Ánh Sáng), Trường Thọ bất tử
Ánh Sáng này tạm gọi là Linh Hồn, Ánh Sáng này không phải là áng sáng mặt trời, rayon X, hồng ngoại tuyến, tia cực tím, tia tử ngoại, . v...v...

Đầu tiên con người chỉ là một tế bào trong bụng Mẹ, khi sanh ra thì có hàng tỷ tế bào , mỗi tế bào đều có sự sống (đều có Ánh Sáng) của nó và liên kết nhau, khi Ánh Sáng ra khỏi thân xác thì tất cả tế bào không còn liên kết và tan rả.
Tại sao ? Tại vì thân xác đó không có còn Ánh Sáng nữa (Ánh Sánh có thể gọi là Đạo, Đại Hồn, Tiểu Hồn, v..v..) /.
Mình Tu chưa tới nên cũng bàn với bà con chơi cho vui .
Còn Huynh Đồng Tâm nghĩ thế nào về Linh Hồn
 

luutunha

New member
Kinh Đại Thừa Chơn Giáo có đoạn dạy:

Trong Thập-Tự các con thờ ngày nay đó lại có đề: 1 - Sổ Dài Xuống:
a) Ở phía trên đề: Huyền-Khung-Cao Thượng-Ðế, Ngọc-Hoàng Ðại-Thiên-Tôn.
b) Ở dưới: Cao-Ðài, - Thái Bạch, - Thổ Thần Tiên Ông, là ý nghĩa gì?
Ở trên thuộc về: Cao-thượng vô-hình, còn ở dưới thuộc về: Hậu-Thiên hữu chất.

Ở dưới thuộc về hậu thiên hữu chất ! Tu luyện mà không để ý chỗ nầy thì thật là thiếu sót lớn. Hồi sanh tiền Đức Ngô muốn nhấn mạnh cho người học đạo để ý đến điểm nầy nên mới nói : Tiên Ông bảo tìm một hình tượng để thờ, Quan Phủ chọn chữ thập, Tiên Ông nói chữ thập cũng được, nhưng đã có đạo dùng rồi ! Ý Đức Ngô muốn cho người sau hiểu rằng Thập Tự Tam Thanh với các chữ ghi trên đó là do Đức Ngô truyền lại cho người sau. Đây chính là bí ẩn đạo pháp mà Đức Ngô đã chứng ngộ chính xác.

Đức Ngô khẳng định cho người học đạo biết rằng CAO ĐÀI TIÊN ÔNG là thể HỮU HÌNH . Đã là hữu hình thì phải cảm nhận một cách rõ ràng cụ thể bằng giác quan của xác thịt. Đây chính là ánh sáng cần phải thấy ngay tại thế gian, nếu chờ đến khi bỏ xác mới biết thì muộn mất rồi ( Thầy dạy trong Thánh ngôn Hiệp tuyển ).
 

dong tam

New member
Trong phần trả lời của 2 anh về "linh hồn", tuy mỗi người một cách nhưng đồng nhứt ở từ QUANG.

Ngài Ngô và Ngài HP Phạm công Tắc khi xuất hồn ra, theo 2 anh là xuất phần nào hay cái gì của con người?
 

DangVo

New member
Trong phần trả lời của 2 anh về "linh hồn", tuy mỗi người một cách nhưng đồng nhứt ở từ QUANG.

Ngài Ngô và Ngài HP Phạm công Tắc khi xuất hồn ra, theo 2 anh là xuất phần nào hay cái gì của con người?

người ta đã trả lời cảm tưởng câu hỏi của huynh dongtam rồi, mà huynh dongtam hổng chịu cho biết cảm tưởng về linh hồn như thế, bây giờ lại hỏi câu khác nữa , chơi khôn quá đi nè... hì hì... :21:
 

1234

Active member
Kính cùng chư Huynh . Vui cùng Chủ Đề !

Linh hồn xuất nhập ra sao ? nó có đặc tính như thế nào ? ánh sáng , năng lượng cảm quang , từ trường ra sao ? và khi nó xuất nhập có cần trong trạng thái nhập tịnh hay không ? thì điều này đệ không ... rõ ! Nhưng có đôi điều rất thú vị về sự giao cảm sóng từ trường ( tần số giao cảm ) thì có lẽ đệ chắc 100% là có thật ( và điều này hẳn nhiên là có sự liên đới mật thiết với chuyện .... linh hồn ) .

+ Có một dạo đệ xem qua một cuốn sách có tựa :Khí Công Chữa bệnh từ xa .

Coi chỉ là để cho biết và chủ đích tham khảo thêm cho biết thôi ! Sau bìa sách có ghi số đt liên hệ của hai tác giả ( đồng tác giả ) một vị thì ở ngoài Bắc là Hoàng Vũ Thăng . còn vị ở trong Nam là Ngô Anh Ba ( nếu đệ nhớ không nhầm ) .

+ Do bản tính vốn có của của con người là sự khám phá , tò mò .... Một hôm đệ đi công chuyện trên đường định bụng sẽ ghé viếng nhà vị tác giả ở trong Nam ( trên đường Tô Hiến Thành Q.10 ) . Nhưng đang lỡ bộ trên đường Lãnh Binh Thăng ( thuộc Q.11 ) . Khi ấy đang ở trên quảng đường Q.11 đệ lấy đt ra gọi để hỏi thăm ( xem có đúng là vị ấy không ? và có cho phép đệ giao tiếp hay không ? ) .

+ Qua điện thoại Allo . Thì vị đó trả lời rằng : Đúng tôi chính là Ngô Anh Ba . ( đồng tác giả cuốn sách ấy ) và hiện đang ở đường Tô Hiến Thành . Và xin hỏi rằng anh đang theo trường phái , hệ phái nào ? ( ý chừng như vị ấy muốn hỏi đệ trước đây đã từng theo học một bộ môn Khí Công nào rồi vậy ! ? )

+ Đệ trả lời rằng : Trước đây tôi không theo một trường phái , hệ phái hay luyện tập theo một bộ môn Khí Công nào cả !

+ Vị ấy hỏi tiếp rằng : Vậy anh đã từng tập luyện môn gì rồi ?

+ Đệ trả lời : Trước đây Tôi chỉ ngồi Công Phu Tịnh Định thôi !

+ Bỗng đầu dây đt bên kia vị ấy "rà" sóng của đệ và qua đt vị ấy nói : Tôi đã "Thấy" ông rồi đó !

( Lúc ấy quả thật đệ bán tính , bán nghi trong đầu làm gì mà chỉ sơ giao mới vài câu qua đt mà vị ấy dám bảo là đã "Thấy" đệ ? ? ? ) . Đệ để vị ấy nói tiếp qua đt : Tôi đã "Thấy" Ông rồi ! và ông cũng "Mạnh" lắm đó nha !

+ Bên đầu dây này đệ thầm phì cười trong bụng không biết vị ấy "Thấy" là thấy ra làm sao ? mà nói mình "Mạnh" là mạnh như thế nào ?

+ Vị ấy nói tiếp : Ông đã "Thấy" gì chưa ? ( Câu hỏi quá ngắn gọn , xúc tích nên trong một thoáng đệ không hiểu rõ câu hỏi cho lắm ! ) .

+Đệ nghĩ là vị ấy hỏi là từ quá trình của đệ trước đây đã từng thấy những gì ... lạ chưa ? đệ Bèn trả lời :

- Thấy thì "Thấy" nhiều điều đã trải qua .

+ Chừng như câu trả lời không nhầm ý của vị ấy hỏi , vị ấy bèn hỏi tiếp : Bây giờ nè ! ông đã "Thấy" cái gì chưa ?

+ Bỗng nhiên đệ .... trả lời : Thấy ! thấy ! thấy .... tôi đã thấy rồi !

( Vì vừa khi ấy đang ở ngoài đường nói chuyện qua điện thoại với vị ấy mà bỗng dưng đầu đệ bắt đầu rần rần tê tê , cái tê tê rần rần đó thật mạnh mẽ và lan tỏa dường như muốn tuôn trào và lan tỏa hết cơ thể mình , tựa như mình đang ở trong một phòng kính có một lực từ trường bao phủ lấy mình , gom tụ và cảm nhận từ trên đỉnh đầu , tê tê rất mãnh liệt ... và có tính lan tỏa ... đó là một cảm nhận rất đặc biệt đệ không thể quên được ! )

+ Sau khi đệ trả lời rằng : đã Thấy rồi !

+Thì vị này nói tiếp : Ông cũng "Mạnh" lắm đó vì bên này tôi đã "Thấy" rõ ông ! , Và vị này có ý mời đệ tới nhà trò chuyện trao đổi .

Câu chuyện trên chỉ là tản mạn , ít chút về sự liên đới mật thiết về sóng từ trường , sự giao cảm cách không ( mang tính vô hình ) tuy rằng hữu hình không thể sờ , nắm , thấy biết , để cảm nhận được một cách cụ thể để có thể nói rõ ra cho mọi người biết được ... cái cung bậc giao cảm đó ! ( hẳn nhiên là nó có sự nối kết với tâm linh , linh hồn thông qua thể xác ) . Đó là một trong những câu chuyện trải nghiệm rất thật mà đệ đã từng trải qua trong đời .

+ Hẳn nhiên Luyện Khí Công thì người ta nhắm tới một mục đích nào đó ( như để chữa bệnh , tự chữa bệnh ... hay vài lý do nào đó ! chứ không có đi sâu vào chiều sâu tâm linh , đạo học .... ) .
Tuy vậy ! nhưng nó có cổng giao tiếp ở một phạm trù nào đó liên quan đến thứ "Vô Hình" Ví như điện thoại di động và máy vi tính ( tuy chức năng sữ dụng khác nhau nhưng hai món đó lại có những chức năng qua lại , tuơng tác ở vài điểm chung nào đó chẳng hạn ! ) . Nhưng Khí Công tựa như chỉ là một Kinh Khí Cầu nhỏ mới bay lơ lững là đà trên mặt đất ... mà thôi ! (Nhưng đó cũng là một thành tựu nho nhỏ của con người luyện tập ) So ra với máy bay trực thăng , phi cơ , phản lực , tên lửa thì mặt hạn chế của nó khi thể hiện chức năng so ra còn ... kém xa lắm !

+ Còn như sau này hễ đi dự đám Tang nào đó ! hay cúng thí thực cho vong nhơn .... thường khi tới đó chỉ ngồi trò chuyện , hay mật niệm ... ( chứ chưa nói tới là lúc ra bái tế ) là cả người đệ đã rần rần cái giao cảm , khí cảm bắt đầu giao cảm đầy ra từ các lỗ chân lông rồi ! Gai óc nổi lên rần rần mặt dù là những nới đó đèn đuốc rất nóng nực ! chứ không như ngở ngoài trời trống có gió lạnh để mà chúng ta "nổi gai óc" ( Vì đệ biết rằng nơi ấy ngoài cái "Vong" ra thì còn vô số .... vô số những sóng .... khác cũng đang hiện hữu ! trong đó có cả những thân bằng quyến thuộc đã quá vãng của người quá cố cũng đang lẩn khuất , hiện hữu nơi đó rất đông ! tựa như người nhà ra sân bay để đón thân nhân ở "Phi Trường" vậy ! ) .

Đây chỉ là bài mang tính cách tản mạn ! đọc cho "Vui" để có thể cảm nhận thêm Linh Hồn là thứ Mơ Hồ hay có thật ?

Vì không thể ... "Bà Tám" quá mức cho phép ! đệ chỉ mượn vài dòng tản mạn chỉ để tham gia cho chủ đề thêm phong phú mà thôi !

Kính Chư Huynh , cùng Chủ Đề .
 
Sửa lần cuối:

luutunha

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Kính quí Huynh ;

Ánh sáng và âm thanh trong đạo học hay nói đến đó là Huyền Quang , Diệu Âm hay Huyền Âm. Tuy rằng gọi âm thanh và ánh sáng nhưng không phải bình thường. Với xác phàm cơ quan cảm nhận chúng ta sẽ nhận biết ánh sáng âm thanh bình thường qua 2 giác quan khác nhau, nhưng với huyền quang và huyền âm thì chỉ có một, và cảm nhận nó qua một giác quan hiệp nhất.

Nơi thân người chúng ta có các giác quan cảm nhận sự rung động của vật chất: Tai thì nghe các tần số thấp, mắt thì thấy các tần số cao hơn một chút, mũi thì ngữi những tần số cao hơn ánh sáng, lưỡi thì nếm các tần số cao hơn nhiều.

Nói là huyền quang hay huyền âm là vì nó cũng có nguồn gốc từ sự rung động của vật chất mà có nhưng tai và mắt không cảm nhận được nhưng lại cảm nhận ở giác quan khác mà ít ai để ý.

Để rõ hơn chúng ta hồi tưởng lại quá trình tu học của Đức Ngô: Ngài học đạo do Thượng Đế chỉ cho ngài qua cách thờ cúng, ngài rất nghiêm túc hành y. Chỉ thấy ngài kể lại là học cách thờ cúng chứ không nói học cách luyện công. Phép luyện công mà ngài hành từ từ chúng ta khám phá sau.
Chỉ biết sau 3 năm tu học thì ngài được dạy:

Ba năm lao khổ độ nhứt nhơn, mắt Thầy dòm thấy lòng đã chắc, thương vì con trẻ hãy còn thơ, gắng chí tầm phương biết đạo mầu.

Vậy qua 3 năm ngài cảm nhận điều gì mà Ơn Trên nói ngài đã chắc ăn rồi, nhưng chưa rõ lý ( còn thơ ) và bảo ngài gắng chí tầm học sẽ rõ đạo mầu? Điều nầy cho thấy người tu đã cực khổ tu luyện đến khi có kết quả nhưng vẫn không hiểu lý đạo, còn phải học thêm mới biết chính xác.

Cũng trong thời gian đó Ơn Trên cho ngài bài sau:

Kín ngoài rồi lại kín trong,

Đường xa phong cẩn thưởng lòng để vui.

Công đầu chịu cực đừng lui,

Thiên tào thăng thưởng đạo mùi ngọt ngon.

Ba năm lòng sáng như son,

Trèo non xuống biển vuông tròn công phu.

Chớ phiền mỏi mệt lòng tu,

Trăng kia mây vẹt, Đường Ngu gặp hiền.

Mựa toan vụ thấy Thanh Thiên,

Các đào rõ biết mối truyền chánh tông.

Giờ nầy Thầy điểm thâm công,

Ngày sau con sẽ cỡi rồng về nguyên.

Ngoài trong sạch tợ bạch liên,

Khá lòng gìn giữ mối giềng chớ xao.

Chiêu chiêu nguyệt thấu thanh thao,

Trên đầu cũng có Thiên Tào xét xem.

Thấm mùi con biết lân nem,

Đề hồ con uống Thầy xem ân cần.

Đạo luyện khắc kỷ phục thân,

Chiêu con khá giữ, Thầy phân cạn lời.





[FONT=&quot]Lúc đầu nhất định ngài không rõ lý của bài nầy , nhưng đến gần 4 năm sau ngài hiểu rõ , và lúc đó Ơn Trên dạy cho ngài bài trường thiên trong đó có các câu :

Nay con rõ vậy phụng đề
Ba năm tám tháng dựa kề bồng lai.

. . . . . . . . .
. . . . . . . . . .

Phép mầu thâu tóm vào tay
Đem ra dùng lại mới tài nghe con.


Dựa vào những lời dạy nầy chúng ta sẽ hiểu ngài chứng ngộ điều gì?

[/FONT]
[FONT=&quot]Kín ngoài rồi lại kín trong,
Đường xa phong cẩn thưởng lòng để vui.
Công đầu chịu cực đừng lui,
Thiên tào thăng thưởng đạo mùi ngọt ngon.


Đa số người đọc khi thấy câu kín ngoài rồi lại kín trong đều nghĩ Ơn Trên dạy Đức Ngô phải giữ kín không tiết lộ điều mình thấy cho ai biết, nhưng thực ra hiện tượng xảy ra ngay cả Đức Ngô lúc đó cũng không rõ ý nghĩa như thế nào. Nên mới nói kín trong nghĩa là chính bản thân người nhận cũng không hiểu thì dù có nói ra cho người khác nghe thì làm sao hiểu được.

Đường xa phong cẩn - Ý dặn Đức Ngô phải giữ gìn cẩn thận đừng để mất đi vì con đường phía trước còn dài, chính nhờ vào hiện tượng nầy giúp cho lòng hành giả được vui. Công đầu đây theo đạo pháp chưa hẳn là nói ngài có công đứng đầu, mà ý nầy còn dùng để khuyên những người học đạo sau nầy biết rằng : Công phu đầu tiên nầy dù cực khổ cũng ráng chịu đừng lui. Công phu đầu tiên nầy là gì ? Là Thiên nhứt sanh thủy. Trong bài chú nguyện sanh của Đạo Phật cũng có câu : Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh, bất thối bồ tát vi bạn lữ. Đừng lui tức là bất thối. Hiện tượng Đức Ngô thấy được lúc đó chính là hiện tượng hoa sen nở rộ mà Đức Phật khi xưa đã thấy. Điều kỳ lạ ở đây là tại sao Long Hoa khai hội thì đã thấy Phật rồi sao lại còn thối lui ? Vì đã thấy Phật nhưng không biết đó chính là Phật nên mới thối lui - Nếu biết thì ai dại gì mà không bất thối đến nỗi kinh chú phải nhắc nhở .


( còn tiếp )[/FONT]<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
Sửa lần cuối:

dong tam

New member
ĐẠI LINH QUANG (Đại Hồn) phóng phát các Tiểu Linh quang (Tiểu hồn)
- Nói theo vật lý: để có sự phát sáng (quang) cần phải có sự kết hợp của 2 phần âm dương. Bật công tắc kết nối dòng điện, đèn mới phát sáng.
- Đại Linh Quang là Thái Cực, có lưỡng nghi (âm dương) nên trong mỗi Tlq cũng phải có đủ cả 2 phần âm dương, tuy về "tướng" có khác nhưng bản thể đều giống với gốc.

Hồn của người cũng có đủ 2 phần, về bản thể giống như của Đại hồn.
Như vậy 2 phần âm dương từ ĐLQ chia cho người là gì?
 

DangVo

New member
Wow , câu hỏi này dành cho những người ngồi khoang chân lại là đi tới Âu Châu hay USA mới đủ trình độ bàn luận , nếu mà chưa tới trình độ này thì chắc là bàn chơi cho vui thôi :23:.
 

luutunha

New member
- Đại Linh Quang là Thái Cực, có lưỡng nghi (âm dương) nên trong mỗi Tlq cũng phải có đủ cả 2 phần âm dương, tuy về "tướng" có khác nhưng bản thể đều giống với gốc.

Đa số người tu đều hiểu sai như thế nầy hết. Trong con người chúng ta cũng có Thái Cực, khi con người còn nhỏ cơ thể chưa hoàn chỉnh thì chưa thể hóa sanh, đến tuổi trưởng thành thì Thái cực mới hóa sanh ra vô lượng linh quang. Người không hiểu lý hóa sanh sẽ không biết cách thu gom các điểm linh quang đó lại mà chìu theo lý tự nhiên khiến nó sanh ra bao nhiêu thì ly tán hết bấy nhiêu. Người hiểu biết máy trời dụng công phu gom nó lại thành một khối đại linh quang. Khi có khối đại linh quang thì con người mới giống Thượng Đế và sẽ được sống đời đời.

Muốn được sống tức thì phải tỉnh
Tỉnh được rồi phải định lấy thân
Thân tâm định tỉnh một chừng
Linh hồn siêu hóa đài xuân muôn đời.
( kệ định phách - hay bài kệ chỉ cách tụ phách hiệp với hồn - Kinh Tận Độ HTTG )

Siêu hóa có nghĩa là hóa sanh không cùng -



 

dong tam

New member
Chúng ta hiểu thế nào lời dạy sau đây của Thầy!

THẦY,... ...
Và còn một điểm để phụ vào cái Đắc Nhứt của con người rằng cổ nhân của các con có câu: "Thần đắc nhứt dĩ linh”. Thường thường các con hiểu Thần là một vị cai quản một địa phận ở cõi vô hình nào đó, chẳng hạn Thần Núi, Thần Sông, Thần Làng. Nhưng nếu hiểu như vậy cũng không có chi đáng nói.

Thầy muốn cho các con hiểu Thầy đây là Chơn Thần, là Nguơn Thần trường cửu hằng tại tự bản tự căn ở mỗi các con.

Khi con chi phối tinh thần trăm mưu ngàn kế ở đầu óc các con, hay con nghĩ vẩn vơ những nhơn tình thế sự, thì cái thần, cái chơn thần của các con không còn linh diệu nữa, tất nó phải bị ly tan tản mác, hay hơn nữa, nó bị chìm sâu dưới bức màn vô minh dày cợm.

Như vậy, khi các con đề cập đến sự đạt đạo, thành đạo, thì các con nên nhớ mà gìn giữ nguơn thần cho linh diệu, cho tinh anh, để được minh mẫn mà trở về đạo gốc.
[Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng 3 Tân Hợi (10.4.1971)]
 

luutunha

New member
Kính Huynh dong tam ;

Điều Thầy dạy ở trên cũng dễ hiểu thôi ! Con người chúng ta nạp năng lượng vào cơ thể qua đường ăn uống. Thực phẩm biến thành hồn và xác cho chúng ta. Nếu chúng ta không biết qui tụ nó lại và cất giữ vào nơi bí mật mà để nó hoạt động theo lẽ thường tình của đời thì bị ly tán theo nguyên lý tự nhiên. Mắt tai mũi miệng và dương quan gọi chung là 7 lỗ là nơi tiêu tán năng lượng.

Ví như chúng ta vì háo danh muốn làm một điều gì đó to lớn để đời thì tất nhiên hao tổn tinh thần - Sáng tác một bài thơ, một bản nhạc phải tốn năng lượng, một vận động viên muốn đoạt huy chương cũng tốn nhiều năng lượng, nhưng năng lượng hao tốn nhiều nhất là chỗ thỏa mãn dâm dục. Tất cả năng lượng mà cơ thể ta thu nạp và đều bị ly tán qua các đường trên - Hiện tượng xuất tán nầy đạo học gọi là xuất ÂM THẦN - Xuất thần theo lối nầy là mất hết không thể qui nhứt được.

Con đường đạo pháp chỉ cho người tu biết cách XUẤT DƯƠNG THẦN , tức xuất thần theo đường luân hồi đạo pháp. Đường xuất dương thần có xuất và nhập : Xuất huyền nhập tẩn. Chúng ta xuất huyền khí và nhập trở lại nơi cái lỗ nhỏ ( tẩn - vi hộ ) rồi cất giữ nơi Huyền Khung ( lỗ đen ) để đến khi đầy đủ thì nổ ra theo nguyên lý : 1 thành 5 - 5 thành 25 - 25 thành 125 và cứ thế sinh mãi tràn đầy trong vũ trụ. Như vậy chúng ta sẽ cùng Thượng Đế hòa hiệp và sống chung.
 

dong tam

New member
Đề nghị các anh giải thích cho rõ đoạn Thánh giáo sau đây, nói về Hồn con người nói riêng và vạn vật nói chung:

"Thầy muốn cho các con hiểu Thầy đây là Chơn Thần, là Nguơn Thần trường cửu hằng tại tự bản tự căn ở mỗi các con.(...)
Như vậy, khi các con đề cập đến sự đạt đạo, thành đạo, thì các con nên nhớ mà gìn giữ nguơn thần cho linh diệu, cho tinh anh, để được minh mẫn mà trở về đạo gốc
."
 

luutunha

New member
Kính quí huynh !

Câu : "Thầy muốn cho các con hiểu Thầy đây là Chơn Thần, là Nguơn Thần trường cửu hằng tại tự bản tự căn ở mỗi các con.(...) Thì không cần giải thích chúng ta cũng hiểu Thầy là đấng hằng tại trong mỗi người rồi.Còn câu sau mới đáng giải lý:
Như vậy, khi các con đề cập đến sự đạt đạo, thành đạo, thì các con nên nhớ mà gìn giữ nguơn thần cho linh diệu, cho tinh anh, để được minh mẫn mà trở về đạo gốc."

Muốn đạt đạo , thành đạo mà không rõ chỗ LINH DIỆU TINH ANH thì không thể trở về đạo gốc được. Xin copy chữ LINH để cùng nhau lý giải trước. Chữ Linh gồm có chữ Vũ ở trên là mưa chữ Vu ở dưới là bà đồng cốt ( đồng tử ) Ở giữ có 3 chữ khẩu. Rõ lý chữ Linh nầy thì biết cách làm cho thần được linh.

rktrl5ad932i67x2sqt6.jpg

 

DangVo

New member
Đề nghị các anh giải thích cho rõ đoạn Thánh giáo sau đây, nói về Hồn con người nói riêng và vạn vật nói chung:

"Thầy muốn cho các con hiểu Thầy đây là Chơn Thần, là Nguơn Thần trường cửu hằng tại tự bản tự căn ở mỗi các con.(...)
Như vậy, khi các con đề cập đến sự đạt đạo, thành đạo, thì các con nên nhớ mà gìn giữ nguơn thần cho linh diệu, cho tinh anh, để được minh mẫn mà trở về đạo gốc
."

anh dongtam cho ý kiến trước đi ;;)
 

luutunha

New member
Xin copy thêm chữ Diệu để dễ hiểu hơn chữ LINH DIỆU . Chữ Diệu gồm có chữ nữ là người con gái và chữ THIẾU là thiếu niên. Ý nói người con gái tuổi còn nhỏ ( thiếu niên ) là Diệu. Kỳ lạ phải không quí huynh ! ? Có một điều chúng ta cần suy gẫm: Tại sao ngày xưa người ta chọn người ngồi đồng cốt thường là người nữ đồng trinh .

x8i4cis09kkkgg2lvy3.jpg
 

dong tam

New member
"Thầy muốn cho các con hiểu Thầy đây là Chơn Thần, là Nguơn Thần trường cửu hằng tại tự bản tự căn ở mỗi các con."

Theo đoạn Thánh giáo trên thì ĐẠI HỒN hay Đại Linh Quang có 2 phần tử âm dương là: Chơn Thần và Nguơn Thần. Hồn của mỗi chúng sanh "tự bản căn" cũng đều có 2 phần này.

Nhưng chỉ ở Con Người, Chơn Thần mới tiến đến mức có đủ "tam hồn" (ĐTCG). Khi đó Tiểu linh quang của con Người mới có đủ trí sáng để ý thức được nguồn cội của mình và phương pháp để "phản bỗn huờn nguyên" như quý huynh đã trình bày.
 

DangVo

New member
Trụ được thần, Tâm thanh tịnh thì sẽ hiểu ngươn thần nó linh diệu làm sao ? Tinh anh như thế nào để minh mẩn mà trở về Đạo gốc ? không trụ được Thần thì đi lạc đường, đi về gốc me :17:
Làm sao biết trụ được thần ?
 

Facebook Comment

Top