HÌNH THỂ VÀ TỔ CHỨC ĐĐTKPĐ.

tranthiminhthu

New member
<P> </P>
<P> Hồi đáp câu hỏi 04. </P>
<P>  IV- VÌ SAO CHỈ ĐI TRÊN CON  ĐƯỜNG TƯƠNG ĐỐI?<BR>Ngay trong phần thảo luận bài nầy đã có ý kiến rằng: Ngôn ngữ chỉ là hình thức để chuyển tải chân lý… không có nó thì  Đạo cũng khó lòng chuyển tải đến nhân loại…<BR>Đại Từ Phụ đến với  nhân loại  trong Tam Kỳ bằng cơ bút có nghĩa là Thầy cũng dụng một phương tiện tương đối ở thế gian nầy để giúp cho nhân loại xây dựng cuộc sống hạnh phúc tại thế gian nầy … <BR>Thế gian là cõi vô thường,  nhân sinh là khách trần nơi quán tục, có những điều hay chưa thực hiện, có những công việc còn dỡ dang thì đã cỡi bỏ lớp áo trần ai … vậy thì đòi hỏi tuyệt đối e rằng không có lối ra …. Và chẳng đi đến kết cục tốt đẹp được .</P>
<P><BR>Trong năm hạng khách trần : Thiên tiên mở đạo, du học, trả nợ, chủ  nợ, du lịch  thì chỉ có 03 hạng :  du học, trả nợ, chủ  nợ là chủ yếu… <BR>Tư cách của khách trần đã khác nhau mà không chấp nhận cái tương đối với nhau, không chấp nhận  “TRUNG HOÀ LỘ”  thì   thiễn nghĩ  là không có con đường nào thích hợp hơn nữa.. cái ý nghĩa của chữ tương đối nó nằm trong TRUNG HOÀ vậy.<BR>Ngay trong câu liễn Thầy cũng đã dạy: <BR>- Dân Chủ Mục và Tự Do Quyền … thì chuyện có chấp nhận  hay không hoặc là chấp nhận đến đâu là tự do của mổi người ta làm sao can  thiệp? <BR>Thầy chỉ đem công thức đem phương án cứu thế đến cho nhân loại còn quyền nhận hay không nhận  là của nhân loại … Thầy dạy mà bao nhiêu người không nghe rồi đó … Thầy còn không làm vừa lòng nhân loại… <BR>Nữ Đầu Sư Hương Hiếu . Đạo Sử Q.2. bản in Hoa kỳ (T 240:) …Các con hơi nào mà nghe lời thế sự, một điều nào cũng chưa quyết đoán cho cùng phải quấy. Khi Thích Ca truyền Đạo dân Brama cho là bàng môn vì khác với Thánh Giáo Phật Đạo. Khi Lão Tử truyền Đạo thì Đời cho là phép  mê hoặc. Khi Chúa Jésus truyền Đạo thì nhà Isarel gọi là cải Chánh Đạo đến đổi bắt giết. <U><strong>Các con muốn vừa lòng thiên hạ thì là giỏi hơn Thầy rồi…</strong></U><BR><BR> Theo thiễn nghĩ  thì : Ý nghĩa chữ tương đối  hiểu cho cả xữ thế, xuất thế … và bao trùm trong mối tương quan của các nhân tố với nhau… </P>
<P> Còn tiếp câu 05.</P>
<P>                                                                       Trần Thị Minh Thu <BR></P> 
 

tranthiminhthu

New member
<P> </P>
<P> Hồi đáp câu hỏi số 05. </P>
<P>V- VẬY CHÂN LÝ , PHÁP, ĐẠO CŨNG LÀ TƯƠNG ĐỐI HAY SAO?</P>
<P><BR>Như đã trình bày ĐĐTKPĐ là Đạo đồng thời cũng là Tôn giáo. </P>
<P><BR>1- <strong><U>Phần Đạo là tuyệt đối.</U></strong>  ( Thí dụ như Pháp Chánh Truyền từ Thiêng liêng ban cho là tuyệt đối và chỉ có một  như đã trình bày …) <BR>Hình thể của đại đạo với 03 đài: Bát Quái, Hiệp Thiên và Cửu Trùng  là không đổi ….<BR>2- <strong><U>Phần Tôn Giáo là tương đối </U></strong> vì nó còn thay đổi theo thời gian theo đà tấn hoá của nhơn sanh …( Tân luật,  Đạo luật,  các cơ quan trong Hành Chánh Tôn Giáo …) . <BR>Trong bước đi lên của Tôn giáo khi bộ máy của Cửu Viện được khai triễn và phát huy đúng công suất thì Thánh Thất hay Điện Thờ không phải chỉ có Ban Tứ Vụ ( Hộ Vụ, Lương Vụ, Công Vụ và Lễ Vụ ) mà còn có nhiều Vụ khác nữa như Học Vụ,  Y Vụ …để đáp ứng nhu cầu cuộc sống nhơn sanh về vật chất lẫn tinh thần  …<BR> Theo thiễn ý  thì Chân Lý, Pháp,  Đạo ở phần đạo là tuyệt đối.<BR>Nhưng  khi  đi vào tôn giáo để độ đời là phần thể hiện  thì nó còn phải biến cải nhưng là sự biến cải theo đúng trình tự qui định … nên theo thiễn ý nó vẫn là tương đối… ( <strong><U>phần tương đối nầy vẫn phải tuân theo nguyên lý của phần tuyệt đối... )</U></strong><BR>Đó là căn cứ vào các văn bút, sự học hiểu  và suy nghĩ cá nhân  mà trình bày. Còn sự giải đáp có được chấp nhận hay không  tuỳ vào người đọc....<BR>                                           &         & nbsp;  &         & nbsp;   &                                                 <BR>Kết luận : Đức Quyền Giáo Tông có dạy rằng: Kinh sách xưa nay đều do Thánh Hiền viết ra nhưng lúc ấy các Đấng cũng còn mang xác phàm nghĩa là có thể vẫn có sự lầm lạc …. Và ngay trong số ý kiến thảo luận huynh Thái Nguyên  cũng nhắc  câu  Đạo Pháp Vô Biên  thì không ai có thể am tường hết …<BR>Thánh hiền mà còn như thế  thì chúng tôi còn đang cầu học đạo...hẳn nhiên  không dám cho rằng các suy nghĩ trên đây là chính xác hết … mà chỉ là đề tài nêu lên để chúng ta thảo luận mà thôi …. </P>
<P>Trong phạm vi thảo luận để học tập nếu  có  gì sơ suất xin các vị vui lòng chỉ giáo để chúng ta cùng soi sáng lẫn nhau từ đó chúng ta hiểu thêm về giáo lý của Cao Đài Giáo đó mới thật sự là điều quan trọng.</P>
<P><BR>Kính xin đa tạ tấm thạnh tình và mỹ ý các vị dành cho chúng tôi.   <BR>Nay Kính. <BR>                                                                                            Trần Thị Minh Thu . </P>
<P><BR> </P>
 

hoc.tro

New member
tranthiminhthu nói:
<P>Hồi đáp câu hỏi ngày 01-8-2007 lúc 10gờ 26 của hoc tro.</P>
<P>  1- Ba luật trên không có ấn  của Đầu Sư và Chưởng Pháp.</P>
<P>  2- Nhưng chiếu theo Nội Luật Thượng Hội ban hành năm 1932 thì nó vẫn có giá trị.</P>
<P>Lý do Đức Hộ Pháp đã nắm quyền Chí Tôn tại thế nên có đủ  quyền lập luật.</P>
<P>                                                                TTMTHU.<BR> 
</P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>Cám ơn tỷ MinhThu đã trả lời các thắc mắc của đệ.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>Phần 1. Đệ không có trao đổi gì thêm.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>Phần 2. Vẫn câu hỏi cũ về ấn của 3 Chưởng pháp và 3 Đầu sư trên</FONT> "Nội Luật Thượng Hội ban hành năm 1932 ". <FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>Nội luật này có ấn đóng của 02 phẩm này không?</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>Rất mong được giải đáp (vì khoảng cách địa lý và không có cơ hội tiếp xúc được các nguồn tài liệu và sử liệu tại Tòa thánh Tây Ninh).</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman" size=4>Xin cám ơn tỷ rất nhiều.</FONT> </P> 
 

tranthiminhthu

New member
<P> </P>
<P>Hồi đáp hiền đệ.</P>
<P>Nội Luật có 02 vị  Giáo Tông và Hộ Pháp lập là quyền Chí   Tôn tại thế...</P>
<P>các vị chưởng pháp và đầu sư không có đóng ấn vào...</P>
<P>Xin xem chổ ghi tên ở cuối nội luật.</P>
<P>  ( 15 ĐIỀU CỦA NỘI LUẬT )   </P>
<P>Làm tại Toà Thánh Ngày 22-Giêng. Nhâm Thân .<BR>                 ( 27- Février 1932).                                                                        <BR>                                                                      <BR>Hộ Pháp.                         Quyền Giáo Tông.</P>
<P>Ký tên:                                   Ký tên:<BR>Phạm Công Tắc.          Thượng Trung Nhựt.</P>
<P><BR><BR>THÁI HOÀ ẤN QUÁN – TOÀ THÁNH TÂY NINH.</P>
<P>Thân mến </P>
<P>                                            TTMTHU.<BR></P>
 

hoc.tro

New member
<P> <FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>Xin cám ơn đạo tỷ MinhThu đã cung cấp cho đệ một số tư liệu có giá trị.</FONT></P>
<P><FONT face="Times New Roman, Times, serif" size=4>Đệ không còn thắc mắc nữa ạ.</FONT></P>
 

Đạt Tường

New member
<P><FONT size=3>Diễn Đàn Tuổi Trẻ hân hoan chào mừng sự tham gia rất tích cực của đạo tỷ "tranthiminhthu" <IMG src="http://www.caodaivn.com/smileys/smiley32.gif" border="0"></FONT></P>
<P><FONT size=3>Với sở học đạo và đời "tương đối" của một giáo viên, đạo tỷ đã giúp cho mọi ngừoi những tài liệu cụ thể của Tòa Thánh Tây Ninh cùng những lời lý luận chặt chẽ mà ôn hòa. </FONT></P>
<P><FONT size=3>Đạo tỷ xứng đáng đựoc liệt vào hàng "<strong>cao thủ tiền bối</strong>" trên Diễn Đàn này và chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho Tuổi Trẻ Đại Đạo (thuộc tất cả các Hội Thánh) nhứt là các "nữ tú".</FONT></P>
<P><FONT size=3>Đây là tấm gương điển hình cho chúng ta học tập nhất là các bạn trẻ. Thiệt là đáng quý ! <IMG src="http://www.caodaivn.com/smileys/smiley32.gif" border="0"></FONT></P> 
 

Tien Duc

New member
<P><FONT size=3>Xin chào hiền tỷ Minh Thu! </FONT></P>
<P><FONT size=3>Dạo này Diễn Đàn được hâm nóng lên với những đóp góp của Hiền Tỷ. </FONT></P>
<P><FONT size=3>Hiền tỷ gợi ý cho mọi người suy nghĩ  tìm hiểu về đức Hộ Pháp qua ý nghĩa bài Kinh Đại Tường của đức Phật Thích Ca ban cho.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Câu số 7 bài Kinh Đại Tường thấy ghi là :</FONT></P>
<P><FONT color=#0000ff size=3><EM>Giáng linh Hộ Pháp <strong><U><FONT color=#ff0000>Di Đà</FONT></U></strong>.</EM></FONT></P>
<P><FONT size=3>Đệ đã từng thấy có bài viết cho là Đức Hộ Pháp là Đức Phật A Di Đà. Có bài viết thì nói là <strong><EM><U><FONT color=#ff0000>Vi Đà</FONT></U></EM></strong>.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Vậy thì là <FONT color=#ff0000><strong>Di Đà</strong> </FONT>hay <strong><FONT color=#ff0000>Vi Đà</FONT></strong>? xin hiền tỷ giải đáp để đệ được sáng tỏ.</FONT></P>
<P><FONT size=3>Kính </FONT></P>
 

vanthanhtoi

New member
<P> </P>
<P> Trước hết xin cám ơn Hiền Tỷ Minh Thu đã giải đáp rất chi tiết câu hỏi...   phần ưu điểm thì Hiền Huynh Đạt Tường đã nói hộ rồi chỉ xin nêu một vài câu tiếp theo... trong tinh  thần " chữ CƯỜNG KHAI " mà Tỷ đề cập...</P>
<P>                       Theo TNHT Q.2 trang 39 có đoạn sau:  </P>
<P> Hiền-hữu tua lo về phần thuyết đạo cho chóng, <strong>Bàn-Tri-Sự</strong> đã có sắp đặt đủ tư-cách và mỗi đạo-hữu đều có tư-cách riêng, mỗi tháng nhóm một lần, là đêm rằm mà bàn-tính việc Đạo, xem-xét coi sự nào trong Đạo nên hủy vì sái nhơn-tâm sự nào nên thi-hành, thì hiệp lòng sanh-chúng, gắng lo chung nhau mà làm cho Đạo đặng có phẩm-giá tối-cao, tối-trọng, thì thế nào mà chư hiền-hữu chẳng vui lòng bước tới. <BR>        Mỗi lần nhóm <strong>Bàn-Tri-Sự,</strong> ba vị Đầu-Sư phải có mặt, ba vị Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài chứng sự, mỗi việc nghị-định đều biên-chép để lại đành-rành, sau khỏi điều dị-nghị. <BR>        Trong cả chư Đạo-hữu, Lão cho hiền-hữu biết rằng nữ-phái phần nhiều chưa thông-hiểu về Đạo cho lắm....</P>
<P>      Vậy xin phép nêu câu hỏi : </P>
<P>   1- Trong đoạn trên cả hai lần đều dùng chữ  <strong>Bàn-Tri-Sự </strong>  vậy do đâu mà thành Bàn Trị Sự.... chữ trong THÁNH NGÔN  là gốc hay chữ trong TÀI LIỆU là gốc? </P>
<P>   2- Trong đoạn mở đầu tác giả viết : </P>
<P>[[[  a- Tại sao ĐĐTKPĐ   là Đạo? Bởi vì mục đích của ĐĐTKPĐ không chỉ là cứu khổ … mà là cứu thế  nghĩa là vạch ra một hướng đi mới cho nhân loại để xây dựng cuộc sống mới theo quan điểm của Cao Đài Giáo.  <BR>Cứu khổ là giải quyết cái khổ cảnh đã phát sinh. <BR>Cứu thế là giải quyết cái nguyên nhân đã gây ra khổ cảnh.<BR>(  Chỉ có Đạo mới đủ sức  cứu thế – mà đạo nói chung chung thì chỉ đi đến loạn đạo cho nên phải có khuôn thước nghĩa là có thể pháp hiện sinh- Đây là điều mà suốt từ nhứt kỳ đến giờ nhân loại mới được hưởng ….) </P>
<P>  Vậy xin nêu câu hỏi :</P>
<P>  a- Đạo thì có từ Nhứt Kỳ Nhị Kỳ rồi mới đến Tam Kỳ các Tôn giáo đều có pháp môn và Bữu Pháp riêng ngay như Cao Đài cũng dùng lại Cổ Pháp của Tam Giáo là Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu sao lại nói không có thể pháp?</P>
<P>  b-  Tác giả có thể giải thích rõ hơn đoạn : Bởi vì mục đích của ĐĐTKPĐ không chỉ là cứu khổ … mà là cứu thế  nghĩa là vạch ra một hướng đi mới cho nhân loại để xây dựng cuộc sống mới theo quan điểm của Cao Đài Giáo.  </P>
<P>  Vậy các mối đạo thời Nhứt và Nhị Kỳ mở để làm gì? Gần đây nhất Thiên Chúa Giáo lập ra một nền Tôn giáo lớn như thế và người người đều Tôn Vinh ĐỨC  CHÚA CỨU THẾ... cớ sao tác giả nói là nhân loại chưa được hưởng?</P>
<P> kính.<BR>                                                                             vanthanhtới </P>
 

tranthiminhthu

New member
<P> </P>
<P>         Hồi đáp Hiền Huynh Tiến Đức về câu hỏi ngày 04-8-2007. </P>
<P>                                  Di Đà hay Vi Đà ? </P>
<P>       Trước hết xin thành thật cám ơn sự quan tâm đến bài viết và tình cảm ưu ái của Hiền Huynh Đạt Tường, Huynh Tiến Đức và  các vị dành cho chúng tôi... các vị làm chúng tôi hết sức cảm động và bối rối... . và xin hết sức trân trọng tình cảm cao đẹp nầy  trên đường học đạo và phụng sự...  Xin đa tạ..</P>
<P>                                   Xin đi vào phần hồi đáp:</P>
<P>      Xin nói rõ đây là căn cứ vào thực tế để trao đổi trong tinh thần học hỏi chung mà thôi. </P>
<P><BR>      Đạo Phật thường niệm câu: A Di Đà Phật .</P>
<P><BR>   Kinh Cầu Siêu, Vãng Sanh Thần Chú cũng viết Di Đà …<BR>   Trong bài  Kinh Tiểu Tường cũng viết :<BR>   Vào Lôi  Âm kiến A Di .<BR>   U Minh Chung cũng viết: Di  Đà Cổ Phật …<BR>    Xem thế theo thiễn ý  trong bài kinh Đại Tường thì chữ Di Đà hợp lý hơn.</P>
<P>    Các bản lưu hành hiện nay cũng cùng dùng chữ  DI ĐÀ .<BR><BR>      Kính </P>
<P>  ((( Vậy chữ Vi Đà do đâu mà có?<BR>Có lẽ là xuất phát từ  câu chuyện của Vi Hộ là học trò của Đạo Hạnh Thiên Tôn thời Phong Thần có dự báo ngày sau thành Hộ Pháp .<strong><U>" Vi Hộ ngày sau thành Hộ Pháp..." </U></strong><BR>Đức Lý Đại Tiên cũng cho biết tiền kiếp của Đức Hộ Pháp là Vi Hộ Pháp nên có lẽ người viết chữ Vi  Đà căn cứ vào đây chăng? <BR>    Ấy là bàn thêm để rộng đường dư luận chứ theo thiễn ý chữ DI ĐÀ LÀ CHÍNH XÁC. )))</P>
<P>  Kính. <BR></P>
 

tranthiminhthu

New member
<P> </P>
<P>    Hồi đáp câu hỏi của Vị Văn Thành Tới ngày 04-8- 2007. 6 giờ 14.</P>
<P>                       Câu một : Bàn Tri Sự và Bàn Trị Sự .<BR>Hai danh từ chỉ khác nhau ở chữ thứ nhì: có dấu nặng và không có dấu nặng. <BR>Quí hiền trích từ Thánh Ngôn là chính xác. <BR>Tài Liệu khoá Hạnh Đường “ 1970” cũng là chính xác.<BR>Song trong tinh thần học hỏi chung chúng ta cũng nên tuỳ sức mà minh lý vấn đề chớ không nên dừng lại nữa chừng…  Quí hiền chắc cũng đồng ý như vậy … <BR>1- Xét về nội dung: <BR>  a- Thánh ngôn:    ….    Mỗi lần nhóm Bàn-Tri-Sự, ba vị Đầu-Sư phải có mặt, ba vị Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài chứng sự, mỗi việc nghị-định đều biên-chép để lại đành-rành, sau khỏi điều dị-nghị. </P>
<P><BR>  Nhận xét :<BR>a.1- Bàn Tri Sự dùng ở Thánh Ngôn Hiệp Tuyển  có lẽ không phải để chỉ thành phần Chánh , Phó, Thông Sự mà là một thành phần cơ cấu khác ở trong Nội Ô . “ Cho nên khi  nhóm  phải có  ba vị Đầu Sư + Ba vị Chức Sắc Hiệp Thiên Đài chứng sự” . </P>
<P><BR>a.2- Có thể đây là cuộc họp các vị Chánh, Phó,  Thông Sự  nơi toàn Châu Thành  Thánh Địa chăng?  <BR>- Như vậy thì phải có thêm chữ  CÁC ở trước .</P>
<P><BR>Theo thiễn ý  dù ở diện nào thì chữ BÀN TRI SỰ  trong Thánh Ngôn cũng không phải dùng để chỉ thành phần Chánh, Phó, Thông Sự.</P>
<P><BR>b- Tài liệu : như đã ghi thì BÀN TRỊ SỰ là chỉ 03 phẩm Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự kết hợp lại .</P>
<P><BR>2- Thánh Ngôn là gốc hay Tài Liệu  là gốc.</P>
<P><BR>a- Hẳn nhiên Thánh Ngôn Hiệp Tuyển là gốc vì từ đó mới có Pháp Chánh Truyền có Tân Luật, có Phạm Môn  ….</P>
<P><BR>( Đức Hộ Pháp còn xác định TNHT là Thiên Thơ của ĐĐTKPĐ. Ngay từ TNHT Q1 thì Hội Thánh đã xác định sẽ có 02 quyển TNHT. <BR>Quan sát Bát Quái Đài nơi Cung Khảm-  Chánh Nam  ta cũng thấy có 02 cuốn Thiên Thơ. Vậy thì có thể nào sát nhập hai quyển TNHT lại làm một hay không? Chắc chắn là không vì :<BR>- Không thể sửa Lời Tựa của TNHT Q.1 lại được.<BR>- Không thể sửa Thể Pháp ở Bát Quái Đài lại được .<BR>Nói rõ điều nầy bởi vì hiện nay có “ Chức sắc”  đang sát nhập 02 cuốn TNHT hiện có lại làm một với tên “Thánh Ngôn Hiệp Nhất” … và  đã phổ biến trên internet …. Việc làm nầy sẽ lôi kéo một số người thiếu thông tin chấp nhận … thật đáng tiếc …xét cho cùng cũng bởi không có Hội Thánh ĐĐTKPĐ TTTN nên những văn bút như thế mới lan tràn gây lầm lẫn trong  nhơn sanh âu cũng là quả kiếp ta có bi luỵ cũng phải trơ mắt nhìn mà thôi … ) </P>
<P><BR>b-  Tài liệu là những văn  bút căn cứ vào Thánh Ngôn hay  văn bản nào đó để phục vụ cho một yêu cầu cụ thể không mang ý nghĩa tổng quát như Thánh Ngôn. Giá trị của tài liệu phải dưới TNHT.</P>
<P><BR>Đó là về nguyên tắc .</P>
<P><BR>Còn cụ thể trong trường hợp nầy thiễn nghĩ Tài liệu Hạnh Đường phần danh từ Bàn Trị Sự cũng không có trái với Thánh Ngôn Hiệp Tuyển </P>
<P><BR>                            <strong><U>3- Điều  nhờ diễn đàn giúp đở :<BR></U></strong>Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển; Đạo Sử…  chúng tôi lưu ý tìm nhiều lần mà không thấy nơi nào ghi lại ngày tháng lập Pháp Chánh Truyền phần Hội Thánh Em Nam và Nữ… <BR> Nếu quí vị nào có tư liệu ghi ngày tháng lập Pháp Chánh Truyền phần Chánh, Phó, Thông Sự,  Nam-  Nữ  thì  xin vui lòng cung cấp thong tin giúp  để biết chính xác …<BR>( Nếu được, xin BQT lập thành một thông báo nhờ sự giúp đở vì đây là  việc  chung cho cả DĐTKPĐ.… Kính). <BR>Xin thành thật cám ơn trước … </P>
<P>Còn tiếp câu hỏi thứ 2. </P>
<P>                                                               Trần Thị Minh Thu.<BR></P>
 

tranthiminhthu

New member
<P> </P>
<P>                                       CÂU HAI.</P>
<P>  Trong Thiên Văn Học từ trước vẫn xếp Diêm Vương Tinh là một hành tinh trong Thái Dương Hệ. <BR>Nhưng với những phát kiến mới đây về vũ trụ các nhà Thiên Văn Học đã định nghĩa lại hành tinh. Khi chấp nhận định nghĩa mới thì  phải áp dụng. <BR>Các nhà Khoa Học thấy rằng Diêm Vương Tinh không còn đủ tiêu chuẫn của  một hành tinh nữa. Và quyết định đưa Diêm Vương Tinh  ra khỏi danh sách các hành tinh …</P>
<P><BR>Kết quả là hàng loạt Tự Điển hàng loạt Sách Giáo Khoa phải thay đổi cho phù hợp …. Ấy là nói về khoa học …. </P>
<P><BR>Còn về Tôn Giáo  thì sao???<BR>Ta cũng nên hiểu thế nào là thể pháp, tìm hiểu các Tôn giáo ngay  ở  vạch xuất phát…và dùng qui luật cung cầu để xét …. .</P>
<P>                                                      PHẦN MỘT.<BR>                                          “ Thể pháp và vạch xuất phát” <BR>I- Ý nghĩa thể pháp: <BR>Thể pháp là một hệ thống  về văn tự , về  kiến trúc hay cách thức tổ chức của một tôn giáo ẩn chứa trong lòng nó một thông điệp gắn liền với sứ mạng của Tôn Giáo.</P>
<P><BR>II - Vạch xuất phát:<BR>1- Các Tôn giáo trước đây : Muốn xác định các  Tôn Giáo trước đây có thể pháp hay không là căn cứ  vào  cái khởi điểm của nó. Ở ngay cái thời điểm mà các vị giáo chủ còn sinh tiền và bỏ xác phàm. <BR>Ta thấy có các điểm chung:</P>
<P><BR>a- Các vị Giáo Chủ không có dự phóng lập nên Tôn giáo nên không  có sắp xếp nhân sự với phẩm cấp trên dưới hay tương quan nhau thành một hệ thống để truyền bá giáo lý.</P>
<P><BR>b- Các vị không  lập ra kinh điển qua văn bút mà chỉ giảng rồi các đệ tử mới tập kết lại. “Ngay như Kinh Thánh cũng đã có đến 04 bộ”. </P>
<P><BR>c- Không  lập ra một Ngôi Chùa hay một Giáo Đường nào làm kiểu mẫu.</P>
<P><BR>d- - Các vị Giáo Chủ khi sinh tiền không có vị nào  có danh xưng là Giáo Chủ “ đến khi các vị  mất thì  nhiều  năm sau môn đệ mới tôn vinh là Giáo Chủ”. </P>
<P><BR>2- Xét ĐĐTKPĐ- TTTN-  ta thấy:<BR>a- Ngay từ đầu đã xác định là lập nên tôn giáo nên có phẩm cấp nhân sự trên dưới hẳn hoi có sự tương quan ngang dọc có thành phần bất biến và có thành phần cho nẫy nở hằng hà sa số .  Có giáo chủ Vô Vi Đức Chí Tôn. Giáo Chủ Hữu Hình: Hộ Pháp Phạm Công Tắc. </P>
<P><BR>b- Có TNHT, Pháp Chánh Truyền, có Tân Luật, có Đạo Luật, có Kinh Điển ….</P>
<P><BR>c- Có Toà Thánh Tây Ninh là mẫu mực và các Thánh Thất sau đó phải căn cứ vào đó mà xây dựng   tuỳ theo cấp  … Có các cơ ngơi khác đáp ứng cho nhu cầu làm việc cho  Hội Thánh và Hội Thánh ĐĐTKPĐ TTTN phải làm việc tại nơi đã ấn định …" Nội Ô Toà Thánh ". <BR><strong>Ngay từ vạch xuất phát ĐĐTKPĐ- TTTN đã thể hiện được tính hệ thống của nó .</strong></P>
<P><BR>III- Kết luận: <BR>Theo thiễn nghĩ thì  Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu thực ra là biểu tượng của Tam Giáo chứ chưa đủ  với danh nghĩa  là thể pháp. </P>
<P><BR>Tam Kỳ Phổ Độ dụng biểu tượng của Tam giáo nhưng không có nghĩa là coppy lại ý nghĩa của Tam giáo. </P>
<P><BR>Bằng chứng là Phật Mẫu  Chơn Kinh có câu:<BR>Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu, <BR>Hiệp Qui Tam Giáo hữu cầu chí chơn. <BR>( Nghĩa là cái nghĩa thật sự của Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu hay Hiệp Qui Tam Giáo cần phải hiểu cho đúng theo chơn pháp của Tam Kỳ chứ không phải cái nghĩa của Nhị Kỳ …) <BR></P>
<P> Còn tiếp phần 2 của câu 2.</P>
<P>                                              Trần Thị Minh Thu.                 </P>
<P> </P> 
 

tranthiminhthu

New member
<P> </P>
<P>                                     Phần 2 câu 2.</P>
<P> * Riêng phần đầu của phần 2 câu hai  nặng về ĐƯỜNG HƯỚNG CỨU THỀ CỦA DĐTKPĐ  xin vui lòng tham khảo bài  </P>
<P>               " BẢO SANH- NHƠN NGHĨA - ĐẠI ĐỒNG " </P>
<P> cũng có  trên điễn đàn nầy ngay sau bài "ĐẠO ĐỨC LÀ SIÊU CHÍNH TRỊ".</P>
<P>                                       PHẦN HAI.<BR>                                 “ Qui Luật Cung Cầu”.</P>
<P><BR>I- Các mối đạo mở ra để làm gì? <BR>Hẳn nhiên các Tôn giáo dù Nhứt Kỳ hay Nhị Kỳ cũng nhằm phụng sự cho nhân sinh ….mở mang dân trí và giúp nhân loại xây dựng cuộc sống văn minh tuỳ vào tài nguyên và môi trường của địa phương. </P>
<P><BR>II- Nhưng ngay trên diễn đàn nầy cũng đã  có đề tài: <strong>Các Tôn giáo hiện có chỉ là cấu tử của Đạo chứ chưa phải là Đạo vì nó chỉ cứu  khổ mà chưa cứu thế …</strong>( Chủ đề Đạo và Tôn Giáo - Đức Lý Đại Tiên dạy )  <BR>Cứu  khổ và cứu thế khác nhau thế nào thì đã trình bày bên trên. <BR>Diễn đàn cũng đã chứng  minh ĐĐTKPĐ vừa là Đạo vừa là Tôn Giáo nên phần Tôn Giáo nó là cứu khổ còn phần Đạo nó là cứu thế. <BR>Văn minh hiện  nay nhân loại đang hưởng dụng là Văn minh Thiên Chúa Giáo. <BR>Vậy bản chất sâu thẩm của nền văn minh hiện nay là vật chất hay tinh thần?</P>
<P><BR>1- Văn bút của Tam Kỳ Phổ Độ: </P>
<P><BR>a- Theo lời tựa của TNHT Q.1 thì đó là nền văn minh vật chất.</P>
<P><BR>b- Kinh khi về có câu:  Gia Tô Giáo Chủ giải phần hữu sanh  …<BR>Theo thiễn ý cả hai đã xác định văn minh của Thiên Chúa Giáo nặng về yếu tố vật  chất. </P>
<P><BR>c-  Xem thêm  phần quyền hành của Giáo Tông trong Pháp Chánh Truyền Chú giải cũng sẽ sáng tỏ thêm ý nghĩa của giáo hội Công Giáo  và soi sáng thêm đề tài …</P>
<P><BR>2- Trích dẫn từ Thánh Kinh : </P>
<P><BR>a- Kinh Thánh Bản Nhuận Chánh của Hội Ghi-Đê-Oân Quốc Tế.<BR>Theo Ma-Thi-Ơ  phần 10.  Chúa sai 12 sứ đồ- Trang 22-: …<BR>…. <strong>Chớ tưởng rằng ta đến để đem hoà bình trên  đất; ta đến không phải để đem hoà  bình đâu,  bèn là gươm giáo. Ta đến để làm cho người ta trái ý nhau , con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; … </strong><BR>Vậy thì người học đạo cũng nên tự hỏi cái gì làm cho người và người phải trái ý nhau?  Tình thân như cha con như mẹ con … hà cớ gì mà phải trái ý nhau?  <BR> <strong>Phải chăng ấy là do vật chất làm đảo lộn lòng người?</strong>  Phải chăng chỉ có vật chất mới làm cho đến nổi ấy?</P>
<P><BR>b- Kinh Thánh có nhiều  đoạn viết  Đức Chúa chữa  hết bịnh nan y, hoá nước ra  rượu,  hoá bánh ít ra nhiều, đi trên biển như đi trên đất bằng …. Có phải chăng là Chúa gieo ý tưởng cho nhân loại vựơt  lên những phương tiện hiện có thời ấy để xây dựng nền văn minh như ta đang thấy. Nền văn minh hiện nay phát xuất từ ý tưởng của Chúa đã được ghi lại trong Thánh Kinh … <BR>( Nhà bác  học Enstiens: <strong>ý tưởng là quan trọng số 1) <BR></strong>Dự ngôn về nền văn minh mà  Chúa  mang đến cho nhân loại là nền văn minh  thiên về vật chất.<BR><strong>Vật chất thì chỉ cứu khổ nhưng chưa phải là cứu thế. </strong></P>
<P><BR>3- Nhân loại  Tôn Vinh Ngài là Đấng Cứu Thế? <BR>Câu trả lời   nằm trong ý nghĩa QUI  LUẬT CUNG CẦU của nhân loại. </P>
<P><BR>a-  Xét tại thời  điểm Đức Chúa giáng sinh và giảng đạo:</P>
<P><BR>a.1: Chế độ xã hội: Trong khi nhân loại còn đang sống trong chế độ quân chủ chuyên chế  mà Chúa kêu gọi bình đẳng thì chính là cứu họ.  Trong khi một bộ phận có quyền lực sanh sát nhân loại đang sống trong tình cảnh "hung ác tự nhiên- Bạo chúa Nê-rô " lấy chuyện giết người và buộc người với người giết nhau làm trò giải trí mà Chúa đem  tình thương và công bằng  truyền bá là đưa xã hội  ra khỏi "địa ngục trần gian ấy " giúp nhân loại tiến lên trong nhân nghĩa.... </P>
<P><BR>a.2: Trong khi nhân loại còn thiếu thốn vật chất thì Chúa đem ý tưởng  cho nhân loại xây dựng cuộc sống vật chất … chính là cứu họ .<BR>Nên nhân loại phải ghi nhớ công ơn đó và  tôn vinh là Đấng Cứu Thế .</P>
<P><BR>b- Tại thế kỷ 20: </P>
<P><BR>b.1: Nhưng tự trong bản thân của Giáo Hội chưa vạch ra một bộ máy để làm mẫu mực cho nhân thế. <strong>Chưa vạch ra một mô hình xã hội mẫu mực có khả năng làm  công thức cho nhân loại nhìn vào mà học tập để xây dựng chính quê hương họ. </strong></P>
<P><BR>b.2: Hiện nay Thiên Chúa Giáo là  “ khán giả lớn”  trên tiến trình văn minh của nhân loại. </P>
<P><BR>b.3: Thiên Chúa Giáo  đủ cho buổi đầu mà không tròn đầy ở buổi sau: </P>
<P><BR>+ Đến thế kỷ 20 thì Giáo lý  Chúa nói riêng " và các Tôn Giáo nói chung" vạch ra cho nhân loại đã không còn đủ sức để giúp cho nhân loại xây dựng đựơc Bác Ái và công bằng như Chúa muốn. " Hai  cuộc chiến tranh thế giới vừa qua là một bằng cớ điển hình". </P>
<P><BR>+ <strong><U>Hiện nay là thế giới đang bước  vào toàn cầu hoá mà Giáo Hội Thiên Chúa  không thể cung ứng một công thức hay mô hình xây dựng thế giới đại đồng.</U></strong></P>
<P><BR>Đó là những cơ sở biện chứng từ QUI LUẬT CUNG CẦU để  giáo lý Tam Kỳ Phổ  Độ  xác định  các Tôn giáo trước đây không đủ sức để kềm chế nhân loại trong vòng thương yêu nữa “  hết nhiệm kỳ” .</P>
<P><BR>Nhu cầu nhân loại  ngày một cao  về vật chất lẫn tinh thần … nhân loại nhớ ơn và kính cẩn nghiêng mình trước những đóng góp của các nền tôn giáo trong các thời kỳ đã qua nhưng <strong>nhân loại  vẫn phải tiến đến những nền văn minh  mới… do vậy mà Tam Kỳ Phổ Độ hoằng khai…. </strong></P>
<P><BR>Tam Kỳ Phổ Độ kế thừa tinh hoa của các thời kỳ trước nên Tôn Giáo  dành cho các vị Giáo Chủ các tôn giáo nói riêng và những hiền triết của xã hội (Tam Thánh)  ở những vị trí hết sức trang trọng.</P>
<P><BR>ĐĐTKPĐ có Pháp, có luật, có cơ ngơi, có công thức, có mô hình, có bộ máy nhân sự, có hệ thống hành chánh tôn giáo…  đầy đủ để giúp nhân loại xây dựng thế giới  đại đồng trên nền tảng Bác Ái công bằng…. </P>
<P><BR>Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ  là Đạo đồng thời cũng là Tôn Giáo, và đảm trách nhiệm kỳ thất ức niên rồi cũng lui vào hậu trường nhường chổ cho một nền văn minh mới nữa đúng với qui luật  cung cầu.</P>
<P> Trong tinh thần thảo luận để làm sáng tỏ giáo lý DĐTKPĐ chúng Tôi xin phép có kiến giải như trên nếu có gì chưa chắc chắn xin đựơc thông cảm để học hỏi thêm.</P>
<P> Kính.</P>
<P>                                                                        Trần thị Minh Thu. </P>
<P><BR>                         </P> 
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P><FONT size=3>Xin được phép góp ý cùng tỷ TTMT về câu viết:</FONT></P>
<P><FONT color=#0000ff size=3>Văn minh hiện  nay nhân loại đang hưởng dụng là Văn minh Thiên Chúa Giáo.</FONT></P>
<P><FONT size=3>HDDD thiết nghĩ chúng ta có thể viết một cách khác mà theo đệ thì có vẽ dễ chấp nhận hơn: "Nhân loại hiện nay đang chịu nhiều ảnh hưởng của văn minh Thiên Chúa giáo", không biết A C E và tỷ nghĩ sao? Bởi vì qua cách phân tích của tỷ MT thì nhân loại đang chịu nhiều hậu quả của văn minh vật chất hơn là "hưởng dụng".</FONT></P>
 

HUYNHDEDAIDONG

New member
<P>HDDD vẫn thấy không ỗn lắm khi nói các tôn giáo đi trước là chỉ có phần cứu khổ chứ chưa có phần cứu thế và như vậy thì chưa phải là Đạo.</P>
<P>1/ Xin A C E làm sáng tỏ thêm như thế nào mới gọi là cứu thế - Phật giáo tập trung nhiều về phần giải thoát, giúp con người thoát vòng luân hồi, như vậy chưa phải là cứu thế hay sao? Vậy thì Cao Đài giáo thực hiện chủ trương cứu thế như thế nào.</P>
<P>2/ Trong Thánh giáo chúng ta được dạy đại ý là " Phật cũng là Ta (Thượng Đế), Chúa cũng là Ta... Vậy tại sao các kỳ phổ độ trước Thượng Đế không có chủ trương cứu thế? hay là nhân loại lúc bấy giờ chưa có nhu cầu ấy chăng?</P>
<P>Xin A C E góp ý thêm cho HDDD được rỏ, xin đa tạ.</P>
 

doankhanhan

New member
<FONT size=3>
<P>Hưởng dụng hay chịu ảnh hưởng có lẽ cũng không khác nhau là mấy " lươn cũng như lịch mà lịch cũng như lươn..." na ná nhau mà thôi... </P>
<P>Chữ hậu quả cũng không nhất thiết là chỉ có xấu mà gồm cả hai do nơi xã hội dùng riết rồi có ấn tượng mà thôi... </P>
<P> Nếu hiểu đây là kỷ nguyên của Thiên chúa giáo thì thiễn ý chữ hưởng dụng có lẽ nói lên nhiều vấn đề hơn... ấy là thiễn nghĩ của mình vậy thôi... bạn thử nghĩ lại xem nhé... </P>
<P>kính .</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P></FONT>
 

Facebook Comment

Top