"Thiền đi anh"

Hao Quang

New member
Kinh nghiệm cho thấy những ngày lễ là phải ở nhà! Không được đi chơi đâu hết! Cái tự hào nhất của mình trong mấy ngày lễ là vượt qua cái cám dỗ chết người của mấy đứa bạn “đi đà lạt chơi không mi?” ..không! đi mũi né chơi không?? …không! Đi vũng tàu chơi không?? ..không luôn!
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
ở nhà 1 mình thưởng thức hương vị …một mình cũng thú vị! bỗng ..reng ..reng ..reng
“a lô! Ni hào!”(câu chào vui mỗi khi đứa em nó gọi)
“anh rảnh không? Chở em ra chỗ đầm sen với!”<o:p></o:p>
“không rảnh! em đi xe buýt đi!”<o:p></o:p>
“Không được! mấy đứa bạn nó đang đợi, đi xe buýt dễ kẹt xe lắm!”<o:p></o:p>
Sau khi nghe những lời năn nỉ ngọt như đường phèn cuối cùng mình cũng xiêu lòng chở nó đi!
Nhưng không quên thòng 1 câu: “anh chở em tới đầm sen em đi chơi với mấy bạn anh quay về đó nghen!”
<o:p></o:p>
Dạ! chu choa tiếng Dạ rõ to xen lẫn với tiếng cười khúc khích đắc thắng!
Đến đường âu cơ ..kẹt xe! Đợi 5 phút rồi 10 phút…20 phút mà chỉ nhúc nhích ..rục rịch có mấy met! Không đeo khẩu trang hịt mùi khí thải, điện thoại của đứa em kêu liên hồi do mấy đứa bạn nó hối! mình thì cũng nóng hết ruột gan mong chở nó tới ….”dụt” đó chạy về ngủ một giấc cho …sướng!

Mồ hôi mồ kê nhễ nhại đâm bực mình “quạu” với đứa em “ đã nói bao nhiêu lần rồi có đi chơi thì đừng bao giờ chọn ngày nghĩ lễ! thế mà em không nghe! Giờ kẹt xe rồi thấy chưa”
<o:p></o:p>
Nghe giọng lí nhí của nó “ em đâu phải như anh đâu! Một năm em nghĩ được có mấy ngày chứ bộ! với lại em cũng chưa đi đầm sen lần nào” nghe lời nói phụng phịu của nó tự nhiên cũng thấy ..thương thương! ừa! cũng đúng hồi trước = tuổi nó mình cũng …”ngu” như nó mà! Hic! Hơn nữa mình bực mình nó thì ít mà bực mình sự vô ý của mọi người thì nhiều!
Nó ngồi im re ! Nếu mình không quơ cái tay ra phía sau đụng nó thì chẳng biết nó ..rớt lúc nào nữa!
Nhúc nhích mấy met nữa chịu hết nỗi! “đó em thấy chưa! Kẹt xe quá chừng”
<o:p></o:p>
Thì bỗng đâu bên tai nghe câu “thiền đi anh”! nghe là lạ! quay sang phải, quay sang trái thấy toàn là bịt khẩu trang kín mít chớ đâu nghe thấy ai nói gì đâu! “thiền đi anh” lần nữa vang lên! Quay ra phía sau hỏi: “ em nói hả”! dạ! tiếng dạ lí nhí!

Nghĩ ngợi một lúc xuống giọng hỏi: “thiền là sao em”! em nghe bạn em nói mỗi khi kẹt xe mà bực mình thì người sẽ càng nóng mồ hôi ra nhiều! nên cứ im lặng thở đều đặn mà đi thì tự nhiên sẽ bớt bực mình tụi em gọi đó là ..Thiền!”

Thầm nghĩ trong bụng không biết chiêu này nó nghĩ ra hay nghe bạn nó nói! Nghĩ đi nghĩ lại thấy cũng đúng càng bực mình cũng chẳng được tích sự gì! Bạn nó đợi, nó không nôn nóng mình là anh kẹt xe 1 chút lại bực mình thấy cũng không phải! hơn nữa mình luôn khuyến khích nó ăn chay kia mà ….trong khi kẹt xe chút thì …thật chẳng giống mình chút nào!
ừa! thiền thì thiền! im lặng thở đều đặn mà nhúc nhích từng xí một! tự nhiên cảm thấy thoải mái thoát kẹt xe lúc nào không hay!

và ngày mai bắt đầu đi làm sau những ngày nghĩ lễ ! mỗi khi kẹt xe lại nhớ đến "câu thần chú "của đứa em: “THIỀN ĐI ANH” :10:
 

1234

Active member
“THIỀN ĐI ANH” :111: :26: :26:
Một ý rất hay của bạn Hào Quang về "Thiền Động - Ứng Dụng " Trong những trường hợp tuơng tợ,Có lẽ chúng ta đều độ thần khí, để tâm tỉnh lặng quán sát những nổi "bực dọc" đang qua lại và bộc khởi trong Ta , khi ta quan sát và Quán "nó".Tự dưng "nó" tan biến mất tiêu không để lại tỳ vết nào ! ( cũng như khi "nó" xuất hiện. )

Còn giả lỡ như khi "nó" bộc khởi xuất hiện,Ta mãi bám theo "nó" ( cái bực mình ! ) Có không ít những nguời "duyên" lấy "nó" cho "nó" là thật có đôi lúc phần nhiều => những sự cự cải,,,,không đáng có với những nguời đi đuờng với nhau ! ( Khi ấy cái "bực mình" nó lẳng lặng biến đi mất tiêu tự hồi nào mà cái nó để lại là những cái rất thật : Cự cải, nóng nảy, lời qua - tiếng lại, nặng nề với nhau ,,, ) :105:
 

szs

New member
Ma chướng?

Khi đã trải qua rồi mà được đọc bài viết này tự nhiên thấy nó thật hay szs muốn được chia sẽ, cái chỗ đánh chữ bự màu đỏ đọc khúc đó szs không thể không bật cười bởi cái niệm tưởng nó thật đáng sợ!!
Ma
Mặt trời hay là mặt trăng bị che tối (nhật thực hay là nguyệt thực) điều là bị ma chướng cả. Gặp một phen ma chướng thì phải có sanh một lần trí-huệ. Có sanh một lần trí-huệ mới là được một lần trí huệ. Có sanh một lần trí huệ mà xét thấu, lại sanh lòng phiền não, ắt đại sự hư hoại.
Thường vào cửa chùa thấy bốn vị Kim Cang hàng phục tám con quái, đó là cái biểu tượng (cái dấu hiệu ở ngoài) hàng ma. Khi tới trong đại điện, thấy Phật ngồi đoan trang ở giữa, đó là cái biểu tượng "tẩy tâm thối lòng ư mật" nghĩa là rửa sạch cái tâm mà đem thối ẩn nơi chỗ kín.
--Có kẻ hỏi: một Phật, hai Bồ tát cái nghĩa ra sao?
--Trả lời: số thuộc dương là lẻ, số thuộc âm là chẳng. Người thế chỉ biết tu riêng một vật (cô âm quả dương), nào có biết đồng loại gặp nhau bổ trợ cho nhau mà thành công đâu?

Những người tu hành, vì tập khí khó quên, nên cần phải học chủ tịnh. Hết thẩy tình thức ở khoảng sẽ quên mà chưa quên, cho nên có chư ma phát hiện, THUẬN THÌ KHIẾN NGƯỜI THAM MẾN, NGHỊCH THÌ KHIẾN NGƯỜI KHỦNG KINH. Vậy phải xem xét chớ để cái tâm nầy sa vào lưới tà, và thường nhớ rằng chỉ có cái tâm mà thôi, chớ không có cảnh giới nào ở ngoài nó được. Có lẽ nào tự mình mà mến, mà sợ cái tâm mình hay sao? Xét thấu được vậy, thì cảnh giới tự nó tiêu diệt.
Tiếc thay cho chánh đạo chẳng được sáng suốt, ta thuyết dấy lên như ong, có người tự tâm mê loạn, vọng xưng làm thầy người ta. Cho nên yêu tinh quỷ quái, đều thừa được lỗ hở, đem tinh thần phụ dựa vào người ấy, giả xưng là thần. Kẻ ngu không biết lại tin là thiệt, cùng nhau khen ngợi, càng nói càng hay, cả đám theo ma, rốt không tỉnh ngộ. Sống thì làm tôi dân cho ma, chết thì cũng làm hồn quỉ cho ma nữa!
Ô hô, buồn thay! Không thể cứu được. Huyền và Thích hai đạo có xảy ra nhiều việc ma mà chẳng biết đối trị, mỗi lần thành ra chứng điên, đều là bỡi thấy lý chưa rõ ràng, cượng chế cái tâm mình mà ra vậy. Duy có nhà Nho không có việc ma, là bởi đem cái công phu cách vật trí tri ra mà thi hành trước hết.
Bạch Tẫn Lão Nhơn nói rằng: "Đại phàm những "người học Đạo theo ma đều là bởi nhìn lý chưa rõ ràng, học sảo qua hai nhà kia (Huyền và Thích), rồi hạt luyện manh tu, nên hay mang thứ bịnh ấy. Duy có nhà Nho không có ma, là bởi đem cái công phu cách vật trí tri ra mà thi hành trước hết. Lời nầy phải lắm!
Ô sào thiền sư nói rằng: "Tâm sanh chủng chủng ma sanh, tâm diệt chủng chủng ma diệt" Nghĩa là: Tâm sanh thì các thứ sanh, tâm diệt thì các thứ ma diệt. Vây thì đủ thấy các thứ ma điều do vọng niệm mà ra cả.

chú giải thêm:
cách vật trí tri: ##########
hạt luyện manh tu: nghĩa là tu đui luyện mù

TRÍCH NGUYÊN VĂN: cuốn DƯỠNG CHƠN TẬP
Phải nói Ma đúng là đáng sợ cực kỳ cực kỳ đáng sợ khủng kinh khủng kinh, trải qua mới biết!!
 

Phụng Thánh

New member
Kính thưa chu Hiền !

Chúng tôi không chống việc Hành Thiền của nhiều Tín đồ Đạo Cao Đài đang thực hành .
Tuy nhiên Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy có dạy, xin trích một đoạn như sau,
để chư Hiền tùy tâm suy xét .

Ðại-Ðàn Cầu-Kho - 5 Mars 1927

<CENTER>Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Giáo Ðạo Nam Phương </CENTER>

Trong các con có nhiều đứa lầm tưởng hễ vào Ðạo thì phải phế hết nhơn sự; nên chúng nó ngày đêm mơ tưởng một đều rất thấp thỏi là vào một chỗ u-nhàn mà ẩn-thân luyện Ðạo. Thầy nói cho các con biết: nếu công quả chưa đủ, nhơn sự chưa xong, thì không thể nào các con luyện thành đặng đâu mà mong. Vậy muốn đắc quả thì chỉ có một điều phổ-độ chúng-sanh mà thôi. Như không làm đặng thế nầy, thì tìm cách khác mà làm âm-chất, thì cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng có thể đạt địa vị tối cao. Các con phải hiểu Thánh-Ý Thầy mà trau dồi chí lớn. Dầu đi lối nào cũng phải cần cái đèn thiêng-liêng chiếu rõ mới đặng vững bước. Làm vua, làm thầy, làm công nghệ, làm đạo-sĩ cũng cần phải có chí lớn mới mong thành tựu đặng. Các nghề dưới thế không có nghề nào là vô dụng mà vô dụng là tại người không chuyên vậy.
 

Vien Linh

New member
Phàm không muốn dứt ...muốn thành Tiên
Tri kiến hơn thua ...phải lụy phiền
Càng muốn... càng xa ...miền cực lạc
Thiền chi cho ố chốn Thiêng Liêng
VL
 
Sửa lần cuối:

LongNguyen

New member
Bài tâm sự của Hào Quang thật hay! Vừa vui nhộn, vừa bày tỏ được cái tâm đạo của huynh! Trong cuộc sống muôn ngàn màu sắc giả tạm, hơn thua thì chính cái tâm thanh tịnh là bửu bối giúp cho chúng ta hiểu được Thiên Ý mà hoán cải mỗi mỗi hành vi của tư tâm, tà ý. Huynh 1234 nói cũng chí phải. Thiền chính là cái pháp để gột bỏ những chuyện "không đâu" mà trần gian mang lại. Tâm thanh tịnh không cắc cớ, vương mang nhiều sẽ giúp chúng ta giải quyết sự đời chẳng thiên lệch.

Mong quý huynh sẽ có nhiều cơ hội hành thiền để tu tâm luyện tánh, lánh xa nẽo thất tình, lục dục; thực hành minh tâm, kiến tánh để tâm không bám bụi trần gian hầu làm căn bản cho việc thừa hành theo đúng chơn pháp của Đại Đạo.

Do vậy, huynh Phụng Thánh trích lời dạy của đức Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng chuẩn lý vô cùng. Nhiều người cứ nói đến Đạo là nghĩ đến việc bỏ hết sự đời, lên núi cao, vào rừng thẳm tu luyện thần thông, bí pháp, hô phong hoán võ. Lúc Thầy mới lập hình tướng Đạo ở trần gian, nhiều người nghĩ thế nên làm chậm kế hoạch của Thiêng Liêng nên THầy đã dạy thế....Nhưng không ai biết rằng Tam Kỳ Phổ Độ lại dạy rằng đời là trường thi, ai đã đến còn bỏ đi thì coi như thi rớt là cái chắc. Đời người hữu hạn, đạo lý trường tồn, nên con người thi kỳ ba này ai cũng ráng làm nhiều chuyện công đức, tích âm chất để trở về nhà xưa. Những ai mơ tưởng chuyện thanh nhàn, thành Tiên, Phật mà lại phế bỏ các bài thi của Thượng đế Chí tôn thì có luyện mật pháp, có đạt được phép xuất hồn cũng chẳng ích gì cho chúng sanh, trước mắt là chẳng thi được bài thi Công Quả, chẳng lập được Công, Đức, Vị của Con Người rồi!

Bởi vậy cho nên, một mặt con cái của đức Chí Tôn phải thực hành công quả thường xuyên, bồi dưỡng tâm hạnh từng giây phút để có được chữ "nhơn sự", tức là có con người hiểu Thầy, hiểu Đạo. Chứ hiểu nhơn sự là con người thông thường thì toàn nhân sanh đã có rồi sao Thầy lại dạy "nhơn sự chưa xong". Để bồi dưỡng tâm, hạnh, đức, tài thì pháp môn luyện đạo là phương pháp toàn vẹn. Đó là phương pháp hồi quang phản chiếu để tự trực nhận bản lai diện mục của hữu ngã, biết được cái chân thật của lẽ sống, của lý đạo mà hành vi được sáng suốt, sự được hanh thông.

Hành thiện không là yếu tố quyết định cho việc trở về với Thầy. Hành thiền là yếu tố bổ trợ cho việc làm công quả của người tu hành theo con đường Tam Kỳ Phổ Độ. Muốn Phổ Độ phải làm công quả, muốn làm công quả chơn chánh thì tâm phải là Thiên Tâm. Muốn có Thiên Tâm phải có pháp môn, có "thuốc" đặc trị để chữa tâm bệnh, nuôi trồng bát chánh trong tâm. Sự là do tâm nên Thầy đã nói "vô dụng là tại người không chuyên". Để việc công quả hữu dụng thì tâm phải chuyên...Chuyên không phải chỉ là làm nhiều mà quen. Chuyên có nghĩa là có phương pháp để làm hiệu quả hơn. Phương pháp ấy chính là thiền định!

Bài thơ của huynh Viên Linh có ba câu rất hay! Câu cuối thì lại đi ngược với 3 câu trên. Nếu hiểu Thiền là cách gỡ bỏ ảo tưởng Tiên Phật, ảo tưởng hơn thua, ảo tưởng ham muốn...thì chắc huynh sẽ viết khác....:21: Nếu hữu duyên huynh sẽ nhận thấy Thiền tức là Thiêng liêng hóa cái bản ngã, tư tâm. Thiền tức là làm cho lòng mình trống rỗng những tà mị, thị phi để rót đầy ân điển Thiêng Liêng và phước báu. :21:

Chỉ có việc là đừng bảo Thiền là cao mà lập công quả là thấp. Đừng bảo Thiền là phi đạo mà tạo phước đức là thiên cơ! HỮU DỤNG LÀ TẠI DO TÂM NGƯỜI. Ai muốn lập công quả hữu dụng, tự khắc thấy việc hành thiền là cần thiết.

Chúc quý huynh an lạc,
 

Vien Linh

New member
Cảm ơn huynh Long Nguyên góp ý

VL xin được sửa lại câu cuối là : Thiền chi như thế ố Thiêng Liêng
 

1234

Active member
Huynh V,L :
Phàm không muốn dứt ...muốn thành Tiên
Tri kiến hơn thua ...phải lụy phiền
Càng muốn... càng xa ...miền cực lạc
Thiền chi cho ố chốn Thiêng Liêng

Thiền đem chơn tánh cận ,,,Thiêng Liêng
Tri kiến đuợc - hơn kể ,,,ra gì !
Càng muốn càng,,,không sanh Ham Muốn !
Dứt ,,,Muốn , Bặt ,,,Ham ,Chắc là ,,,,Thiền ? ? :105:

Đệ xin Góp tí câu chữ vui cùng Huynh V,L và bạn LongNguyen
 

Vien Linh

New member
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết, một quan niệm, những cái gì được cấu tạo bằng ảo giác, bằng suy luận, bằng những tràng ý niệm mơ hồ. Thiền cũng không phải là một triết học hay khoa học với tất cả những phương pháp, hệ thống cơ cấu, tổ chức nó.

Thiền là một danh từ tạm dùng để ám chỉ một tâm thái hoàn toàn tự do tĩnh lặng, an nghỉ nơi con người, một tâm thái tràn đầy sáng tạo, một tâm thái thường trực bất biến, phi thời gian, ngoài mọi xung đột, ngoài mọi suy tưởng luận lý, và không có một biến động trên đời nào có thể xâm phạm được. Và ta chỉ có thể đạt được tâm thái này bằng hành động, bằng sự thể nghiệm thân chứng của chính cá nhân, chứ không thể bằng những cuộc thảo luận, bằng ngôn ngữ sách vở.

Do đó, Thiền đòi hỏi ta phải thực nghiệm.

(VL góp nhặt)
 

hienhuu

New member
Chào Quí Hiền !
Theo hh thì Thiền là đi, đứng, nằm ngồi gì đều Thiền được hết ấy là ta đang Động ví dụ ta đang bực tức chuyện gì thì phải Thiền để bảo-hòa cho hết bực tức bằng cách ta làm động tác hay suy nghĩ về 1 vấn đề khác để cho ta không còn bực tức nữa.
Còn Định chính là Tịnh như là ta Định-Thần tức Thần ta ngưng lại hay còn gọi là Tịnh-Thần.
vậy Thiền-Định chính là Tham-Thiền Nhập-Định hay là Động-Tịnh cũng thế tức đã có đủ Dương và Âm hay Âm và Dương tức Âm-Dương hiệp-nhứt và Điên-Đảo ấy là Đạo. Nên Thiền-Định cũng chính là Âm-Dương Hiệp-Nhứt đó vậy./. Kính
 

Phụng Thánh

New member
Thiền định là gì ? Mời đọc Cao Đài Tự Điển :

Thiền: Yên lặng nghĩ ngợi để tìm lẽ đạo. Từ ngữ THIỀN có nguyên gốc từ tiếng Phạn: DHYANA, hán văn phiên âm là THIỀN-NA hay nói vắn tắt là THIỀN, còn người Nhựt thì gọi là ZEN.
Dhyana có nghĩa là tĩnh lự, trầm tư chuyên chú vào một chơn lý đến chỗ triệt ngộ.
Thiền phô diễn một giáo lý được coi là tuyệt đỉnh của tất cả tư tưởng Phật giáo, một giáo lý trực chỉ, sâu xa mà thực tiễn, đưa đến sự giải thoát rốt ráo và giác ngộ viên mãn.
Thiền, theo một thành ngữ của Trung hoa diễn tả, là một cái gì tròn và lăn, trơn và trượt, một cái gì không nắm vững được, không mô tả được, một cái gì bất khả tư nghị.
Ngôn ngữ Thiền rất bí ẩn, với những thái độ rất kỳ quặc của các Thiền sư, và những phương pháp lạ lùng mà Thiền sư áp dụng trong giáo lý và phương pháp tu của họ.
Td: Một vị tăng hỏi Thiền sư:
- Thế nào là ý của Tổ Sư Đạt Ma khi từ Thiên trúc đi qua Trung hoa? (Ý muốn hỏi chơn lý Thiền là gì?)
Vị Thiền sư đáp: - Cây trắc bá ngoài sân.
Cũng cùng câu hỏi nầy, đem hỏi một Thiền sư khác thì được trả lời là: - Cái khứa của tấm ván mọc lông.
Những câu trả lời đó, nghe qua rất lạc đề đến độ kỳ quặc, không thể hiểu nổi.
Người ta lý giải những câu trả lời ấy có hàm ý về biến tại tính của thực tại, vì chơn lý nhập vào tất cả mọi vật ở mọi nơi: Cây trắc bá hay ngọn gió thổi, hay cái tấm ván mọc lông, đều là những thực tại sống động trong cái "bây giờ và ở đây" để nói lên cái ý của Tổ Sư Đạt Ma qua đây là để giải minh cái chơn lý đại đồng.
Trong ngôn ngữ của Phật giáo thường nói hai tiếng ghép là THIỀN ĐỊNH. Định là một trong phép tu Tam học: Giới, Định, Huệ, rất đặc thù của Phật giáo. Định là một trạng thái tâm lý chứng được bằng phép tu Thiền. Thiền là một diễn trình và Định là cứu cánh.
Nhà tu hành lúc mới ngồi trầm tư mặc tưởng thì ở cảnh Thiền, tới chừng tâm trí tập trung lại nơi một cảnh cao viễn thì vào cảnh Định. Như vậy, Thiền Định là hai giai đoạn tu tập liên tiếp nhau. Đắc được phép tu Thiền Định là đạt được trình độ tâm linh rất cao.
"Hành giả khi ngồi kiết già, đắc được phép Thiền thì tinh thần vượt khỏi cõi Dục giái (cõi còn ưa muốn), bèn lên một từng trong bốn từng trời Sắc giái: 1. Sơ Thiền. 2. Nhị Thiền. 3. Tam Thiền. 4. Tứ Thiền.
Nếu hành giả đắc luôn phép Định, tinh thần bèn vượt cõi Sắc giái mà lên đến một từng trong bốn từng trời Vô sắc giái:
1. Không vô biên xứ.
2. Thức vô biên xứ.
3. Vô sở hữu xứ.
4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Hành giả đắc 4 phép Thiền và 4 phép Định ấy nhưng chưa ra khỏi thì kêu là Thiền Định Hữu lậu, được Ngũ Thông (5 phép thần thông) là cùng. Nếu ra khỏi tức là đạt tới phép Diệt tận định thì được giải thoát hoàn toàn, kêu là Thiền Định Vô lậu, bèn đắc Lục Thông thành bực La Hán hoặc Phật.
Cách nhập Thiền Định và cách xuất Thiền Định của bực La Hán, bực Phật, đại để như vầy: Các Ngài dùng tinh thần mà lần lượt trải qua 4 cảnh Thiền, 4 cảnh Định và cảnh Diệt tận định, rồi các Ngài từ cảnh Diệt tận định mà lần lần trở xuống 4 cảnh Định và 4 cảnh Thiền, chừng xuống tới cảnh Sơ Thiền, các Ngài mới ra khỏi cảnh ấy mà mở mắt và đứng dậy khỏi bồ đoàn." (Trích trong Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn).
 

Hao Quang

New member
HTĐM nói hay quá!
thực ra đây chỉ là câu chuyện thường gặp trong cuộc sống thôi! có thể chỉ là trường hợp kẹt xe, có thể trong gia đình có nhiều biến cố cha-mẹ- anh chị có lúc nóng giận tức thời không làm chủ được! bạn bè đôi lúc cũng hậm hực nếu không làm chủ mình thì tình bạn có thể bị sứt mẻ! như trường hợp Q chở đứa em kia! giả dụ đứa em nó không bảo: "thiền đi anh" thì không biết mình còn giận tới lúc nào nữa! biết đâu mình chở nó tới xong nó đi chơi về nó giận chẳng thèm nói chuyện nữa ấy chứ!

Q không nghĩ cách thiền nó giống như câu thứ 4 trong bài thơ của Huynh VL! nhiều lúc nghĩ sao những vị họ công phu thiền định họ minh mẫn kinh khủng dù đã đến cái tuổi gần đất xa trời! họ nghĩ những cái mà mình học suốt đời cũng không nghĩ tới được! công phu thiền định lợi ích không ngoài giải thoát linh hồn khỏi tấm thân xác nặng nề này! mà lợi ích trước mắt ..như ta biết Thánh Giáo của Thầy và các Đấng nhơn sanh đâu mấy người đọc là hiểu liền!
Như Huynh Phung Thánh dẫn giải:"Yên lặng nghĩ ngợi để tìm lẽ đạo" hay như Long Nguyên:"Đó là phương pháp hồi quang phản chiếu để tự trực nhận bản lai diện mục của hữu ngã, biết được cái chân thật của lẽ sống, của lý đạo mà hành vi được sáng suốt, sự được hanh thông. "

và Q nghĩ rằng! nhơn sanh sẽ hưởng lợi rất nhiều từ những vị này! sẽ có những bài giảng hay chí chân - chí thiện! đặt biệt những vị làm bên ban Phổ Tế cần phải "công phu tịnh luyện" như thế sẽ có nhiều bài giảng đạo hay, vì sao Q có những ý này! Q đã từng được nghe Đạo của vị Đạo Huynh so với tuổi đời để làm Phổ tế thì còn rất trẻ! anh ấy chỉ làm Phó ban Phổ tế thôi! anh ấy ăn chay trường và thiền định cũng lâu rồi! nghe cách anh ấy nói là mình muốn bỏ việc nghe hoài! gặp mấy vị tín đồ thân quen ai cũng khen nói dễ hiễu - dễ nhớ và dễ gần!

"Thiền đi anh"
(Tình trong - ý lặng - dạ thiền- tâm không)

Thiền đi anh sáng nắng hoặc chiều mưa
Dòng đời lúc ..có đôi lần vội vã!
Tình Trong đó! vô tư như cành lá!
Không si mê – sân hận cõi bể dâu!
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Thiền đi anh! Ngày mai biết về đâu?
Vô thường đến rồi đi nào hay biết!
Trăm sự đó đời còn chi tha thiết!
Ý Lặng rồi! quên hết mọi buồn vui!
<o:p></o:p>
Thiền đi anh Khổ hạnh sẽ chôn vùi!
Dù bịnh hoạn đớn đau đều qua khỏi!
Cứ tin thế! Anh ơi: Một ngày mới!
Dạ Thiền rồi sẽ thấy thật thảnh thơi!
<o:p></o:p>
Mùa lá rụng! anh cứ lượm chớ lơi!
Bốn mùa cứ từ từ thôi anh nhé!:D
Dù bão táp! Phong ba! Hay yếu khỏe!
Khắc lên Đời với hai chữ Tâm Không!:D
tặng anh ấy! dù anh ấy có đọc hay không! :D

Chúc HTĐM thật nhiều sức khỏe! hưởng nhiều hồng ân của Thầy Mẹ!
 
Sửa lần cuối:

Hao Quang

New member
tuần trước có một Bác hỏi rằng: công quả hiệu quả nhất trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là gì? mình nói tùm lum hết! nào là có đất hiến đất, có tiền hiến tiền, có công hiến công, ...Bác ấy nói những điều đó đều là công quả rất to lớn !
mình hỏi : vậy chớ cách làm công quả tối ưu là gì Bác?
Bác trả lời: " đó là Thiền Định"
mình thắc mắc: ngồi thiền tức là ngồi một chỗ thì sao làm công quả được!

Bác nói : Ngồi Thiền hay còn gọi là "Công Phu" nhằm mục đích "KHỬ TRƯỢC LƯU THANH"! đây là cũng là công quả rất to lớn !

Mình hỏi: TRƯỢC - THANH là gì hả Bác??

Bác trả lời rằng: con có thấy thế giới ngày nay thiên tai đến dồn dập, con người chém giết lẫn nhau chỉ vì những quyền lợi, hay những xích mích cỏn con!
tại sao vậy Bác?
Bác trả lời: con người vì tham vật chất, đèo bồng danh lợi quyền nên bất chấp tất cả từ những si nghĩ đến hành động không tốt tạo nên một khí TRƯỢC nặng nề bao quanh trong một không gian rộng lớn nó lấn át cái khí THANH! hai chất khí này nó đối lập lẫn nhau Khí TRƯỢC thì mang đến cho con người thiên tai, bệnh hoạn, chết chóc, còn Khí THANH mang đến cho người cuộc sống sung túc, vui vẻ, hòa đồng ....!

mà thế giới ngày nay Khí TRƯỢC lấn át khí THANH nên gây ra động đất, sóng thần, lũ lụt khiến cuộc sống con người trở nên bị đe họa và có thể dẫn đến diệt vong bất cứ lúc nào! con có thấy trong một gia đình nếu mọi người sống vui vẻ con vâng lời cha, anh em thương nhau, luôn nghĩ tốt về nhau thì cuộc sống rất em ấm và hạnh phúc! còn ngượi lại thì mỗi người đều mang tâm trạng nặng nề, chán nản ..căn nhà không còn hạnh phúc như xưa !

mình hỏi: vậy làm thế nào để KHỬ TRƯỢC LƯU THANH hả bác?
con phải ngồi THIỀN ĐỊNH!
nhưng con nghe nói: Ngồi thiền đối với những người tu cao hay đã thọ pháp mới làm được những việc như thế chứ!
bác trả lời: nếu con ngồi Thiền, không nghĩ bậy tức là không phóng tâm sẽ giúp con có trí não sáng suốt, không tranh dành, không sân si, không si mê, không tham vọng, dục tình không quấy phá mà chỉ có tình thương, sự giúp đỡ và che chở lẫn nhau ... có câu " Ngô Thân Bất Độ Hà Thân Độ" khi con hành thiền con cảm thấy tâm hồn thư thái, tâm tánh trở nên hiền lương, trí não sáng suốt mỗi lời nói, cử chỉ, hành động biểu hiện ra mang dáng dấp rất ĐẠO nhờ đó mà con có thể cảm hóa được mọi người ! nếu một nước mỗi người đều làm như vậy không lo tích trữ của cải cho riêng mình, luôn trau sửa bản thân = cách Thiền Định thì nước đó sẽ không gặp thiên tai, địa ách ..


nếu một nước có khí TRƯỢC nhiều thì thiên tai địa ách sẽ đến thường xuyên người chết rất nhiều! nên chỉ có cách duy nhất là ngồi Thiền để tạo ra nhiều khí THANH để hóa giải khí TRƯỢC! một khi góp phần vào hóa giải cái TRƯỢC KHÍ ấy sẽ giúp chúng sanh thoát khổ được rất nhiều! cho nên nói " THIÊN CƠ BẤT KHẢ LẬU" có nhiều chuyện con người có thể thay đổi được nếu đồng Tâm nhứt trí cùng nhau xây dựng một xã hội đại đồng! ..lấy công chuộc lỗi thì có thể xoay chuyển một phần nào đó! ...

đây là một câu chuyện mình góp nhặt được nên chia sẻ cùng các bạn!

mùa tu 36 ngày đã qua! các bạn cũng đã trở về cuộc sốg thường ngày lo làm ăn sinh sống cũng như các bạn HQ cũng ước ao có một đời sống Tâm Linh Thanh tịnh ..! hi vọng sau 36 ngày này các bạn sẽ phát huy những gì học được tại Thánh Đường để giúp ích cho bản thân, gia đình, Giáo Hội ...(đừng quên giúp HQ nữa nghen) trên bước đường Quy Nguyên Hoằng Hóa dẫu biết rằng sẽ có rất nhiều khó khăn đang chờ đợi!
chỉ còn trên dưới 20 ngày nữa là đến Bá Nhựt Trúc Cơ rồi! chúc các bạn tận dụng triệt để thời gian 3 tháng này để tu hành! chúc các bạn gặt hái được nhiều kết quả trên con đường hoằng dương Đạo Pháp!
 

hienhuu

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Hào Quang đưa đề tài nầy cũng hay !
Theo hh thì Công Phu bản thân để không còn Danh Lợi Quyền là Độc Thiện Kỳ Thân tức Thân ta , ta độ thì phải Thiền Định mà khử trược lưu thanh cho bản thân mà thôi !
Còn Công Quả là phải giúp mọi người bớt khổ về tinh thần hay vật chất mà hòa vào sanh chúng. Đó cũng đã khử trược lưu thanh bằng cách giúp đở mọi người bớt khổ làm cảm động đến Trời Đất, mà Trời Đất ban cho sự thanh Tức Giác Nhi, Giác Tha !
“ Thi ân, tế chúng thiên-tai tận.
Nhược thiệt, nhược vạn đại an.”…
 

Tien Duc

New member
Chào Hào Quang,
Bài thơ " Thiền Đi Anh" có phải của Quang sáng tác không sao hay quá vậy .:113:
À nhân đọc được 4 câu Thánh Giáo của Đức Lão Tổ nói về vấn đề Công Phu nên xin chia xẻ với hiền đệ.
" Tâm có định rồi thân mới an,
Tâm còn điên đảo ắt nguy nàn;
Công phu là để tâm an định,
Nên đạo nên đời chốn thế gian."
Mến
 

Hao Quang

New member
Chào HTĐM!
Hihi lần đầu tiên có một Huynh khen bài thơ của mình hay! Trước giờ HQ đâu có biết làm thơ! Ai nói “ bài thơ” là Q ngại ghê vì những bài Q làm kg theo luật bằng trắc chi hết! cũng có nhiều lúc làm xong không nhớ chỉ nhớ lác đác vài câu còn lại bóp trán dụi mắt …mà nhớ hoài kg ra! ! cảm ơn Huynh Tiến Đức nhìu nhìu
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Hiện nay các tín đồ trong Đ Đ TKPĐ đều có những quan điểm có tín đồ cho rằng chỉ cần làm công quả là có thể đắc đạo! cũng có người cho rằng công phu thiền định thì có thể đắc đạo!

vậy tác dụng của công quả như thế nào và công phu thiền định ra sao??
Theo HQ tìm hiểu gần đây chỉ mới tìm hiểu ( đọc thánh giáo, vô tình đi qua nghe nói chuyện, tìm hiểu trên mạng, …) về phần công quả:
Khi ta làm công quả thì sẽ gây ra được sự cảm ứng vơiThần Linh và sẽ được Thần linh hộ độ tá trợ cho mình trong việc tu hành (còn bản thân thì phải tự tu và tự cứu!
Khi ta làm công quả sẽ hóa giải được những nghiệp chướng mình tạo phải từ quá khứ ,..tạo ra phước báu trong hiện tại và vị lai
Khi ta làm công quả nhiều thì sẽ vượt qua được những khảo đảo trên con đường tu hành như công phu chẳng hạn! nhiều người vì công quả ít nên kg chịu nỗi sự khảo đảo nên bỏ dỡ việc tu hành
<o:p></o:p>
Còn tác dụng của công phu thiền định:
Giúp trí não được sáng suốt, tâm tánh hiền lương, từng lời nói, cử chỉ hành động đều toát ra vẻ Đạo một cách tự nhiên mà cảm hóa mọi người
Điều quan trọng của công phu thiền định là quy tụ điển quang đang phát tán trong cơ thể về một nơi nào đó để tao nên kim thân tiên thể! Chính nhờ cái kim thân tiên thể này sẽ bảo vệ và hướng dẫn người đó sau khi mất mà bước qua Tam giới để về với Thầy!
<o:p></o:p>
như vậy với một người chỉ công quả không lo công phu thì không thể hội tụ các điển quang về một nơi để mà tạo kim thân tiên thể! Còn một người chỉ lo công phu mà không lo công quả thì sẽ bị sự khảo đảo bởi nghiệp chướng từ kiếp trước rất dữ dội ( vì thiếu công quả để trả nghiệp) nên cái nghiệp này nó quay về nó đòi hoài! Làm cho người công phu kg được như ngứa ngáy thân thể, nỗi mụt, chân tay bũn rũn, đau cái này, đau cái kia ….)
đối với người tu chưa lâu thì tốt nhất vừa công quả vừa công phu (nghe nói vậy)
bài trên Bác ấy nói công phu thiền định là một công quả rất lớn có thể nói là “Bất khả tư nghị) (không thể luận bàn) nhưng làm được điều này chỉ có bậc chơn tu mới làm được! trong nền Đạo có nhiều vị như thế!
<o:p></o:p>
khi công phu thiền định của một vị nào đó nói vị đó là “độc thiện kỳ thân” hoặc “ chỉ lo cho bản thân” điều này xét khía cạnh nào đó theo cảm nhận của HQ là đúng! Bởi lẽ có lo cho bản thân, cứu được bản thân mới có thể lo cho người, giúp cho người được! thế giới ngày nay loạn lạc, xảy ra nhiều nguy biến cũng chính vì cái tôi quá lớn..phần đông chưa lo “tu thân” mà lo đi “bình thiên hạ!” nên dẫn con người đến chổ chuộng hư danh lợi tài…dẫn đến diệt vong . (đoạn này HQ đọc trong thánh giáo nhưng kg nhớ)
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
ở thế gian với con mắt phàm chỉ có thể nhìn cái hữu hình! Nên mình nhìn cái hữu hình, cảm nhận cái thấy trước mắt mà nhận xét thì có lúc đúng lúc sai! Khi còn sống trong cõi nhị nguyên này thì kg có gì chắc chắn, chẵng có gì đảm bảo …. tức là chúng ta đang ở trong vòng “dinh hư tiêu trưởng” có sanh ắc có diệt , “hữu hình tất hữu hoại”! đối với những vị chơn tu công phu thiền định vì vị đó tu bên trong nội thể hay còn gọi là “Đạo nội” có những tác động rất lớn đến chung quanh! nên về mặt vô hình với con mắt phàm thì không thể thấy! cái không thấy lại cho rằng nó không có thì theo cảm nhận của HQ là chưa đúng!
Trong kinh cúng tứ thời có câu
“1. Nhược thiệt nhược hư,
2.Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa,
3.Thị không thị sắc,
4.Vô vi nhi dịch sử quần linh”
(1.Ðạo Trời huyền diệu không lường, hư hư thực thực,
2.Không nói ra mà cứ yên lặng tỏ bày cuộc biến đổi rộng lớn trong khắp càn khôn vũ trụ, <o:p></o:p>
3.với con người SẮC thì có hình tướng nên thuộc vật chất hữu hình với con mắt thiêng liêng thì không có gì là KHÔNG, không có gì là SẮC, tức là không còn phân biệt SẮC và KHÔNG.
4.Ðức Chí Tôn ở trạng thái vô vi mà sai khiến toàn cả vạn linh trong CKVT ( giãi nghĩa kinh cúng tứ thời)

chỉ là Tham Khảo! vì những gì HQ viết chỉ là tìm hiểu còn thực hành .......chúc HTĐM vui vẻ hihi! chúc HTĐM đá nhiều kết quả trong đợt tu sắp tới!
 

Hư_Vô

New member
Đề tài này hay nhe mấy huynh.
-Thiền là Hồi quang phản chiếu có thể gọi là thiền minh sát không ?
-Thiền theo quang niệm của Hiền Huynh HH là " Độc thiện kỳ thân " cũng không sai,nhưng quan niệm này chưa thông.
-Theo sự hiểu biết nông cạn của HV thì có thể nói như sau ,mong quý huynh góp ý cho.
-Nếu nói ,đi ,đứng,nằm ,ngồi ,đều thiền được thì chỉ có phương cách là niệm một câu gì đó VD: như câu niệm danh Đức Chí Tôn "Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ tát Ma Ha Tát" của Đạo Cao Đài. thì mọi tạp niệm sẽ không thể phát khởi. đây là phương pháp thiền mà "Đức Lục Tổ Huệ Năng" có nói [HV không nhớ rỏ câu chỉ xin nói ý] : Tu thiền đoạt đạo khó ,niệm phật vãng sanh giản dị.
-Phương cách thứ 2 là quán niệm hơi thở,đây là phương pháp chú tâm vào hơi thở để không cho vọng niệm phát sinh,phương pháp này được áp dụng vào thời phật Thích Ca xem sách : Đường Xưa Mây Trắng.
+Nếu 2 phương cách này được áp dụng thì nó rất có ích khi chúng ta đang hoạt động hay làm việc,để chúng ta không bị tư tưởng-tạp niệm xen lấn trong đầu óc ta. nhưng phải chú ý vào việc làm vì khi tập trung quá cao sẽ quên công việc nhất là khi đi đường.
-2 phương pháp này giúp mình lúc nào cũng sống trong tỉnh thức không bị bức màn vô minh xâm lấn.từ đây mọi- hành động -tư tưởng -lời nói ,của ta sẽ hợp với lẽ Trời, vì ta luôn luôn tỉnh thức. Vậy 2 phương pháp này phát uy hiệu quả cái CÔNG BÌNH- BÁC ÁI .
-Thế thì nói Thiền là "Độc thiện kỳ thân" có hoàn toàn đúng không ? thưa Quý Huynh.
- 2 phương pháp là một .
+ Thiền khi ngồi tọa thì HV không thông ? HV xin nói cái ngu ý của mình về Tọa Thiền.
-Khi ngồi một mình để tâm hồn lắng dịu tập trung tư tưởng quán xét những việc làm đã qua, thất tình ,lục dục,bản ngã,chánh-tà v.vv...
-HV xin nói cái quán tưởng của mình mong quý huynh ,tỷ chỉ điểm.
- Quán tưởng sống -chết.
- Sống và chết thì nó nằm trong tứ đại khổ " sanh -lão bệnh tử"
-Con người thì nhờ có đất ,nước,gió ,lửa ,hiệp thành.
-ĐẤT : thì những vật thể cứng trong thân thể : xương ,răng,tóc,móng,da,thịt.....nói chung là những vật thể cứng và tế bào.
-Nước : máu ,huyết tương,dung dịch chất lỏng vận hành trong cơ thể ( hệ bài tiết)
-Gió : là không khí ta hít vào làm cho tươi nhuận máu tức oxy ,hay nói rộng hơn là khí ,khí lưu thông khắp cơ thế giúp chúng ta sống,người học khí công có thể thi triển khí công trong vỏ thuật v.v..v
-Lửa : là nhiệt độ trung hòa trong cơ thể,con người lúc nào cũng sinh nhiệt.tại sao cơ thể người luôn ở nhiệt độ 37%.Nhiệt nhờ ánh sáng mặt trời và thức ăn.
+ Người không thoát khỏi cái tuần hoàn của " thành- trụ -hoại -không -> sanh - lão - bệnh -tử"
-HV nói cái đời người cũng như cụt gạch " thành,trụ,hoại,không"
-Đất nhồi nắn đem nung trong lửa ,nó sẽ trở thành gạch tức là " thành "
-Người ta sử dụng xây nhà vv.v..v một thời gian ( trụ ) ,sau thời gian ngắn ngủi chịu nắng ,mưa v.v.. nó sẽ hư hỏng ( hoại )
-Hoại rồi không còn sử dụng được dân dần nó tan vở về với đất thế là ( không)
-HV chỉ có ích ngu ý vậy thôi,hehe.
 

hienhuu

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> HV nói được nhưng làm không được vì không thực tế.
HV có tu thiền thì HV no chớ hh này đang đói nè.
Hh có tu thiền là độc thiện kỳ thân tức hh no chớ không thể làm cho HV no được. Nếu hh nói mình tu thiền là làm cho HV no thì đó là xí gạt con nít đó.
Chỉ có Công quả Bố Thí vật Chất và tinh thần như một miếng khi đói là cho người ta ăn thì mới no. Còn mình ăn thì mình no mà thôi.
Mỗi người đều có ăn thì mỗi người mới có no.
Một người ăn thì chỉ có người đó no mà thôi.
Một người lo tu thiền thì chỉ có người đó hưởng tức độc thiện kỳ thân thoát ma vương chứ không cứu ma vương. muốn cứu ma vương thì phải gần nó lo cho nó bắt nó phải nghe theo điều chánh lý thì mới là cứu nó./.
 

Hư_Vô

New member
HV nói được nhưng làm không được vì không thực tế.
Huynh quá quyết đoán rồi nhe ^^. HV chỉ nói nhỏ nhẹ ,dùng lời vui vẽ cùng huynh nhé.
-Khi Thiền thì mình sữa được cái tánh, tức là Tu . quán xét mọi hành động -lời nói-việc làm .Tức là có gắng hết mình để có được lời nói tốt đẹp -hành động thuận lòng người -tư tưởng tinh khiết.
-Nếu lời nói không gây hại,nói hành người . mà ngược lại làm cho người ta vui vẽ ,thay đổi thái độ mà không giận,không nóng thì việc thiền có gọi là độc thiện kỳ thân không ?
-Hành động " quên mình làm nên cho người " có độc thiện kỳ thân không ?
-Tư tưởng lúc nào cũng mong người giác ngộ ,lo tu đạo đức, lúc n ào cũng thương yêu người dù họ có gét mình,đánh mình vậy có ...? không ?
-Thiền vẫn thiền ,hành động giác tha - vị tha vẫn làm .Không nên bó buộc ý nghĩ Thiền là "Độc thiện kỳ thân" huynh ah!
-Thiền mà ngồi ở nhà cố chấp thành tiên - không ra ngoài giúp người mới gọi vậy huynh nhe!
- HV quý huynh HH lắm đa.^^ Quý huynh ở cái chổ là hay dùng lời nói trung - hòa, trong bài viết.
 

hienhuu

New member
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Nếu nói quên mình làm nên cho người thì nên nói là độ thế hay tam lập chớ nói thiền thì dễ hiểu hơn.
Khi độ thế hay tam lập có đủ thì mới được vào cảnh Tham Thiền nhập định hay là tịnh luyện thì không còn ma khảo nữa.
Tức là trước mình đã có tam lập thì buổi chót mình Tham thiền nhập định dễ dàng gọi là độc thiện kỳ thân. Buổi trước mình lo cho người mà quên mình thì là Giác nhi giác tha lo cho bên ngoài, buổi sau rốt thì mình lo cho mình để trở về Cựu Vị là độc thiện kỳ thân./.
 

Facebook Comment

Top