Phương tu cao đài

dong tam

New member
PHƯƠNG TU THỜI TAM KỲ PHỔ ĐỘ

GIAO CẢM

Từ khi Đức Chí Tôn Lập Đại Đạo Tam Kỳ Phố Độ cho đến nay đã gần chín mươi năm, Thánh Ngôn Thánh giáo được các Đấng Thiêng Liêng ban cho qua các Hội Thánh Cao Đài rất nhiều, đến mức Ơn trên gọi là “kho tàng kinh điển”. Trong khối tư tưởng rộng lớn của kho tàng ấy, phương pháp tu hành của người tín hữu Cao Đài là gì? Các Đấng đã giáng dạy từ tổng quát đến chi tiết và đi từ đơn giản cho đến thâm sâu.

Với tinh thần Đại Đạo, không phân biệt bởi hình tướng tôn giáo là các Hội Thánh mà Đức Chí Tôn đã lập ra thích ứng với mọi hoàn cảnh để tận độ chúng sanh. Người tín hữu Cao Đài học và bắt chước theo tình Tạo Hóa, dung nạp tất cả các Thánh giáo không phân biệt nguồn gốc miễn là nội dung chỉ dạy điều hay lẽ phải nên làm. Theo tinh thần đó, chúng tôi sử dụng Thánh giáo của tất cả các Hội Thánh, trong điều kiện có thể của sức học và khả năng sưu tầm tiếp cận, rồi cố gắng sắp xếp lại cho có hệ thống lý luận hầu chuyển các Thánh Ngôn – Thánh giáo thành một pho giáo lý mang tính Đại Đồng hầu đáp ứng cho cả ba trình độ căn trí: hạ, trung và thượng

Trong tập sách này, chúng tôi sắp xếp lần lượt các đề tài, khởi đầu với bài Thánh giáo của Đức Quán Thế Âm nêu lên sơ đồ tổng quát với “Bảy bước trên đường tu tiến” với bước đầu nhập môn cầu đạo rồi lần lượt qua các bước tiếp theo và đích đến sau cùng là giải thoát. Kế đến bài thứ hai, “Môn tu căn bản của Đại Đạo Cao Đài” gồm các bài Thánh giáo: một của Đức Đông Phương Chưởng Quản Vô Vi Hiệp Thiên Đài, một của Đức Nhị Trấn Oai Nghiêm Quán Thế Âm và ba Thánh giáo của Đức Chí Tôn.

Học hỏi thiên kinh vạn quyển, chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng quát, tất cả các tôn giáo đều không ngoài chữ Tâm. Cũng như thế, chìa khóa để mở cửa tâm hồn của mỗi tín hữu chúng ta đồng thời mở cửa Thiên đàng chính là câu kinh khởi đầu cho mỗi thời cầu nguyện: “Đạo gốc bởi Lòng thành, tín, hiệp”.

Từ đây, chúng ta bước vào tìm học Tân pháp trong Tam Kỳ Phổ Độ, pháp môn “Tam Công”. Hầu như các tín hữu Cao Đài đều biết nhưng lại chưa nắm được những mấu chốt!

Chủ đề được dùng để khép lại Phương Tu thời Tam Kỳ Phổ Độ là ý nghĩa của bài “Kinh Ngũ Nguyện”, qua đó chúng ta sẽ thấy bóng dáng của Tam Công. Các đề tài lần lượt, dẫn dắt người tín hữu Cao Đài chúng ta đi trọn con đường Sứ Mạng làm Người theo lập trường “Thuần chơn vô ngã – thuần túy đạo đức” hầu đạt đến đích điểm sau cùng trở về quê xưa.

Đọc kinh cầu Lý”. Trình bày trong tập này giúp cho tín hữu Cao Đài nắm được những ý nghĩa căn bản của kinh, những lời kinh khởi đầu và kết thúc mỗi khi cúng Tứ thời.

Trước xây đắp Cao Đài Thánh đức,
Dụng Nam bang làm mức phóng khai;
Dân Nam sứ mạng Cao Đài,
Năm châu bốn bể hòa hài từ đây
.”

Ước mong tập sách nhỏ này sẽ mang lại được hữu ích thật sự cho việc tu tiến của anh chị em đồng đạo và góp phần thực thi sứ mạng chung của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Kỷ niệm Rằm tháng 10 Nhâm Thìn 2012
 

dong tam

New member
BẢY BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG TU TIẾN

Thường thường, người vào đạo có quan niệm là ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, sám hối, hành thiện để nhờ phước huệ Trời ban. Nhưng có mấy ai chịu khó phân tách những giai đoạn tiến triển trong khoảng đời lập thân hành đạo và cũng có mấy ai chịu khó kiểm điểm xem sự tu học mình đã đến trình độ nào.

Do đó nên sự tiến thối, thăng đọa từng ngày một đã xảy ra không biết bao lần mà không hay không biết.

Hôm nay, Bần Đạo phân tách những nét chính của những giai đoạn của đời người tu học để chư hiền đệ muội xem kỹ rồi tự trắc nghiệm bản thân mình, sau đó sẽ thấy rõ công nghiệp đức hạnh trong đời tu của mình đã đến mức nào rồi.
Những giai đoạn đó có thể tạm chia như sau:

1. Là Nhập Môn, nhập đạo hay quy y cũng thế
2. Là giữ đạo
3. Là học đạo
4. Là hiểu đạo
5. Là tu thân lập hạnh
6. Là hành đạo
7. Là Thánh Thiện hay Thánh Tâm hay giải thoát cũng thế

Đây Bần Đạo sẽ diễn tả từng điểm một:

- Một là NHẬP MÔN: (nhập Đạo hay Quy Y)

Vì muốn xa lánh những điêu ngoa tội lỗi, xảo trá sa đọa của nhân thế thường tình nên chọn một con đường để đời mình lấy đó làm lẽ sống, thích hợp với tâm linh thuận Thiên hòa nhân, nên phải đặt mình vào một nếp sống đạo lý. Đó là động lực thúc đẩy mình phải chọn một đoàn thể đạo đức hay một tôn giáo nào để nhập môn qui y.

Khi nhập môn rồi, đương nhiên tên, họ, lý lịch mình sẽ được ghi vào lịch đạo của tôn giáo đó và chịu theo nếp sinh hoạt của tôn giáo đó từ nội qui đến giáo thuyết, giáo điều. Còn về phần thiêng liêng thì cũng đã được ghi danh tánh vào Thánh tịch hoặc Tiên tịch hay Phật tịch.

- Hai là GIỮ ĐẠO:

Giữ Đạo nơi đây có nghĩa là tôn trọng nội qui luật lệ, giáo thuyết, giáo điều của tôn giáo đó không dám làm trái lại. Nếu nhập môn quy y mà không giữ Đạo, chẳng khác chi một bịnh nhơn đến pháp sư xin sợi niệt, lá bùa về treo trên ngạch cửa hoặc đeo vào cổ.

(Thí dụ: người giữ đạo phải ăn chay, giữ giới cấm, đến chùa thất hàng tháng, không được làm một số nghề như buôn bán ma túy, rượu mạnh, sát sanh hại vật …)

Đức LÝ GIÁO TÔNG có dạy:

Ví như có lần đã dạy: Một quyển sách vần A, B, C… không làm cho học sinh trở nên hàng bác học, nhưng muốn trở nên hàng bác học phải khởi thỉ và trải qua quyển sách vần ấy v.v..

Từ cái giả đến cái chân, phải chịu khó suy nghĩ biện luận để áp dụng và thực thi nó cho đúng chỗ, đúng lúc. Chư hiền đệ muội vào cửa đạo tuy là khó, nhưng cũng còn dễ hơn là giai đoạn học đạo, hành đạo và đắc đạo
.”

- Ba là HỌC ĐẠO:

Điều nầy mới bắt đầu hữu ích cho sự mở mang kiến thức. Học đạo từ người nầy truyền pháp cho người khác, hoặc xem kinh điển căn bản về giáo lý để biết được điều nào nên làm, nên nói, nên suy nghĩ và việc nào không nên làm không nên nói, không nên suy nghĩ. Việc nào là thuận Thiên hòa nhân, việc nào là nghịch Thiên phản nhân,v.v…
Nếu giữ đạo mà không học đạo, chẳng khác chi một người học sửa máy thu thanh chỉ mua cái máy đem về để đó, hằng ngày đi ra đi vào, đi tới đi lui, trông bề ngoài cái máy ấy mà không chịu khó mở ra các bộ phận bên trong để nghiên cứu hoặc học hỏi, hoặc nhờ người chuyên nghiệp chỉ giúp.

Các Đấng Thiêng Liêng khác cũng dạy:

▪ “Tu phải học hiểu qua giáo lý,
Giáo lý là kim chỉ hướng Nam;
Cho con nhập Thánh siêu phàm,
Khỏi vòng luân chuyển con tằm nhộng tơ
.”
(Đức Mẹ Diêu Trì)

▪ “Tu không học hỏi tu mù... ...
Tu mà không học ... như mù đi đêm
.”
(Đức Lý Giáo Tông)

▪ "Tu phải học, học để hiểu rõ ngọn nguồn. Hiểu phải hành cho kiên trì nhẫn nại liên tục để phát triển Thánh Tâm, mở mang Thánh Ý, khêu tỏ ngọn đèn từ huệ nội tâm của mỗi người.

Sự tu học tuy dễ mà khó. Dễ ở chỗ không ai bắt buộc gò bó, đóng khung mình trong một luật lệ nghiêm khắc, chỉ do nơi tự giác tự nguyện của mình mà thôi. Hễ vui thì đi chùa thất hoặc đến giảng đường nghe giảng đạo hàng tuần, lúc buồn hoặc biếng lười thì ở nhà ngủ ráng năm ba kỳ không sao...

Thế nên người tu học phải tự mình đặt cho mình một kỷ luật riêng tư khắt khe gò bó, vừa với sức mình rồi hằng ngày tuần tự nhi tiến đều đều liên tục.


Riêng đối với thành phần đạo hữu trẻ là con em nhà đạo, Ơn trên động viên khuyến khích thanh thiếu niên phải song hành cố gắng học văn hóa, khoa học, kỷ thuật trong đời vừa siêng năng học đạo lý:

Học tập là kiến tạo tri thức để phụng sự xã hội. Tu tập là xây dựng ý thức tinh thần để cải tạo xã hội.

Có học, có tiến, có hành động mới dìu dắt được mình, cộng đồng mình và xã hội vượt qua bóng tối của tầm thường chật hẹp trong đời sống vật chất, trong phạm vi kiến năng. Có tu, có đức, có hiến dâng mới đem đạo vào đời làm rạng danh Thượng Đế. Nhờ đó xã hội trở nên lành mạnh hóa, đi lần đến Thánh đức tại thế gian
. ”

Để đạt được ước vọng đó, trước tiên phải ý thức:

Nếu muốn biểu dương giáo lý Cao Đài là quy Tam giáo nó phải đòi hỏi đến sự học thức rộng rải từ văn chương đến pháp đạo. Phải thông rành luật lệ ngọn ngành trong Tam Giáo rồi còn phải đòi hỏi đến sinh ngữ nữa, ví dụ một khi đoàn hướng đạo Cao Đài đi ngoại quốc đến một sắc dân nào cố nhiên phải đòi hỏi sinh ngữ ấy… … Đó các hiền hướng đạo thấy trách nhiệm quan trọng dường bao. Con đường nhứt định phải đến nhưng bao giờ sẽ đến. Vậy thì… sau đây ai là người thiết tha vì chơn lý đạo thì nên tìm học những nhu cầu mà Bần Đạo vừa tạm sơ qua.

Sự học phải đòi hỏi cấp bách nếu thời kỳ này không thực hiện được, thì Thượng Đế buộc lòng phải đem chánh pháp giao cho một dân tộc khác. Rồi chừng ấy con cái Đức Cao Đài hiện tại sẽ ăn năn nhưng quá muộn
.”

- Bốn là HIỂU ĐẠO:

Điều nầy đã bắt đầu hơi khó rồi. Nói rằng hiểu đạo ai cũng có thể nói được. Nhưng hiểu cho đúng lại là một việc khác. Thế thường, mỗi người hiểu đạo một cách khác nhau vì hoàn cảnh, nghề nghiệp, tập quán, xu hướng...v.v... Chính điều đó là điều rắc rối.

Thí dụ: giải nghĩa câu "Vật dưỡng nhơn"

• Có người nói theo nghĩa là các con vật phải phục vụ cho người nhứt là chúng phải chết để làm miếng ngon, thịt béo nuôi dưỡng con người. Biện luận như vậy để hợp thức hóa các trường hợp sát sanh.

• Có người lại giải nghĩa câu ấy như vầy: "Vật dưỡng nhơn" là ý Thượng Đế muốn an bài cho vạn vật, vì lòng háo sanh. Vật nơi đây có nghĩa là: hoa quả, thảo mộc, ngũ hành để lấy đó biến chế tất cả vật cần thiết để dùng trong mọi trường hợp. Như nhà ở, áo mặc cơm ăn, nước uống, phương tiện di chuyển như thủy lục không bộ hành.
Tất cả phương tiện đó xuất phát tự ngũ hành mà ra, trở thành vật dụng do trí khôn ngoan của Thượng Đế sẵn ban cho mỗi người, từ dân quê mùa dốt nát đến hàng bác học siêu nhân.

• Một thí dụ khác nữa: như con người khôn ngoan, khi bịnh hoạn ốm đau có lương y, bác sĩ, lang ta, lang tây. Hỏi vậy con cá dưới nước, con chim trên rừng, con thú trong hang không có lương y rồi chúng nó tuyệt nòi tuyệt giống hết sao? Chúng vẫn có bản năng tự vệ, bản năng tự tồn mà những bản năng đó cũng từ đức háo sanh Thượng Đế an bài cho chúng thôi. Vật dưỡng nhơn hay vật dưỡng vật phải hiểu nghĩa như vậy. Đừng nên nghĩ khác mà trái với đức háo sanh luật bảo tồn vạn vật của Tạo Hóa.

Thử đem so sánh hai định nghĩa như trên sẽ thấy ngay rằng hiểu thế nào là đúng thế nào là sai.
Cũng như hai tiếng "tự do" phải hiểu nghĩa trong sự tự do của mình đừng vì đó mà làm mất tự do kẻ khác. Như vậy mới thực sự là tự do....

Hiểu đạo nơi đây chẳng những do sự học hỏi từ kinh điển, Thánh Ngôn Thánh Giáo mà lại còn hiểu do nơi tham thiền nhập định phát huệ tâm linh. Đó là hiểu về nội tâm.

Phải là bực tu hành chí chơn chí chánh, lòng được trống không, diệt trừ tư tâm bản ngả, tham vọng, đương nhiên cái chơn từ từ lố dạng và ứng hiện lên để cõi lòng thơ thới, hoan hỉ tiếp nhận là một môn học quí vô giá.

Có hiểu đạo mới biết được vị trí của con người đứng chỗ nào trong tam tài và trong vạn linh, và hiểu mình phải làm và bắt buộc, tự nguyện phải làm những gì để gọi là tùng Thiên Lý, phụng sự Thiên Cơ.

- Năm là TU THÂN - LẬP HẠNH:

Nếu hiểu đạo mà không tu thân, là người trốn trách nhiệm. Cũng như một đứa bé vừa tập nói chuyện, bảo chúng đọc một trang thơ lục bát. Chúng vẫn đọc lưu loát, nhưng không hiểu nghĩa thế nào.

Tu thân nơi đây là bước đầu cho sự thanh lọc, dọn mình lập hạnh, khắc kỷ tùng đạo. Có tu thân, con người mới mong tránh sự lỗi lầm do những việc thường nhựt chung đụng với đời sống chung quanh. Có tu thân, con người mới mong hoàn thiện để trở nên hạt giống tốt cho thế hệ hiện tại, cũng như thế hệ ở tương lai. Khi tu thân được hoàn thiện rồi bước ra đường đời không gây điều tổn đức thất nhân tâm, tổn nhân ích kỷ.

Các Đấng Thiêng Liêng khác cũng dạy:

▪ “Chỉ có tu thân thoát ngục tù,
Ngục tù thế sự quá âm u;
Tham sân si dục bền vây chặt,
Gươm huệ không mài nhốt vạn thu
.”
(Đức Lê Đại Tiên)

▪ "Về giá trị con người trong hàng tín hữu chức việc hoặc chức sắc, muốn có được phẩm vị cao quí để thể hiện đức độ của người tu, điều cần yếu là phải lập hạnh, vì có hạnh đương nhiên có phẩm, gọi tắt là PHẨM HẠNH.

Bốn tiếng CÔNG ĐỨC PHẨM HẠNH luôn luôn phải được gắng bó nhau để con người tu thân hành đạo có được tác phong đứng đắn, dễ gây thiện cảm kính nể mến yêu với những người chung quanh mình……

Trong lãnh vực tu thân lập hạnh hành đạo, Thiêng liêng thường dạy môn đồ phải gia công hành đạo, vì nhờ có công mới có đức, gọi tắt là CÔNG ĐỨC
"

Chúng ta sang giai đoạn thứ sáu

- Sáu là HÀNH ĐẠO:

Hành đạo là bước đầu xây dựng nền tảng âm chất vững chắc cho tòa lâu đài thánh thiện. Nhờ hành đạo mà các hàng Thần Thánh Tiên Phật càng ngày càng được phẩm vị cao siêu.

Tu thân và hành đạo phải gắn liền nhau như gấm thêu hoa. Tu thân và hành đạo cần phải được hỗ tương nhau để tiến hóa. Nếu hành đạo mà không tu thân là thiếu căn bản lương thiện. Nếu tu thân mà thiếu hành đạo thì sự tiến hóa bị chậm trễ không biết ngần nào.

Cùng loài sâu từ con bướm đẻ trứng, trứng nở thành sâu, nếu con sâu ấy có biết chăm sóc nuôi dưỡng sẽ trở thành tằm kéo tơ phục vụ loài người, công quả đáng kể. Cũng loài sâu, nếu không người, không sự chăm sóc nuôi dưỡng thì sâu cũng là sâu không ngày thành bướm.

Việc Hành đạo lập công bồi đức cũng được các Đấng Thiêng Liêng dạy:

▪ "Sự hành đạo lập công bồi đức là tự cải tiến cho mình trở nên hàng thánh thiện.

Ví như người trèo cây hoặc leo núi, đi lên thì thấy bao nỗi khó khăn, nhưng đã trỗi được từng bước một là đã được gần tới điểm cao, nếu quày trở xuống thì rất dễ dàng có nhiều sự giúp sức cho trở xuống.

Thế nên Thánh xưa có nói vài câu đơn giản... "Quân tử ưu đạo bất ưu thực" hoặc "Quân tử ưu đạo bất ưu nhàn" hay "Chí quân tử thực vô cầu bảo, cư bất cầu an". Bởi vì tất cả nhu cầu tạm bợ đã có tạm đủ, không phải bận tâm cho lắm, để có thì giờ thực hành đạo sự là vậy đó
."

▪ “Vẫn biết rằng các em có thể ở tại nhà giữ đạo, ăn chay tứ thời tụng niệm, lúc nào siêng thì đi chùa thất, lúc nào không siêng thì nằm nhà, lâu lâu gởi giúp ít nhiều tiền bạc để cho danh mình còn dính líu cũng được, không ai có quyền ép buộc. Như vậy cũng khá hơn những chị em khác không làm được vậy, hoặc những chị em khác nữa lại còn bê bối hơn.

Lời tục thường ví: "Một đám người mù, kẻ chột làm vua". Chị muốn hỏi, các em muốn làm vua chột chăng? Hay là làm một người có đủ nhãn quan hành đạo tế thế an bang nhưng trong phạm vi vô danh, chẳng chức tước, không vị ngôi?

Các em ơi! Một khúc gỗ to, từ dốc cao lăn xuống gây cho nhiều người chết chóc tàn tật cũng là khúc gỗ. Khúc gỗ khác vùi lấp dưới bùn sình, theo tuổi thời gian rất hiền lành không gây hại ai hết. Nhưng cũng có một hoặc những khúc gỗ khác được đem ra cưa bào đục chạm sơn son phết vàng tạc nên hình bạch mã thờ ở đình Thần hoặc tượng hình hạc qui để nơi các Thánh Đường hay tạc hình ông tà ông tướng để thờ các nơi miểu môn am tự hằng ngày có nhơn sanh sùng bái chiêm ngưỡng làm Thần Thánh. Các em muốn mình sẽ là những khúc gỗ nào hở các em?

… Sự lễ bái, tụng kinh, ăn chay, niệm Phật là phương tiện để cho thân được an tâm được định, tánh được thuần, nghiệp quả sớm tiêu mòn để không còn nhiều chướng ngại vật khảo đảo thân tâm các em.

Vì vậy mà chị khuyên các em, ngoài những lãnh vực thường thức hằng ngày ấy, phải thêm công khó giúp đời mới tạo được vốn liếng âm chất ở phần vô vi thiêng liêng vĩnh cửu
."

Kết hợp cả hai giai đoạn Tu Thân Lập Hạnh và Bồi Công Lập Đức, chúng ta hãy đọc tiếp đoạn Thánh giáo sau của Đức Liên Hoa Thánh Mẫu:

"Thiêng Liêng thường dạy các môn đồ tu thân lập hạnh bồi công lập đức, nhưng người hiểu được chấp hành được, kể ra cũng hiếm có.

Do đó, trong hàng chức việc chức sắc Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói riêng và trong lãnh vực các tôn giáo khác nói chung, thường vấp phải và tự thán rằng tôi đã nhiều tuổi đạo, đã tốn phí lắm của nhiều công, đã hy sinh những thụ hưởng xa hoa phù phiếm để phục vụ đạo lý nhưng sao thường khi lại bị đồng đạo khinh thường gièm pha chỉ trích, đừng nói chi đến kính nể mến yêu.

Đó là tại chưa hiểu và chấp hành được tác phong đạo đức và công đức phẩm hạnh
."

- Bảy là THÁNH THIỆN, THÁNH TÂM hay GIẢI THOÁT:
Xuyên qua một đoạn đường dài từ ngày nhập môn, giữ đạo, học đạo, hiểu đạo, tu thân cho đến hành đạo là khoảng thời gian chuẩn bị, để kiện toàn cho ngày phát Thánh Tâm, hiện Thánh Ý hành Thánh Sự để đến giải thoát.

Giải thoát nói đây không phải lìa bỏ nhục thể hay trốn lánh nợ đời. Giải thoát nói đây có nghĩa là hàng Thánh thiện bực siêu nhân tuy ở tại cõi phàm gian ô trọc, mà lòng chẳng nhiễm bụi trần ô trọc, luôn luôn đem những kiến thức cao siêu giúp đời độ thế trên đường thánh thiện.

Đó là giai đoạn đắc quả tại trần.

Trải qua sáu giai đoạn đầu, người đạo hữu đã trải qua biết bao nhiêu sự giũa rèn trui đúc từ nhục thể đến tư tưởng, từ ngoại thể đến nội tâm. Có như vậy mới trở nên hàng thượng đẳng chúng sanh.

Đừng bao giờ tưởng rằng mình nhập đạo lâu năm, đếm tuổi đạo làm nhiều để đo số lượng công quả. Đó là sai lầm! Nếu không học đạo, hiểu đạo, tu thân hành đạo, dầu có sống ngàn tuổi giữ ngàn năm thì phàm tục vẫn phàm tục. Đó là chưa kể đến những điều tội lỗi đã gây ra trong một thời gian dài đăng đẳng do tham, sân, si, dục.

Và cũng đừng hiểu lầm câu "tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời", rồi giải đãi không lo tu huệ, tự bào chữa rằng: cứ lo tu phước để nhiều kiếp luân hồi trở lại hưởng cảnh phú quý vinh hoa cho thỏa mãn, rồi một kiếp nào đó tu cũng thành có muộn gì đâu.

THI
Ráng lo tu tỉnh tập từng ngày,
Đừng để buông lung, phải trễ chầy;
Một kiếp tu hành muôn kiếp hưởng,
Phải lo công quả, hạnh cho dày
.

(Đức Quan Âm, Minh Lý Thánh hội,
01.9 Kỷ Dậu, 11.10.1969)
 

dong tam

New member
MÔN TU CĂN BẢN CỦA ĐẠI ĐẠO CAO ĐÀI

Học Đạo để biết phương pháp tu hành của tôn giáo mình đang theo là điều hết sức cần thiết. Tầm quan trọng của việc học đạo càng được nâng cao hơn nữa trong Kỳ Ba Phổ độ này là học để có sự hiểu biết áp dụng cho bản thân đồng thời để góp phần vào nhiệm vụ chung của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Ở góc độ tu thân của mỗi tín hữu, định hướng tổng quát của pháp môn Cao Đài đã được Đức Chí Tôn dạy:

Hôm nay, một lần nữa lẽ đáng THẦY nói cho các con rõ khoa tu: Tâm Pháp Bí Truyền "với con đường tu tánh luyện mạng" "Tu đơn" là thế nào? Nhưng THẦY cần nói với các con về Tân pháp hơn

Ngày nay, buổi hạ nguơn mạt kiếp, cơ tiêu diệt hầu kề, cộng nghiệp của chúng sanh cũng đến ngày tổng kết, năm châu thế giới nào chiến tranh khói lửa, nào ân ái, oán thù, diễn bao thảm trạng, chém giết sát hại lẫn nhau, kết thành một luồng tư tưởng ác tập, khắp ba cõi Ta Bà cũng đầy nghẹt các đẳng linh hồn, cũng đương tranh nhau lập công để chờ ngày phán đoán, vì vậy pháp "tịnh tu bí truyền" không mấy ai đạt được, nên THẦY quyết mở rộng thiên môn, vận chuyển chư Phật, Tiên, Thánh, Thần và chính mình THẦY đến tận thế gian mở cơ đại xá, ban hành Tân pháp, mở rộng đường tu, kịp thời độ tận tàn linh, lấy đức tin làm mối thông công, lấy công quả hạnh đức làm nấc thang tiến bước, trong hàng tín giáo giữ được hai điều đó là gần THẦY. Vậy các con thấu chăng? (...)

Tuy nhiên, để cơ Tận Độ được vẹn toàn, công cuộc giải phóng con người thêm thiện mỹ, Tân pháp có ghi nhận khoản Tịnh Đường Mật Thất dành để sau nầy cho những con công đức viên toàn, có duyên phần vào cửa ấy và để giải quyết đời sống cho người lúc già có nơi an nghĩ
.”
 

dong tam

New member
Ở góc độ tu thân của mỗi tín hữu, định hướng tổng quát của pháp môn Cao Đài đã được Đức Đông Phương nhắc nhở:

1. Nam Thành Thánh thất, 09 tháng 5 nhuần Tân Hợi (01.07.1971)

Đông Phương Chưởng Quản, (...)

Hiền đệ Chí Thuần đến đây nghe Bần Đạo hỏi.

Hiền đệ! trong môn tu của Đại Đạo Cao Đài, căn bản là môn gì?

(Đạo Huynh Chí Thuần bạch: phổ độtu tánh luyện mạng…)

Đúng đấy. Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn khai Đạo với hai môn tu căn bản đó, nhưng thiết yếu hơn là hai đường hướng này đi song song với nhau
.”
 

dong tam

New member
Thầy lại dạy thêm:

Hỡi các con! Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hiện thời, dầu dưới hình thức chi phái địa phương nào cũng vậy, ví như đám cây rừng. Trên tấm thảm xanh có muôn ngàn thảo mộc hoa quả. Có cây thì tàng cao bóng mát, sum suê, rườm rà, cao vút. Có cây thì lưng lửng, cỗi cằn. Có cây thì là đà vừa cao hơn mặt đất. Có cây ăn trái được. Có cây dùng làm dược thảo. Có cây dùng vào việc xây cất. Cũng có những cây cỏ dại, nhưng trong đại toàn thể của khu rừng, từ xa nhìn vào là một cảnh thiên nhiên xinh đẹp. Nếu trong khi đó có những tay thợ rừng ruồng bỏ những cây con, cây thấp cùng cỏ dại, chỉ còn lại những cây to bóng mát, thì không thể gọi là rừng được.

Nói một cách khác: Đạo Thầy là thang thuốc trị bịnh trầm kha cho nhân loại. Trong thang thuốc có vị đắng, vị cay, vị chua, vị ngọt. Tuy tánh dược không giống nhau, nhưng đại toàn thể thang thuốc đó có sự hợp đồng của mỗi bản năng dược tánh, trị được chứng bịnh cho người cũng như loài vật. Trong lúc đó, nếu dầu một lương y đại tài, rứt ra một vị nào cho rằng hay, cũng vô dụng cho bịnh nhơn.

Xuyên qua hai thí dụ trên, các con thử xem xét lại hiện tình Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà dung hòa canh tân đường lối hành đạo. Ngày xưa, Thầy đã giao bí pháp chơn truyền và trách nhiệm cho Chiêu để dìu dẫn các con nào có hoàn cảnh, có phương tiện, có thì giờ, có cơ duyên, thì sớm lo tu luyện để chờ ngày công đầy quả đủ trở về hiệp nhứt cùng Thầy. Trong khi đó, ngoài Chiêu ra, còn có những con khác cũng lãnh sứ mạng trực tiếp của Thầy, đem phương pháp ngoại giáo công truyền để tỉnh ngộ và dìu dẫn các con khác còn nặng nghiệp duyên hồng trần đeo đẳng. Sứ mạng của các con trong lớp sau này là khai sơn phá thạch, dọn rừng, cày đất, lượm cỏ trên mảnh ruộng, để cho các con có trách nhiệm về nội giáo tâm truyền đem hột giống quý đến mảnh đất cày sẵn đó mà gieo giống.

Dầu nội giáo, dầu ngoại giáo, mỗi người mỗi việc, trách vụ và công đức như nhau. Nếu một trong hai mà thiếu thì danh từ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tam Giáo quy nguyên Ngũ Chi hiệp nhứt không còn ý nghĩa gì nữa
.”
[Cao Đài Hội Thánh – Phú Quốc, 15 rạng 16.3 Đinh Mùi (24.4.1967)]
 

dong tam

New member
Thầy dạy tại Trung Tông Thánh Tịnh là nơi truyền Bảo Pháp Luyện Châu thuộc Hội Thánh Truyền Giáo, vào giờ Tý ngày 13 tháng 3 năm Đại Đạo 46 (1972):

Thầy đã nói: Đạo Thầy là các con, các con là Thầy thì các con cũng làm được Thượng Đế,… ...

Lần Ba này, Thầy trao cho Chiêu Chánh Pháp Nhãn Tạng này chẳng những như xưa mà phổ cập mười phương. Dù kẻ tu nội tĩnh cầu tâm hay ngoại giới cầu pháp cũng được siêu độ. Nên con nào tu pháp môn nào mà có thờ Thiên Nhãn thì được kết quả. Vì sao?

Vì pháp môn chỉ tụ khí dưỡng tinh mà không có thần thì làm sao mà hoàn nguyên đăng thượng. Cũng như gà ăn no thì đẻ trứng, song không có trống khó nở con, cây cỏ cũng thế. Cô âm bất sanh, cô dương bất thành.

Mà Chánh Pháp Nhãn Tạng là sao? Tạng là kho chứa. Nhãn là con mắt, là xu cơ của Tâm. Nếu luyện Thần Nhãn mà luyện song quan thì làm sao âm dương trở về cội gốc là Thái Cực nên phải mở mắt giữa mới thấy được Huyền quan
.”

Tóm lại, hai môn tu căn bản của Cao Đài là Phổ Độ (Ngoại giáo Công truyền) và Tu Tánh Luyện Mạng (Nội giáo Tâm truyền).
. Với hàng Sơ cơ, để vững vàng tiến bước, trước tiên phải thực hành Phổ Độ sau đó tiến lên Tâm pháp vô vi.
. Nhưng với những tín hữu đã lên bậc Trung cấp, cần thực hành song song pháp Phổ Độ và Tu Luyện.
. Còn với những vị đã vào hàng Thượng thừa, lấy kết quả
 

dong tam

New member
THUYẾT TIẾN HÓA và THOÁI HÓA theo Cao Đài.

Một trong những luận điểm khác biệt của Cao Đài giáo với các tôn giáo khác đã hiện diện trên thế gian - địa cầu này là quan niệm về thuyết “tiến hóa”.

Do cơ sở lý luận của Cao Đài: “Đạo là âm dương hòa hiệp” vì vậy lý thuyết tiến hóa Cao Đài luôn gồm cả hai hình thức: tiến hóa về mặt tâm linh và tiến hóa về mặt sinh học. Cả hai luôn song hành cùng nhau.

Thuyết tiến hóa Cao Đài không mâu thuẩn với khoa học hiện đại về sinh vật học. Trái lại, có thể nói rằng từ trong Thánh giáo, sớm đã có những ý tưởng khoa học (về sự hình thành vũ trụ; sự hình thành bào thai; v.v…) được đưa ra trước các phát minh nổi tiếng vào giữa thế kỷ 20.

Trong khi hiện nay các nhà khoa học vẫn đang cố gắng đi tìm dấu vết hiện diện của sự sống trên các hành tinh trong Thái dương hệ thì Thánh giáo Cao Đài ngay từ khi mới thành lập đã sớm khẳng định có “Thất thập nhị địa” trong vũ trụ và địa cầu của chúng ta là địa cầu thứ 68.

Và tất nhiên, quan niệm về sự tiến hóa tâm linh của Cao Đài giáo có những luận điểm hoàn toàn mới so với các cựu giáo. Tiến hóa tâm linh sau khi qua các địa cầu sẽ tiếp tục trải qua Ba ngàn thế giới và Ba sáu cõi trời nhưng trong thời Tam kỳ Đại ân xá này con người có khả năng chỉ cần một kiếp tu là có thể vượt lên trọn vẹn các cõi.

Tuy nhiên, vì nhân loại đang ở vào thời Hạ nguơn mạt kiếp, văn minh vật chất quyến rủ làm cho đạo đức bị suy đồi, cho nên sự thoái hóa luôn chực chờ mỗi người! Thoái hóa nơi thế gian bị rơi trở xuống hình thái phát triển thấp hơn mà cũng có thể bị thoái hóa vào những địa cầu thấp kém âm u nhưng tệ nhất là rơi xuống cõi trung giới A Tỳ.

Nhưng cũng có một khía cạnh đặc điểm của thời đại ân xá, với những chơn linh đã giác ngộ biết bồi công lập đức “tương công chiết tội” khá đủ đầy, được cho nhồi quả thoái hóa trong một khoảng thời gian tại thế gian hay cõi A Tỳ. Khi trả xong rồi nợ tiền khiên oan trái, sau đó sẽ được hạnh hưởng tiến hóa vào cõi thiêng liêng hằng sống.

Trong tập sách mỏng này, bên cạnh phần giáo lý về thuyết tiến hóa và thoái hóa, chúng tôi cũng kèm theo một số trích dẫn Thánh giáo về những mẫu chuyện liên quan trong thời Tam kỳ để làm minh chứng.

Đích nhắm quan trọng nhứt của chủ đề tiến hóa này là chỉ dẩn đường hướng cần phải đi, cần phải thực hành để có thể tiến hóa nhanh kẻo bỏ lỡ cơ hội Kỳ Ba Đại ân Xá:

Trong luật tiến hóa của nhơn vật, từ loài khoáng sản đến loài người, trải qua biết bao nhiêu triệu triệu lần thay hình đổi xác nhưng vẫn có biết bao nhiêu nhân vật bền chí kiên tâm để nên bậc siêu nhân quán chúng và tạo Tiên tác Phật.
Đem so lại cái khó đó với cái khó hiện hữu của chư hiền đệ hiền muội cái khó sau như hạt cát trong bải sa mạc.

May mà gặp thời ân xá, Đại Đạo Kỳ Ba, một kiếp được hoàn thành sứ mạng sẽ đắc quả thành công ví bằng muôn triệu kiếp
.”
 

dong tam

New member
THUYẾT TIẾN HÓA

NỘI DUNG

I. SỰ TIẾN HÓA SINH VẬT THEO KHOA HỌC
1. Nguồn gốc của Quả Đất
2. Nguồn gốc sự sống trên quả đất
2.1. Giả thiết
2.2. Thuyết Tiến Hóa

II. THUYẾT TIẾN HÓA “TÂM VẬT” theo Cao Đài giáo
1. ĐẠI LINH QUANG phóng phát các Tiểu Linh Quang
2. LUẬT TIẾN HÓA
2.1. Cõi hồng trần: (Hạ giới)
a. Trước tiên khi nói về hình thể của các sinh vật
b. Trong các sinh vật cũng có phần tâm linh
c. Tiền căn của kiếp Người
2.2. Cõi Trung giới
2.3. Cõi Thượng giới
3. BÁT HỒN vận chuyển

III. KẾT LUẬN
 

dong tam

New member
Cao Đài là Đại Đạo, mà Đạo là âm dương lưỡng hiệp.
Vì thế cho nên Thuyết Tiến Hóa Cao Đài bao hàm đủ cả hai mặt thể chất và tâm linh, tương ứng với khoa học văn minh vật chất và văn minh Đạo học tâm linh.

I. SỰ TIẾN HÓA SINH VẬT THEO KHOA HỌC:

1. Nguồn gốc của Quả Đất

- Về sự hình thành vũ trụ - càn khôn vạn vật. Năm 1936, Đức Chí Tôn có giải thích:

Sao kêu là Vũ Trụ, các con biết chăng?

…… Trước kia chưa định ngôi Thái Cực thì trong khoảng… Không gian ấy tức là Vô Cực. Trong Vô Cực ấy lại có một cái nguyên lý thiên nhiên tuyệt diệu tuyệt huyền, rồi lại có thêm một cái nguyên khí tự nhiên nữa. Lý với Khí ấy tức là Âm với Dương trong buổi Hồng Nguyên thời đại. Lý Khí ấy lại lần lần ngưng kết với nhau mà đông tụ lâu đời nhiều kiếp mới thành ra một khối linh quang rất đủ đầy các sự tốt đẹp.

Chừng đúng ngày giờ, khối ấy mới nổ tung ra một tiếng vang lừng dữ dội phi thường, làm cho rúng động cả không gian: bèn có một điểm linh quang từ trong tiếng nổ ấy lăn ra mà lăn lộn quây quần giữa chốn không trung, bắn tủa hào quang rất chiếu diệu rạng ngời, trùng trùng điệp điệp, rực rỡ chói lòa khắp cả mọi nơi … …

Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái Cực trọn lành,… thống chưởng cả Càn Khôn Vũ Trụ là lấy cơ thể âm dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh để gom tụ cái khí Hư vô đặng hóa sanh muôn loài vạn vật
.”

1968 Steven Hawking, George Ellis, and Roger Penrose mới bắt đầu công bố lý thuyết “Big Bang của mình về sự hình thành của vũ trụ cách nay khoảng hơn 13,7 tỷ năm.

- Địa cầu của chúng ta đang sống là một trong 9 đại hành tinh của Thái Dương hệ - hệ mặt trời. Tất cả đều xoay quanh mặt trời hầu như trên cùng một mặt phẳng. Ngoài ra còn có khoảng 2000 tiểu hành tinh khác nữa như sao chổi, thiên thạch,v.v...

Gần mặt trời nhất là 4 hành tinh vòng trong, được gọi là “hành tinh đá” do cấu tạo địa chất của chúng phần lớn là thể rắng kim loại và đá gồm Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh. Kế đến là bốn hành tinh vòng ngoài với 2 “hành tinh khí” gồm Mộc tinh, Thổ tinh, và 2 “hành tinh băng đá” Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. Và ngoài cùng với nhiều hành tinh nhỏ cùng Diêm Vương tinh.

- Về nguồn gốc, trái đất này đã được hình thành từ 4,55 năm về trước sau khi được văng ra từ một vụ nổ của mặt trời.

Sau hàng triệu năm xoay vần rồi nguội dần, bề mặt quả đất co lại. Những chỗ nhô cao tạo thành núi, còn những nơi trủng xuống được tạo thành biển cả sau khi hơi nước trong vũ trụ tụ lại và tạo ra những trận mưa, nước được tích trử ở những nơi thấp và sâu ấy.

Ban đầu, nước biển của thuở hồng hoang ấy còn ấm chứa đựng các chất muối khoáng vô cơ được tan ra từ trong đất đá – kim thạch. Có thể cùng với tác động va chạm của các thiên thạch đã tạo nên các vụ nổ áp suất cao với nhiệt độ và các lực co giãn của bản thân quả đất trong quá trình nguội dần, một số chất vô cơ đột nhiên biến đỗi thành chất hữu cơ chứa các nguyên tố (C,H,O,N). Vào khoảng 4 tỷ năm trước, sự sống đơn sơ bổng xuất hiện trên địa cầu.

nmq69drir24b4o30e.jpg
 

dong tam

New member
2. Nguồn gốc sự sống trên quả đất

Thế kỷ 20, sau những quá trình nghiên cứu về sự hình thành của vũ trụ, của hệ mặt trời và quả địa cầu của các ngành khoa học về vật lý thiên văn, địa lý, v.v…; và sau những nghiên cứu về nguồn gốc sự sống nhưng vẫn chưa có lời giải đáp nên một số nhà khoa học đưa ra.

2.1. Giả thiết:
. Thuở tạo thiên lập địa: sinh vật đầu tiên rất đơn sơ bắt đầu có sự sống được tạm đặt tên là COACERVAT.
. Sự tiến hóa từ sinh vật Hạ Đẳng đến sinh vật Thượng Đẳng.

2.2. Thuyết Tiến Hóa:

Đầu thế kỷ 20 (1924-1929) các nhà sinh hóa của Nga và Anh đề xuất phương cách tạo ra trong phòng thí nghiệm chất tổng hợp hữu cơ - tiền sinh hóa học của sự sống ban đầu. Các nhà khoa học gọi tên đó là Coacervat.

Coacervat tuy không tương ứng được như tế bào sống ban sơ nhưng là dạng thể cấu tạo thành những nguyên liệu là kết quả trao đổi chất của tế bào như hiện nay đã biết.

Quan niệm về sự sống, sự tiến hóa của các sinh vật trên địa cầu này được giới khoa học tóm lược theo sơ đồ sau:

THỰC VẬT: Nguyên Sinh Thực Vật đơn bào ---> đa bào
/ (nấm men) (cây)
COACERVAT ---> Virus
\
ĐỘNG VẬT: Nguyên Sinh Động Vật ---> Côn trùng - bò sát - loài hữu nhũ - loài Linh Trưởng - NGƯỜI
(td: Amib)
 

dong tam

New member
II. THUYẾT TIẾN HÓA “TÂM VẬT” theo Cao Đài giáo:

1. ĐẠI LINH QUANG phóng phát các Tiểu Linh Quang,

Thái Cực bao gồm âm dương, vì thế trong mỗi Tiểu linh quang, chúng sanh trong vạn vật đều được thọ hưởng bản thể của Đại Linh quang nên cũng có đủ đầy âm dương nguyên thủy.

Đó là Nguyên Thần của Huyền Thiên Thượng Đế (nghi Dương) và Chơn Thần của Diêu Trì Kim Mẫu (nghi Âm).

2. LUẬT TIẾN HÓA:

Chúng sanh trong vũ trụ vạn vật tiến hóa qua 3 cõi: Hạ giới, Trung giới và Thượng giới.

Theo giáo lý Cao Đài, chúng sanh sẽ tiến hóa qua 72 địa cầu, ba ngàn thế giới và ba mươi sáu tầng trời. Địa cầu chúng ta đang sống đứng ở vị trí thứ 68 là một thành phần của Hạ giới.

Cuối năm 2013, lần đầu tiên khoa học thiên văn phát hiện ra một hành tinh ở ngoài Thái dương hệ đặt tên là Kepler 78b tương tự như trái đất nhưng bề mặt nóng đến 2000C.

2.1. Cõi hồng trần: (Hạ giới)

Nơi địa cầu này, chúng sanh gồm 4 hạng: Khoáng Sản - Thảo mộc - Cầm thú - NHÂN LOẠI. Đức Chí Tôn có dạy:

▪ “Từ loài vô tri vô giác như kim khí sanh đến loại thảo mộc, qua đến côn trùng, rồi tới phi cầm, tẩu thú, các con mới bước sang loài người, linh cơ vạn vật.”

a. Trước tiên khi nói về hình thể của các sinh vật,

Thầy dạy trong Đại Thừa Chơn Giáo bài Nhơn Vật Tiến Hóa

Luật tiến hóa của thảo mộc, thú cầm, nhơn loại, nó từ từ tăng tiến mãi nhưng cũng có thoái hóa vậy.

Các con nghe: như loài thảo mộc cũng có thọ nơi Thầy một điểm nguyên hồn. Nó cũng sống nhưng trí hóa khờ ngây.

Các con coi đó, từ thảo mộc bắt đầu lên cho chí loài người có ba cái phép:

1- Như thảo mộc thì các gốc trở xuống, ngọn day lên (gốc là đầu ngọn là chơn);
2- Rồi nó tấn hóa đến bực thú cầm thì cái đầu với cái đuôi ngang nhau;
3- Thú cầm qua nhơn loại thì cái đầu trở lên, cái chơn xuống dưới
.”

Như vậy, về hình tướng, sự tiến hóa của các sinh vật trên địa cầu này được thể hiện qua cửa tiếp nhận nguồn dinh dưỡng của hệ thống tiêu hóa và thần kinh trung ương bao gồm đầu và trục xương sống.

Với cầm thú và loài người, bộ não và xương sống chứa đựng thần kinh trung ương gồm 2 hệ: thần kinh sinh dưỡng và thần kinh vận động. Sự khác biệt giữa người và vật là hoạt động của thần kinh cao cấp: suy tư và sáng tạo.
 

dong tam

New member
2.1. Cõi hồng trần: (Hạ giới)

Nơi địa cầu này, chúng sanh gồm 4 hạng: Khoáng Sản - Thảo mộc - Cầm thú - NHÂN LOẠI. Đức Chí Tôn có dạy:

▪ “Từ loài vô tri vô giác như kim khí sanh đến loại thảo mộc, qua đến côn trùng, rồi tới phi cầm, tẩu thú, các con mới bước sang loài người, linh cơ vạn vật.”

a. Trước tiên khi nói về hình thể của các sinh vật,

Thầy dạy trong Đại Thừa Chơn Giáo bài Nhơn Vật Tiến Hóa

“Luật tiến hóa của thảo mộc, thú cầm, nhơn loại, nó từ từ tăng tiến mãi nhưng cũng có thoái hóa vậy.
Các con nghe: như loài thảo mộc cũng có thọ nơi Thầy một điểm nguyên hồn. Nó cũng sống nhưng trí hóa khờ ngây.

Các con coi đó, từ thảo mộc bắt đầu lên cho chí loài người có ba cái phép:
1- Như thảo mộc thì các gốc trở xuống, ngọn day lên (gốc là đầu ngọn là chơn);
2- Rồi nó tấn hóa đến bực thú cầm thì cái đầu với cái đuôi ngang nhau;
3- Thú cầm qua nhơn loại thì cái đầu trở lên, cái chơn xuống dưới.”

Như vậy, về hình tướng, sự tiến hóa của các sinh vật trên địa cầu này được thể hiện qua cửa tiếp nhận nguồn dinh dưỡng của hệ thống tiêu hóa và thần kinh trung ương bao gồm đầu và trục xương sống.

Với cầm thú và loài người, bộ não và xương sống chứa đựng thần kinh trung ương gồm 2 hệ: thần kinh sinh dưỡng và thần kinh vận động. Sự khác biệt giữa người và vật là hoạt động của thần kinh cao cấp: suy tư và sáng tạo.

b. Trong các sinh vật cũng có phần tâm linh.

Giáo lý Cao Đài cũng chỉ ra, song song với thể xác:

Thảo mộc: có một phần hồn = Sinh hồn.
Cầm thú : có hai phần hồn = Sinh hồn + Giác hồn.
Nhân loại: ba phần hồn = Sinh hồn + Giác hồn + Linh hồn.

Đây là quan niệm về các cấp độ hồn của sinh vật, một quan điểm hoàn toàn mới so với trước kia.

Thầy dạy tiếp:

▪ “Vậy từ thảo mộc có một phần hồn. Thảo mộc tấn hóa mãi, muôn vàn kiếp mới bước sang qua thú cầm.

Thì từ thú cầm đã đặng hai phần hồn. Thú cầm mới dần dần tấn hóa mãi, trăm ngàn muôn kiếp, lên đặng làm người thiệt trăm đắng ngàn cay, muôn thảm vạn sầu, biết bao nhiêu là công phu khổ hạnh, xá thân giúp đời một khó khăn, cực nhọc; nhưng cũng vui lòng, mãn kiếp nọ sang kiếp kia cứ lập công quả mãi. Vàn vàn muôn muôn lần đầu thai mới qua đặng phẩm bực loài người. Khi tấn hóa đến loài người đã đủ trọn tam hồn thất phách
.”

Đức Lý Giáo Tông cũng có dạy:

▪ “Những tiểu linh quang ấy đã ngấm ngầm ẩn tàng từ loài khoáng sản đến thảo mộc côn trùng nhân loại rồi tiến đến hàng Thần Thánh Tiên Phật.

Sự tiến hóa mau chậm tùy theo trạng thái của mỗi thể từ loài chỉ có một sanh hồn đến loài có cả giác hồn và chí đến loài có đủ cả tam hồn là sanh, giác và linh hồn
.” [Tây Thành Thánh Thất, 13 rạng 14.3 Canh Tuất (18.4.1970)]

▪ “Từ một kiếp luân hồi nhân quả,
Từ loại nào, sắt đá hình hài;
Rồi lâu năm tháng dạn dày,
Nên còn chuyển kiếp là rày chi chi?
Loài thảo mộc còn gì hơn nữa,
Nhưng chưa bằng sắp sửa đổi thay;
Chuyển qua cho mấy ngàn ngày,
Rồi ban muôn dạng năm dài luân thông.
Kiếp thú cầm ở trong nhân quả,
Đã nặng nề rồi đã thành hình;
Luân hồi đạo nghiệp rộng thinh,
Cho đời biết rõ kiếp mình là chi?
Kiếp thú cầm nhiều khi tu niệm,
Cũng tiến lên hiển hiện kiếp người;
Kiếp người nhiều bực tốt tươi,
Phân ra ba loại kiếp người ra sao?
Kiếp hóa nhân khi nào mới chuyển,
Nên tánh còn thú hiện nên thơ,
Nên còn lời lẽ vật vờ,
Rồi nhiều tai ách, mộng mờ thương đau.
Kiếp nguyên nhân là bao nhiêu kiếp,
Rõ máy huyền nối tiếp đường tu;
Kiếp này dầu dãi công phu,
Nguyên nhân trọn vẹn thì tu thêm phần.
Thêm một kiếp xoay vần hóa tạo,
Là Chơn Nhơn đạo giáo sẵn đề;
Mới tường đường lối trở về;
Mới tường bến giác hồi quê Tiên Đài.
Kiếp chơn nhơn không rày sa đọa,
Bởi thông tường vấp ngã thế nào;
Nhưng lòng còn ẩn phong trào,
Tu Di Sơn phải thế nào nương thân
.” [Đức Lý Giáo Tông, 01.01 Quí Sửu (03.2.1973)]
 

dong tam

New member
c. Tiền căn của kiếp Người

Đoạn thi bài trên, chúng ta thấy xuất hiện một khái niệm mới của giáo lý Cao Đài về con người với 3 phẩm bậc tiến hóa là: “hóa nhân, nguyên nhân và chân nhân”.

Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy đã có giải thích thêm:

Hễ có ân ái ắt phải sanh sản ra con cháu (con cháu ấy thuộc về hóa nhân cũng như hạng cầm thú mới chuyển kiếp đặng làm người vậy)… …
Nguyên nhân là nguyên khí chất tiên thiên giáng sanh làm người. Hóa nhân là từ bực côn trùng thảo mộc tiến hóa lên cho đến loài người
.”

c.1. Chơn Nhơn:

Là những bậc Thần Thánh Tiên Phật từ Đạo sanh ra vào thuở hình thành Càn Khôn vũ trụ.

Thí dụ như Đức Khổng Tử. Có câu kinh: “Cửu thập ngũ hồi, Chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố”. Chín mươi lăm lần vào đời lập công trong lãnh vực ngôn ngữ phát minh chữ viết.

Nơi Bạch Ngọc Kinh hơn sáu chục năm trước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thấy đại nộ Thầy, nên ra tình nguyện hạ thế cứu đời.

c.2. Nguyên nhân:

Trong Kinh Kim Bàn Phật Mẫu, Đức Mẹ đã cho vào thế gian này 96 ức nguyên căn. Sau 2 kỳ phổ độ trước, đã có 4 ức trở về được. Còn kẹt lại “Cửu thập nhị tào chi mê mụi”.

c.3. Hóa nhân: Ơn trên có dạy:

Sự kiện nhân loại tiến hóa từ linh trưởng được giáo lý Đại Đạo xác nhận:

▪ “Khi các thú cầm đã hóa sanh đầy đủ, thì các Sanh hồn và Giác hồn đã đến lúc huệ khai; vì đó, Chí Tôn rưới Linh Quang, ban cho một thể thứ ba là Chơn Linh. Giống hầu là giống đã được tấn hóa hơn, nên vì cớ, la hầu đã được Chơn Linh điểm trí mà tạo nên thủy tổ loài người.” [Đức Cao Thượng Phẩm; Bộ Pháp Chánh Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh, đêm 22-01 Nhâm Thìn (17-02-1952); Luật Tam Thể.]

▪ “... có thể nhìn một số người nào đó rồi suy đoán rằng họ chỉ mới chuyển kiếp từ thú ra người chưa được mấy kiếp.
Cũng như thế, có thể nhìn đức hạnh hoặc tư cách của một người hay một số người nào đó rồi có thể suy đoán họ đã làm người rất nhiều kiếp học hỏi, hoặc nhiều kiếp tu tiến
…”
[Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, 18.7 Nhâm Tý (26.8.1972)]

Song song với việc tiến hóa, con người cũng đối mặt sự thoái hóa trở lại làm kiếp “dị nhân – quái nhân” hay tệ hơn là rớt xuống làm kiếp cầm thú.

Đức Quan Thánh có dạy:

Có căn mới được kiếp con người,
Phải biết mà tu chớ dễ ngươi;
Kẻo trở lại đời trong thoái hóa,
Khó mong gặp đặng phúc ân Trời
.”

Cũng có thể tệ còn hơn nữa, con người còn có thể bị thoái hóa vào cõi âm nơi dương thế hay tụt xuống cõi trung giới và bị rớt đến kiếp ma quỷ.
 

dong tam

New member
2.2. Cõi Trung giới:

- Khi lìa bỏ xác phàm, linh hồn phải vào cõi trung giới một khoảng thời gian ngắn hay dài tùy theo công đức đã tạo để chờ biết kết quả sẽ chuyển luân đi đầu thai.

Những vong đã vướng nhiều tội lỗi sẽ rớt vào A Tỳ.

- Còn nếu ai mắc lỗi quá lớn làm mất hết phần chơn dương, sẽ bị thoái hóa vào kiếp ma quỷ.

Đức Chí Tôn có giải thích trong Đại Thừa Chơn Giáo:

Đã không được nhập vào thế giái nào thì lũ quỉ ma ấy chỉ phải nương dựa gió mây mà chờ ngày tiêu diệt thôi.

Vã không nhập vào thế giới nào được cũng chỉ tại chúng nó đã làm cho tiêu mất hết cả các phần chơn dương của chúng nó rồi.

Chớ như các linh hồn phạm tội, tuy vậy chớ còn được chút ít chơn dương. Vì còn chơn dương nên còn nhập vô cõi Diêm phù mới chịu hình phạt được, mà hễ còn chơn dương thì lại càng mong mõi có ngày sẽ đầu thai trở lại thế gian được nữa.

Bởi vậy tuy thọ hình trả quả nơi Diêm Phù mà còn có phước hơn là làm ma làm quỉ
.”
 

dong tam

New member
2.3. Cõi Thượng giới:

Con người nếu biết và hiểu rõ phương tu; song hành phổ độ và tu luyện; đồng thời thực hành đúng phương cách với tâm thuần chơn; cũng như hành thâm đúng mức, thì có thể tiến hóa lên đến các phẩm bậc cao hơn là: Thần Thánh Tiên Phật.

Khi Khai Minh Đại Đạo, Thầy có dạy:

Vậy Thầy lại dặn các con:

nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công bình, chánh trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lại nữa thì biết chừng nào đặng hội hiệp cùng Thầy?

Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại Càn Khôn Thế Giái, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng
…” [Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Dimanche 19 Décembre 1926, 15.11 năm Bính Dần]

Tam kỳ Phổ độ, ngay cả tà quái cũng có cơ hội lập công để tiến hóa chuyển lên cõi thượng giới.

Đức Đông Phương có nói:

Tuy nhiên thời mạt pháp, tà quái lộng hành đua tranh thuật pháp cũng để tiến hóa theo luật tắc thiên nhiên, nếu đúng với Chơn Đạo thì được vào hàng Thần Thánh, bằng nghiêng ngả theo bàng môn sẽ bị tán khôi trần trong khi lập đời Thượng nguơn Thánh đức. [Đức Đông Phương, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15.01 Quý Sửu (17.02.1973)]
 

dong tam

New member
3. BÁT HỒN vận chuyển hóa thành chúng sanh.

Phật Mẫu Chơn Kinh có câu:

"Càn Khôn sản xuất hữu hình,
Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh
"

Đức Phạm Hộ Pháp giải thích:

"Có Càn Khôn là có âm dương.

Phật Mẫu biến ra hình thể của vạn linh. Còn về phần hồn, Phật Mẫu vận chuyển hóa ra bát đẳng cấp chúng sanh: kim thạch hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn
".

Như vậy Nhơn Hồn đứng ở vị trí trung tâm. Có những loại hồn tiến hóa lên thành Nhơn hồn nhưng cũng có những loại hồn nguyên căn chuyển đổi vào Nhơn hồn trở lại để tu tiến.

Ngày nay các con hữu hình nhơn loại, các con có biết cái hữu phước ấy không các con?
Cười… từ loài vô tri giác như kim khí, sanh đến loại thảo mộc qua đến côn trùng rồi tới phi cầm tẩu thú các con mới bước sang qua loài người, linh ư vạn vật. Các con thấy cái đời vô cùng mà ngao ngán cho không?
Tới cõi trần, sanh làm người. Đó là con đường tiến hóa đã được nhiều. Nhưng gẫm đến nhơn loại nơi thế nầy chịu biết bao nhiêu điều thống khổ.
Vả, rồi cứ trong cái khuôn khổ trả vay, vay trả của đời mà các con đành chịu dưới luật luân hồi mãi mãi thì cái đời các con có phải hoàn toàn thanh thú đâu?
Các con muốn tránh khỏi nẻo luân hồi, các con ráng lo tu niệm. Đó là con đường chánh đại để giúp các con về cõi u nhàn trường sanh bất tử.
Các con nên vui mừng mà hành theo Đại Đạo Thầy nghe các con
.”
[Thầy, Trước Tiết Tàng Thơ; 20.4 Quý Dậu (1933)]

Chỉ có ở kiếp người mới có thể tu tiến nhanh để vượt qua được nhiều cấp của 72 địa cầu, 3000 thế giới và 36 tầng trời. Vì sao làm được như thế?

Vì bộ máy của con người là Tiểu Thiên địa tương đồng với bộ máy âm dương của Tạo Hóa - Đại Thiên Địa; chỉ ở vị trí làm người hệ thần kinh mới phát triển đến mức có trí khôn đầy đủ để nắm được phương pháp tự mình huyền đồng cùng Tạo Hóa; sau cùng nhờ Đại ân xá nên có thể trả nghiệp mau lẹ.

Vạn vật trong vũ trụ không vật nào hơn hay kém. Trước sau đều đồng một thể là Chơn Linh lập đời, định thể, đặng các phẩm Tiên Phật có nơi học hỏi và thi dụng tài năng, hầu tô điểm thêm phẩm giá Thiêng Liêng vị. Do lẽ đó, các phẩm chưa đủ sức lo tròn địa vị, phải luân hồi chuyển kiếp mà bồi bổ thêm.
Lúc khai Thiên lập Địa thì các đẳng Chơn hồn ấy phải đi từ vật chất lên thảo mộc, thú cầm, rồi mới chuyển kiếp làm người được. Tính ra, mỗi phẩm đi từ đầu chí cuối mà không bị lầm lạc thì phải đủ chín chục ngàn kiếp (90.000) mới trở về Thiêng Liêng vị được.
Vì cớ, mà các đẳng Chơn Hồn lúc bị lầm lạc, sa đọa, phải luân hồi chuyển kiếp mãi mãi, chưa về đặng nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống
.”
[Đức Cao Thượng Phẩm; đàn cơ tại tư gia của nhân viên Bộ Pháp Chánh Hiệp Thiên Đài (Tòa Thánh Tây Ninh), đêm 16-09 Canh Dần (1950); Luật Tam Thể.]
 

dong tam

New member
III. KẾT LUẬN

▪ “Phải nhiều kiếp luân hồi tiến hóa,
Đi từ từ chỗ đọa đến thăng;
Con người là Tiểu Linh Quang,
Từ trong khoáng sản ẩn tàng cỏ cây.
Đến cầm thú ngô ngây khờ dại,
Nhiều kiếp rồi biến cải linh hồn;
Tiến lên đến bậc vi nhơn,
Có luôn thất phách tam hồn quy nguyên.
Người tu được thành Tiên tác Phật,
Khỗ công tu chẳng mất ai ơi;
Tu đi một vốn mười lời,
Nhà băng thượng giới Cha Trời dành cho
.”
[Đức Quan Thế Âm; GH Tiên Thiên Minh Đức 20.9 Đinh Mùi (23.10.1967)]

- Giáo lý Cao Đài đưa ra khái niệm về “nguyên căn – nguyên nhân” và “hóa nhân” và khẳng định mỗi tín hữu Cao Đài hiện nay đều là nguyên căn “Hữu duyên hạnh ngộ Cao Đài".

- Quan điểm “Tiến Hóa” của Cao Đài giáo bao hàm đủ cả hai mặt thể chất và tâm linh. Là Luật Tiến Hóa hiện đại, vừa không mâu thuẩn với khoa học sinh vật vừa khai phóng con đường tiến hóa tâm linh cho nhân loại vào thời Hạ Nguơn Mạt kiếp (Bát hồn vận chuyển).

Trong luật tiến hóa của nhơn vật, từ loài khoáng sản đến loài người, trải qua biết bao nhiêu triệu triệu lần thay hình đổi xác … có biết bao nhiêu nhân vật bền chí kiên tâm để nên bậc siêu nhân quán chúng và tạo Tiên tác Phật… May mà gặp thời ân xá, Đại Đạo Kỳ Ba, một kiếp được hoàn thành sứ mạng sẽ đắc quả thành công ví bằng muôn triệu kiếp.” [Đức Đông Phương CQ; Ngọc Minh Đài 15.3 Bính Ngọ (1966)]
 

luutunha

New member
Trong bài kinh cúng cửu 9 có nói:

Vùng THOẠI KHÍ BÁT HỒN vận chuyển,
Tạo hóa thiên sanh biến vô cùng.
Hội Bàn Đào, Diêu Trì Cung,
Phục sinh đào hạnh rượu hồng thưởng ban.

Theo quý huynh thì Vùng Thoại Khí nầy ở đâu mà bát hồn vận chuyển và sanh biến vô cùng ?
 

dtcl

Administrator
Xin ké theo huynh Dong Tam về cõi Thượng Giới và Trung Giới, vừa rồi có chụp được 1 ảnh Bàn Tay Tạo Hóa trình bày về các cõi, xin gửi quý huynh tỷ tham khảo (mọi thắc mắc xin hỏi ở nơi đăng ảnh, dtcl không biết gì để trả lời ạ):


159xvybwbi9yb3iq49y.jpg
 

Facebook Comment

Top